Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 1: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 1 - Phần 1

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.
Lần thứ nhất chúng ta từ Thanh Minh 2010 giảng, hoàn toàn y theo tập giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, giảng 1200 giờ   viên mãn;
Lần thứ hai chúng ta đem cái khoa phán này bước sâu vào, đây cũng chính là cái quyển sách này mà hiện tại chúng ta dùng “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh - Khoa Chú”.
Lần thứ ba ngày hôm qua, ngày 08/3/2014 giảng viên mãn;
Lần thứ tư là ngày hôm nay, 9/3/2014 chúng ta tiếp tục giảng lần thứ tư. Hy vọng lần giảng thứ tư này, viên mãn thù thắng không gì bằng. Chúng ta được sự gia trì của Lão Hòa Thượng Hải Hiền, vì chúng ta mà tác chứng, giúp chúng ta kiên định tín nguyện. Chúng ta đối với Khoa Chú này, đối với phương thức tu học hiện tại của chúng ta sẽ không sanh hoài nghi, tín tâm kiên định, nguyện tâm kiên cố, quyết định ở ngay trong đời này cầu sanh Tịnh Độ. Tôi càng hy vọng các đồng tu chân thật phát tâm, chúng ta sẽ nắm lấy được Tây Phương Tịnh Độ.

Chính vào lần giảng thứ tư này, ngay trong năm này hoàn thành, sau khi hoàn thành sanh tử tự tại, muốn lúc nào đi thì đến lúc đó ra đi, không có chướng ngại, cho dù thọ mạng đến rồi hay là chưa đến, đều được tự tại. Thọ mạng chưa đến cũng không cần, có thể vãng sanh sớm hơn, còn nếu thọ mạng đến rồi, nhưng chúng ta còn muốn ở lại thế gian này để làm biểu pháp, thì đó là việc mà A Di Đà Phật vô cùng hoan hỉ, ngài sẽ kéo dài tuổi thọ cho bạn. Cho nên chúng ta phải tin tưởng, chân thật tin tưởng, không có hoài nghi.
Lão Hòa Thượng Hải Hiền sống 112 tuổi, đó không phải là thọ mạng vốn có của ngài mà là A Di Đà Phật giúp ngài kéo dài tuổi thọ. Việc này Lão Hòa Thượng chính mình nói rõ với chúng ta. Ngài thấy được A Di Đà Phật, tôi tin tưởng rằng không chỉ một lần ngài thấy được Phật. Ngài mỗi lần thấy được Phật, ngài đều mong Phật mang ngài đến thế giới Cực Lạc. Nhưng A Di Đà Phật nói với ngài:
-          Thời tiết nhân duyên vẫn chưa đến, con nên ở lại thế gian làm biểu pháp.
Biểu pháp gì vậy? Chính là để nói với thế nhân rằng bổn hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư là chân kinh, không phải giả, phải đáng tôn kính, phải nên chăm chỉ học tập; Chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là hi hữu, khó gặp, lấy kinh chứng kinh, lấy khai thị của tổ sư đại đức, vì chúng ta mà giải thích pháp môn Tịnh Độ để chúng ta đối với thế giới Cực Lạc, đối A Di Đà Phật có nhận biết càng sâu sắc hơn, có vậy thì tín tâm nguyện tâm của chúng ta mới có thể phát khởi lên được. Có tín, có nguyện, thì điều kiện vãng sanh Tịnh Độ đầy đủ rồi, chính là như Đại Sư Ngẫu Ích đã nói, ngài nói “Có thể vãng sanh hay không hoàn toàn quyết định ở có Tín-Nguyện hay không?”. Ngài nói được rõ ràng đến như vậy, nói được tường tận đến như vậy “Còn phẩm vị vãng sanh, đó là do công phu niệm Phật sâu hay cạn”. Ngài không hề nói là bao nhiêu. Công phu sâu cạn làm sao mà tính? Là bạn tin mà thành phần, bạn nguyện mà thành phần. Triệt để tin tưởng, không có chút nào hoài nghi, công phu này liền sâu, nếu còn có một chút hoài nghi, hoặc giả đối với thế gian này còn có chút lưu luyến, thì cái công phu này cạn, còn triệt để buông xả cái thế gian này, nhất tâm chuyên niệm, cái công phu này thì sâu. Chúng ta muốn công phu của chính mình sâu, nguyện tâm của chính mình lớn, thì ngay trong năm này hy vọng tâm của chúng ta đồng với tâm Phật, cùng với tâm A Di Đà Phật, nguyện đồng nguyện của Phật, hạnh đồng với hạnh Phật, A Di Đà Phật, chính là mình ngày ngày niệm A Di Đà Phật. Chúng ta niệm một vị A Di Đà Phật, A Di Đà Phật niệm khắp pháp giới, hư không giới, tất cả chúng sanh mỗi mỗi đều là A Di Đà Phật. Đây gọi là Di Đà niệm Di Đà mà lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói với chúng ta ở trong "Tịnh Tu Tiệp Yếu".

Chúng ta mở "Khoa Chú" ra, bổn hội tập này 137 tờ. Đoạn lớn thứ nhất, một "Giảng Thuật Nhân Duyên". Liên Xã thọ kinh, Từ Quang văn pháp.
Cái Liên Xã này là Liên Xã Phật Giáo Đài Trung. Tôi ở Đài Trung theo lão sư Lý học tập Phật pháp, bộ “Khoa chú” này của lão sư là bổn hội tập của "Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh" do pháp sư Luật Hàng mang quyển này từ Đại Lục đến Đài Loan cúng dường cho lão sư Lý. Lão sư đem nó phiên ấn, phiên ấn bao nhiêu tôi không biết, nhưng tôi tính nhẩm đại khái khoảng một, hai ngàn cuốn, không nhiều lắm. Lão sư ngài đã giảng qua một lần ở Chùa Pháp Hoa Đài Trung, ngài đem bộ kinh này câu đoạn đánh móc rõ ràng, câu đoạn chính là “phán khoa”. Nghĩa lý bên trong có giải thích đơn giản, đều là viết ngoài chỗ giấy trắng trên kinh, người Trung Quốc chúng ta gọi là “mi chú”. Khi lão sư giảng bộ kinh này tôi chưa được nghe qua vì ngài giảng trước lúc tôi quen biết ngài. Sau lần giảng đó thì ngài không có giảng nữa. Khi tôi ở Đài Trung, lão sư liền đem cái quyển này giao cho tôi, tôi biết có rất nhiều người chưa thấy qua được quyển này, bổn mi chú của lão sư không có người thấy qua. Còn bổn hội tập này lưu thông ở Đài Trung, phân lượng cũng không nhiều, người biết được rất ít.
Ở Thư Viện Từ Quang, lão sư lần thứ hai giảng "Kinh Vô Lượng Thọ", dùng bổn của Khang Tăng Khải, cũng chính là bổn Ngụy dịch, là một trong 5 loại nguyên bản dịch. Quyển này tôi từ đầu đến cuối nghe qua 1 lần. 5 loại nguyên bổn dịch, ba loại bổn hội tập, ngoài ra còn có bổn tiết hiệu của Bàng Tế Thanh, tổng cộng Trung văn "Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh" là có 9 bổn.
Còn cái bổn này là bổn ra sau cùng của 9 bổn, có thể nói là thiện bổn của “Kinh Vô Lượng Thọ”. Trong 5 loại nguyên bổn đã nói đều ở trong bổn này, thảy đều thâu tập ở trong đây, bộ phận trùng lặp thì cắt đi, lưu lại là tinh hoa, tinh hoa của 5 loại nguyên bổn dịch. Chân thật giống như lão cư sĩ Mai Quang Hi đã nói“thiện bổn của Kinh Vô Lượng Thọ xuất hiện ở đại địa Trung Hoa, đây là phước báu của người Trung Quốc”. Pháp sư Huệ Minh vì lão cư sĩ Hạ Liên Cư làm tác chứng. Huệ lão là đại đức thông tông, thông giáo, hiển mật viên dung trong nhà Phật thời đó, cũng là một vị hòa thượng giảng kinh dạy học, ông đã khẳng định bổn hội tập của Hạ lão là thiện bổn, khuyến khích mọi người phải cố gắng học tập.
Tôi ở Thư Viện Từ Quang, trước sau đã ở qua mười năm, kinh giáo là ở nơi đây dưỡng thành. Khi tôi còn trẻ ưa thích đọc sách, nhưng học được rất tạp, học được rất nhiều, cho nên đối với thường thức bộ phận này rất phong phú, nghĩa lý chân thật không có khế nhập.
Tôi học tập sớm nhất là cùng tiên sinh Phương Đông Mỹ học triết học. Lão sư Phương vì tôi giảng một bộ triết học khái luận, cái đơn nguyên sau cùng là triết học Phật kinh. Tôi từ trong khóa trình này nhận biết được Phật pháp, nhận thức Phật giáo, biết được Phật giáo không giống với tôn giáo thông thường. Tôn giáo thông thường là thần giáo, còn Phật giáo là sư giáo, không như nhau. Chúng ta dùng đạo để nói, Phật giáo là sư đạo, tôn giáo thông thường là thần đạo. Thích Ca Mâu Ni Phật quan hệ với chúng ta là quan hệ thầy trò, không phải là quan hệ thần với người, mà là quan hệ của lão sư với học trò, cho nên chúng ta gọi Thích Ca Mâu Ni Phật là Bổn Sư, bạn xem “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Nhưng bản thân Thích Ca Mâu Ni Phật lại khuyên chúng ta phải nương vào A Di Đà Phật ở thế giới Cực Lạc làm lão sư, tương lai phải đến thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật. Đây chính là giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật, nếu chúng ta hoàn toàn nghe theo tiếp nhận, Phật hoan hỉ. Thích Ca Mâu Ni Phật giống như cha mẹ của chúng ta, khuyên chúng ta đến thế giới Cực Lạc học tập với vị lão sư này. Chúng ta nghe lời thật đi rồi, thì cha mẹ hoan hỉ vì có lão sư tốt như vậy dạy bạn, bạn chắc chắn thành tựu. Cho nên tôi nhận biết Phật giáo đích thực là sư đạo, không phải thần đạo.
Trong Phật giáo gọi là Phật đà, gọi là Bồ Tát, gọi là A La Hán. Đây thảy đều là Phạn ngữ dịch âm mà ra, cho nên chúng ta đối với hàm nghĩa của những danh từ này, nhất định phải có khái niệm rõ ràng.
Học vị thứ nhất là Phật đà, Phật đà là cái ý gì? Nguyên ý của Phạn văn là “giác giả”, chính là người giác ngộ, một người chân thật có trí tuệ có giác ngộ, vậy thì gọi là Phật đà.
Học vị thứ hai là Bồ Tát, Bồ Tát có giác ngộ có trí tuệ, thế nhưng chưa viên mãn, họ vẫn đang học tập, còn như Bồ Tát tốt nghiệp rồi, học viên mãn rồi, thì gọi là Phật đà, còn nếu vẫn chưa tốt nghiệp, vẫn chưa đạt đến viên mãn thì gọi là Bồ Tát;
Học vị thứ ba là A La Hán. A La Hán là vừa mới mở đầu, vừa bắt đầu giác ngộ. Đương nhiên trình độ giác ngộ của họ không thể so được với Bồ Tát, vì A La Hán là vừa mới khai ngộ. Họ hiểu rõ chân tướng vũ trụ nhân sanh, thế nhưng sự hiểu rõ của họ không thể so được với Bồ Tát. Thế nên A La Hán, Bồ Tát đều có đẳng cấp, họ đều còn đang đi học, năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba…A La Hán là tiểu học, Bồ Tát là đại học, cho nên có đẳng cấp.
Trên “Kinh Hoa Nghiêm” đem Bồ Tát phân làm 51 đẳng cấp. Trong 51 đẳng cấp mười bậc đầu gọi là Thập tín vị, đó chính là A La Hán. Cũng giống như tiểu học của Phật giáo, có mười bậc đầu, năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba…đến năm thứ mười thì tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học chứng quả A La Hán. Đại thừa Phật giáo thì sao? Đại thừa tổng cộng hướng lên trên có 41 vị thứ là đại thừa, đó là đã lên đại học, đại học có 41 niên cấp. Trong 41 niên cấp này thì mười niên cấp đầu giống như là trung học, gọi Thập trụ, thế nhưng tại vì sao gọi là đại học? Vì họ dụng chân tâm, họ minh tâm kiến tánh, minh tâm kiến tánh thì không thể tính là trung học, tiểu học, chân thật là đại học. Trong đại học có 41 giai cấp, trong kinh này đều giảng được rất rõ ràng, đặc biệt là chú giải của Hoàng Niệm lão, chú được rất tường tận.
Tôi là do lão sư Lý khuyên tôi học Tịnh Độ. Trước khi gặp lão sư Lý, tôi quen biết pháp sư Sám Vân, ngài cũng khuyên tôi học Tịnh Độ, nhưng tôi đều không tiếp nhận. Tuy rằng lúc đó tôi chưa tiếp nhận nhưng tôi không hủy báng đối với pháp môn Tịnh Độ. Vì sao vậy? Vì đó là do Phật nói, Phật nói ra nếu tôi hủy báng thì đó là báng Phật, đây là đặc biệt sai lầm. Phật khai nhiều pháp môn như vậy, độ nhiều chúng sanh như vậy, pháp môn mỗi người học tuyệt nhiên không giống nhau, đó là mỗi người căn tánh không như nhau, yêu thích không như nhau. Cho nên giáo học của Phật không miễn cưỡng một người nào, bạn ưa thích pháp môn nào thì ngài dạy bạn pháp môn đó, Phật pháp khai mở.
Tôi lúc đó tuổi trẻ, tự cho rằng mình là phần tử tri thức, nên đem pháp môn niệm Phật xem thành pháp môn của ông già bà lão, vì thấy chỉ có mỗi một câu Phật hiệu này mà niệm từ đầu năm đến cuối năm, niệm một câu này, vậy thì sao? Vậy thì không có mùi vị gì? Không phù hợp với căn tánh của chính mình, vì mình ưa thích nghiên cứu kinh giáo, trong kinh giáo có nghĩa lý phong phú, nên đặc biệt có hứng thú đối với việc này, cho nên Tịnh Độ cũng chỉ có tán thán sơ lược, không có khởi tâm động niệm đi học tập nó. Khi tôi chân thật tin vào Tịnh Độ chính là do “Kinh Hoa Nghiêm” khải tín, quyết trạch hành môn.
Tôi có ba vị lão sư, lão sư Phương dạy tôi nhận biết Phật pháp, nhận biết chính xác, không có hiểu lầm. Đại Sư Chương Gia dạy tôi phát tâm học Phật, tôi cũng rất hoan hỉ. Ngài dạy tôi học Thích Ca Mâu Ni Phật, đây là nơi tâm địa mà chúng ta ngưỡng vọng. Thích Ca Mâu Ni Phật 49 năm giảng kinh dạy học, nói ra nhiều kinh luận đến như vậy, người sau chúng ta ngưỡng mộ vô hạn đối với ngài, tôn trọng, kính yêu ngài. Đại Sư Chương Gia còn khuyên tôi xuất gia, bởi vì tôi một mình ở Đài Loan, nên không có chướng ngại gì. Tôi xem bộ sách đầu tiên có liên quan đến Phật giáo là Đại Sư Chương Gia dạy tôi, ngài bảo tôi xem “Thích Ca Phổ”, “Thích Ca Phương Chí”. Hai quyển sách này chính là truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài nói với tôi “Học Phật, nếu như không nhận biết đối với Phật sẽ đi sai đường. Bạn nhất định phải nhận biết ngài, hiểu rõ ngài, bạn mới có thể học tập với ngài”.
Tôi nghĩ việc này rất có đạo lý. Sau khi tôi đọc xong hai quyển sách này mới biết được Phật giáo không nên gọi là tôn giáo. Bởi vì dùng định nghĩa trong tôn giáo hiện tại để nhìn Phật giáo, thì Phật giáo không tương ưng với tôn giáo. Vì sao? Tôn giáo cái điều thứ nhất chính là phải có một vị thần sáng tạo vũ trụ, nhưng trong Phật giáo không có. Phật giáo nói có thiên thần, có quỷ thần, những vị thần này cùng địa vị với người chúng ta là bình đẳng. Giống như người Trung Quốc chúng ta xem thấy người nước ngoài họ cũng là người, giữa vũ trụ đích thực có Thiên thần, có Quỷ thần, thừa nhận họ tồn tại, nhưng tuyệt nhiên không thừa nhận họ sáng tạo vũ trụ, họ cũng là chúng sanh, cho nên thảy đều qui nạp là chúng sanh, chúng duyên hòa hợp mà khởi lên hiện tượng. Phật giáo nói có mười loại lớn chúng sanh, mười loại lớn này thảy đều là do chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi hiện tượng. Phật là vậy, Bồ Tát cũng là vậy, Thanh Văn, Duyên Giác đều là vậy, sáu cõi bên dưới, thiên nhân là vậy, người cũng vậy, A Tu La cũng thế, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thảy đều là chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi hiện tượng. Cho nên Phật pháp nói duyên khởi khởi nguồn của cả thảy vũ trụ, không phải là do một người nào sáng tạo ra, ngay cả thần tồn tại cũng là do duyên khởi. Cái điều này Phật pháp cùng với khoa học đã nói là tương ưng. Cho nên trong Phật kinh có khoa học, không chỉ có khoa học mà hơn nữa còn có khoa học viên mãn.
Lão sư Phương là học triết học, ông nói với tôi:
-           Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới. Kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học trên thế giới, không chỉ nó là quyển sách của triết học, cao đẳng triết học, cao nhất trong sách của triết học.
Ông còn nói với tôi:
-          Học Phật là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh.

 

                                                                      (Hết phần 1 - còn tiếp phần 2) 

* Chú ý: Vì giới hạn số trang và số chữ trên một chương do vậy chúng con xin chia nhỏ các tập ra làm 2 đến 3 phần nhỏ trung bình là 12 trang A4 cỡ chữ 20 cho dễ đọc trên một chương để có thể đăng hết được 1 tập với thời gian dài ngắn khác nhau.

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây