DJI 0098

Cận cảnh đóa sen trên cánh tay tiếp dẫn của đại tượng Phật A Di Đà " vì hòa bình thế giới" chùa Khai Nguyên - Sơn Tây - Hà Nội.

 21:52 26/07/2020

Với chiều cao lên tới 72m, đại tượng Phật mang thông điệp "vì hòa bình thế giới" chùa Khai Nguyên của đạo tràng chúng ta Đạo Tràng TTHH Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội)  đang hoàn thiện các phần cuối cùng trên thân của ngài, trong thời gian này một số hạng mục như bàn tọa, cánh hoa sen, đang được các nghệ nhân thi công tạo hình một cách điệu nghệ và tuyệt đỉnh thẩm mỹ, đoa sen trên bàn tay tiếp dẫn cũng đã hoàn thành mỹ mãn, trong lòng bàn tay của Đức Phật cũng đang được hoàn thiện với các đường nét hoa văn, mang hình ảnh bánh xe Pháp luân.

IMG 8381

Cận cảnh Đại Tượng A Di Đà Vì Hòa Bình Thế Giới Chùa Khai Nguyên - Tháng 05/2019

 05:43 23/05/2019

Với chiều cao lên tới 70m, đại tượng Phật "vì hòa bình thế giới chùa Khai Nguyên của đạo tràng chúng ta Đạo Tràng TTHH Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội)  đang dần hoàn thành, trong thời gian này một số hạng mục trên kim thân của ngài, đang được các nghệ nhân thi công tạo hình một cách điệu nghệ và tuyệt đỉnh thẩm mỹ, như các dải y áo mềm mại trên thân ngài, cách thủ ấn cát tường trên bàn tay của Đức Phật cũng đang được hòa thiện với các đường nét hoa văn, mang hình ảnh bánh xe Pháp luân.


   

DJI 0053

Thỉnh tôn tượng Bồ Tát Quan Âm cao 5.5m về chùa Khai Nguyên

 03:03 03/02/2018

Sáng nay tại chùa Khai Nguyên, Chư Tôn Đức, Tăng, Ni và Phật Tử hân hoan chào đón tôn tượng Bồ Tát Quan Âm từ làng đá Non Nước thành phố Đà Nẵng đã ra đến Hà Nội, pho tượng đã được thỉnh hơn một tháng trước đây bởi Đại Đức, Tăng, Ni chùa Khai Nguyên, Sau khoảng thời gian thi công rốt ráo bởi bàn tay của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm tại làng đá dưới chân núi Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng, tôn tượng Quan Âm cao 5,5m bao gồm hai phần đế và thân tượng, ước tính nặng gần 20 tấn, được chế tác từ loại đá cẩm thạch được chọn lựa kỹ càng bởi các nghệ nhân. ghi nhận tại chùa Khai Nguyên lúc 11 giờ trưa nay.

Nen chap tay

Ý nghĩa chắp tay

 01:38 20/07/2016

Chắp 2 bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái từ xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thực hành theo. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN TĨNH TÂM

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN TĨNH TÂM

 06:47 17/04/2014

Mục đích tối hậu, cao quý nhất của con người là trở thành Phật. Nhưng không phải ai “kiến tánh” và toạ thiền cũng đều thành Phật cả. Song, toạ thiền của nhà Phật là con đường duy nhất để có thánh trí và có lòng từ bi. Đó là con đường của chư Phật. Giáo dục là giúp con người, dù khoa học kỹ thuật hay đạo đức, học tập và lý luận để phát triển trí thông minh, có kiến thức, có nhân cách, tự lập và phục vụ xã hội. Giáo dục là nắm giữ, tích trữ, Thiền là buông bỏ, xả ly. Phương pháp tuy có khác nhau, nhưng cùng chung một hướng là: tiến tới chân, thiện, mỹ. Nhưng cái đích của giáo dục là giúp con người trở nên có trí thức cao, có nhân cách; còn Thiền của nhà Phật lại dắt dẫn con người đến được trí tuệ tối hậu, từ bi, thành Chánh Đẳng Giác. Còn toạ thiền ứng dụng trong đời thường nhằm hình thành một thói quen tâm linh trở thành tính cách vô ý thức đã giúp hành giả có một thân xác linh hoạt, một thức điền được chuẩn bị tốt nhất để sẵn sàng lãnh nhận những thiện căn chủng tử phát triển tốt đẹp. Đối với những người Phật tử thuần thành, với các thiền sư thường xuyên quán Tứ niệm xứ, quán đến độ trở thành hiệp nhất, thì giả dụ như: “Tiếng tăm và dục tình...” chỉ còn là danh từ khái niệm, là trạng thái của một thân xác hèn kém xấu xa, một tâm thức còn nhiều mê chấp, và thật là vô nghĩa, chẳng có chi đáng đắm luyến. Như vậy, thiền vô cầu là có thể hiểu được. Nói như thế không có nghĩa là trong đời thường không thể toạ thiền. Bởi vì, đức Phật dạy: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Ngoài thế gian ra không có Phật, Phật ở ngay tại thế gian, Phật ở ngay trong ta. Ngoài ta không có giác ngộ, Thiền ở ngay trong đời thường như mặc áo, ăn cơm, cuốc vườn, trồng rau, đi, đứng, nằm, ngồi đều là Thiền cả. Buông bỏ nghĩa là hành đạo ngay trong đời thường mà vẫn xả ly, không chấp trước trên tinh thần vô ngã vị tha, xả ly tâm sai biệt, diệt trừ ác tập nhị nguyên... Như thế, thiền mới trở thành siêu việt. Đành rằng, toạ thiền là một việc khó nhưng nếu không thực hành toạ thiền thì không có kinh nghiệm trở thành tính cách vô ý thức, không những chỉ lấy đó mà thực hành mà còn cho ý chí tự thân đó là nghiệp rồi. Cho nên trong sự nghiệp giáo dục, nếu đem ứng dụng thuyết nghiệp của nhà Phật thông qua việc thực hành toạ thiền, thì sự tu dưỡng tự lực, có nghĩa là phấn đấu nỗ lực tự tâm nhằm hình thành những thiện nghiệp chủng tử như: chủ động tự nguyện, chân thật hồn nhiên, kiên trì tập trung, có phương pháp... còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Có lẽ, đó cũng là mục đích có ý nghĩa chiến lược của giáo dục. Việc toạ thiền đều đặn, đúng phương pháp, không gián đoạn, không bỏ dở và bí quyết thành công, dù chỉ 20 phút mỗi ngày cho cả cuộc đời; thì đối với học sinh, sinhviên và những người làm công việc khoa học kỹ thuật là đủ và có giá trị đích thực để chuyển hoá thân tâm. Thân xác trở nên bén nhạy, tâm thức với một thức điền đồng đẳng, trực giác, minh mẫn, thông sáng. Nắm được ý nghĩa to lớn của thuyết nghiệp trong đạo Phật và thực hành thiền quán tự nội, toạ thiền thường nhật, nếu được đem ứng dụng cho những người làm lao động trí óc là một sự nghiệp vô cùng to lớn, nhất là đối với học sinh, sinh viên và các nhà làm công việc khoa học và nghệ thuật. Nó thực sự trở thành sự nghiệp của cả một dân tộc. Toạ thiền đúng cách, vừa sức, đều đặn, không gián đoạn, không bỏ dỡ, lâu dài, nhiều tháng năm...là một hành động tốt nhất để hình thành một “định hình hoạt động tâm linh”, hướng thiện và hướng thượng; và trong phạm vi thế tục, sáng tạo và thiên tài. Như thế chưa đủ để nói lên hiệu quả vĩ đại của thiền trong giáo dục hay sao?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây