Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức

GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 01)
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Kính thưa ông Hồng - phó thị trưởng. Kính thưa giáo sư Trương, nghị viên Trang, trưởng khoa Vương, chư vị pháp sư, chư vị tiền bối, chư vị nhà giáo ưu tú, chư vị bằng hữu. Chào buổi sáng tốt lành.
Về lại Đài Nam, cảm giác thật là ấm áp. Bởi vì cha mẹ tôi đều tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Đài Nam, bản thân tôi cũng tốt nghiệp lớp giáo viên tại trường này, vì thế chúng tôi có tình cảm rất sâu đối với Đài Nam. Đài Nam cũng là nơi đánh dấu một giai đoạn học tập rất quan trọng trước khi tôi tham gia công tác giáo dục. Tôi học một năm tại lớp giáo viên của Học Viện Sư Phạm Đài Nam. Trong một năm học tập đó, giáo viên hướng dẫn tôi là Doãn Mai Quân. Cô đã từng hỏi chúng tôi một vấn đề: “Thầy cô giáo dạy tri thức và kỹ năng, giả dụ chỉ là dạy tri thức và kỹ năng, vậy máy vi tính có thể được xem là thầy hay không?”. Cô hỏi chúng tôi một vấn đề như vậy để chúng tôi suy nghĩ. Chúng tôi nhớ lại, ông Hàn Dũ đã từng nói: “Thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải đáp nghi hoặc”, thế nên giả dụ như chúng ta làm thầy, chỉ truyền dạy tri thức và kỹ năng, vậy thì máy tính và nhiều công cụ đều có thể làm được.

Chương 2: Tập 1 - Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức - Phần 2


Một ngày nọ, trên một tờ báo lại có đưa tin, khiến cho tôi rất kích động. Có một đứa trẻ chỉ mới 10 tuổi, cùng với mẹ của cậu đến dự hội chợ triển lãm, đứa trẻ muốn mua một món đồ, người mẹ ấy nói: “Ở nhà mình đã có món đồ chơi này rồi, không cần mua thêm nữa”. Đứa trẻ này không vui, đã nắm lấy tóc người mẹ của cậu mà giật. Bên cạnh có một người phụ nữ đi đến, nói: “Con không nên làm như thế với mẹ của con, dì sẽ mua cho con”. Kết quả là cậu bạn nhỏ mới 10 tuổi này nhìn người dì đó và nói: “Không cần dì lo cho con, con chỉ muốn mẹ mua”. Đứa trẻ mới 10 tuổi đã bất hiếu, lại vô lý đối với người khác như vậy, cuộc đời của nó còn có tiền đồ đáng nói hay không? Càng sớm cải chính trở lại thì cuộc đời nó mới sáng lên được. Thế là nó tiếp tục kéo tóc của mẹ nó. Mẹ của cậu cũng kéo tóc của mình lại. Tôi liên tục xem thấy những hình ảnh ấy, xem ra thì thật là rất thảm. Sau cùng kéo cũng không xong, cậu lại dùng móng tay bấm vào cổ họng của mẹ cậu, cứ như vậy. Sau đó mẹ của cậu nói với cậu là sẽ mua cho cậu. “Đắc hồ dục”, vui rồi, mua được rồi. Cái thái độ nhân sinh như vậy, sau này làm cha mẹ của người khác thì sẽ thế nào? Sau này sống chung với người, nhất định sẽ xung đột với người, đối với cha mẹ đã vô lý, đã bạo lực như vậy. Hồi trước, tôi còn nhìn thấy một bé gái 6 tuổi ở Thẩm Quyến, muốn xin mẹ nó đồ gì đó, mẹ không cho thì đánh mẹ, đánh đến nổi mẹ của nó mặt mũi bầm tím cả. Sau đó người đứng bên cạnh thấy chịu không nỗi nữa, nói: “Con gái của chị thật là quá đáng! Sao chị không dạy dỗ nó một chút?”. Người mẹ này nói rằng: “Tôi không nỡ đánh nó”.
“Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa”. Khi trẻ còn thơ dại chính là khoảng thời gian tốt nhất để dạy dỗ. Chúng ta phải nhân cơ hội sớm dạy chúng. Thế nhưng chúng ta đang đối diện với đủ loại hiện tượng xã hội ngày nay, đặc biệt là sự bất công của trẻ, chúng mới 13, 14 tuổi hay là 7, 8 tuổi, chúng không hiểu. Vấn đề của bọn trẻ, chúng ta không thể trách chúng nó. Chúng ta phải suy nghĩ, một đứa trẻ mới có 6 tuổi đã đánh mẹ nó như vậy, nguyên nhân xuất phát từ đâu? Tìm được nguyên nhân thì mới có thể giải quyết vấn đề. Vì vậy chúng ta làm công tác giáo dục phải có trí tuệ phân tích các loại nguyên nhân. Lý trí nhân sinh cũng là như vậy. Gặp phải vấn đề, trước tiên hãy tìm căn nguyên thì mới có thể hóa giải, than phiền sẽ không giải quyết được vấn đề, trách mắng cũng sẽ không giải quyết được vấn đề. Cho nên chúng ta hãy đem cuộc đời của đứa bé sáu tuổi này mà quay ngược trở lại, trở về lúc nó được một- hai tuổi, lúc đi đến SOGO Thái Bình Dương để mua đồ, ở nơi đó nó giẫy nẫy đòi mua cho. Người mẹ nói “ở nhà đã có rồi, không được mua nữa”. Nó nói: “Con không biết, hôm nay mẹ phải mua cho con”. Nó khóc lên thật to. Sau khi khóc cho thật to, những người xung quanh đều chụm lại để xem, “nào, giờ thì mẹ mua hay không?”. Cuộc sống khó nhất không phải là sự cố gắng, mà là sự chọn lựa, mua hay không mua? Các vị xem, nếu như người mẹ này nói: “Được rồi, mẹ sẽ mua cho con”, vậy thì khóc suốt mười mấy phút đồng hồ, lập tức nó nín dứt ngay, bắt đầu “ôi chao, người mẹ tốt nhất thiên hạ!”. Mọi người nghĩ xem, nó khóc thiệt hay là giả bộ? Nó khóc vì biết rằng chỉ cần khóc vài tiếng thì mẹ của nó sẽ đầu hàng, nguyên tắc này nó đã nắm được rất rõ ràng, đó là “đắc hồ dục”, cho nên vào lúc đó khóc thì nó sẽ được thỏa mãn. Xem ra thì nó đã thích thú, nhưng trên thực tế thì dục vọng của nó đang tăng trưởng, đang phát triển dần dần, sau đó vài năm, 6 tuổi thì có thể đánh cả mẹ của nó.
Nghĩ đến điều này thì tôi thấy rất vui. Mẹ của tôi chưa từng nổi giận qua, nhưng rất có nguyên tắc. Tôi còn nhớ, có một lần tôi xin mẹ một món đồ, mẹ không đếm xỉa tới tôi, cứ tiếp tục xem sách của mình. Tôi thấy tình hình như vậy là chưa giở hết khả năng của mình ra, chắc sẽ không đạt được mục đích. Tôi liền bắt đầu bò lăn ra đất, lăn lộn ăn vạ mười mấy phút. Mẹ của tôi vẫn cứ như như bất động, cũng không thèm nhìn tôi một cái, chắc là mẹ tôi đã đọc qua “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, như “Quan Công xem Kinh Xuân Thu”, rất có định lực. Sau khi mười mấy phút trôi qua, rốt cuộc tôi đã hiểu được, mặt đất vào mùa đông thiệt là lạnh quá, vả lại lăn lộn quả thực cũng mệt lắm, như thế không đạt mục đích, chúng cũng không phải ăn rồi lo chống đỡ, sau này chúng sẽ không dùng cách thức đó nữa, nguyên tắc của cha mẹ như thế nào, chúng sẽ ngoan ngoãn mà tuân theo, thế là tôi đành phải đứng dậy. Ngay cả lúc này mẹ tôi cũng không nhìn tôi. Bạn làm sai rồi thì càng không để ý bạn, bạn càng cảm thấy rất xấu hổ. Cho nên việc này chúng ta còn phải xem đến cái tâm, mới có thể chân chánh khởi phát thiện tâm của trẻ cho tốt.
Vì vậy, nói thực tại, thời gian nào là nên được giáo dục? Hôm nay, giáo dục phẩm đức này không phải là môn học được thêm vào ngoài quy định chương trình học ở lớp. Môn học là dùng để thi cử, phẩm đức không phải là dùng để thi cử. Phẩm đức là trong mỗi một phạm vi cuộc sống của chúng đều có thể đề khởi lên được, đó mới là có hiệu quả, không phải chúng ta thiết kế riêng một khoa giáo dục phẩm đức, rồi dạy ra những học sinh đạo đức giả. Đèn đỏ thì ngừng, đèn xanh thì đi. Đúng! Nhưng có thật làm không? Thi cử không thể dối trá. Đúng! Nhưng mà chúng ta hãy xem những sinh viên nói thế nào, họ nói: “Thi cử không gian lận, sang năm lại lận đận. Có thể không nhân cách, không thể không hợp cách”. Có một vị là quan chức giáo dục cấp cao, hôm nọ tôi giao lưu với ông, ông đưa ra một hiện tượng rất có ý nghĩa. Ông nói: “Thời đại bây giờ, học sinh mẫu giáo học chương trình của tiểu học, tiểu học học chương trình của cấp hai, cấp hai học chương trình của cấp ba, cấp ba học chương trình của đại học, đại học học chương trình của lớp mẫu giáo”. Cái đức này khuyết rồi, giáo dục của chúng ta bây giờ thiếu đi cái đức, cho nên không thể không thận trọng. Vì thế tôi nghe nói, sinh viên có nội quy như sau: Thứ nhất, ở nơi công cộng không được nói cười lớn tiếng. Thứ hai, đậu xe đạp phải gọn gàng. Thứ ba, thi cử không được gian lận. Những điều dạy này đều là những thứ mà lớp mẫu giáo cần nên học.
Sở dĩ đức hạnh hiển nhiên không phải dùng thi cử mà có thể kiểm tra ra được, nói thực tình là chúng ta muốn dạy tốt con cái, đầu tiên bản thân chúng ta phải có đức hạnh, đầu tiên bản thân chúng ta phải thật nhạy bén với cái tâm. Trong ngành giáo dục, chúng ta vẫn luôn nói về giáo dục tố chất. Giáo dục tố chất đã nói lâu như vậy, nhưng tố chất đã được nâng cao chưa? Chúng ta phải tìm ra căn bản của tố chất.
Có phải là biết chơi đàn thì là có tố chất? Có phải học toán rất giỏi là có tố chất? Điều này không nhất định. Tôi cũng đã từng nghe một câu chuyện có thật như vầy: Có một cô nữ sinh nhỏ thi đàn Piano được hạng nhất, cuộc thi đó được tổ chức rất long trọng, thế là nhà báo thấy cô được giải thưởng, chạy đến hỏi cô ấy: “Cô bạn nhỏ! Em nhận được giải thưởng lớn như vậy, việc mà em muốn làm nhất bây giờ là việc gì?” [suy nghĩ bây giờ đều là em nhận được một giải thưởng, sau đó thì em muốn làm gì với phần thưởng, cho nên vị nhà báo này liền nhanh chóng đi đến hỏi cô bé, bây giờ việc em muốn làm nhất là gì]. Cô bé này liền nói: “Việc em muốn làm nhất là đập vỡ cây đàn đi”.
Các bạn xem, cha mẹ chỉ nhìn thấy điều gì? Cha mẹ đang nhìn cái gì? Đang nhìn thành tích chơi đàn của nó, mà không cần biết là nó học đàn có vui hay không, không cần biết là nó có bồi dưỡng tính tình hay không. Chúng ta thấy sự tình bây giờ phải bàn luận sâu sắc, nếu không thì giải quyết không nỗi vấn đề. Xin hỏi, đứa trẻ này tính tình của nó có nhận được sự bồi dưỡng qua việc chơi đàn không? Có thể nó nhìn thấy cây đàn thì cắn răng, bặm môi. Khi chúng tôi nhìn thấy sinh viên thi xong rồi, học sinh vừa nhìn thấy đến môn cuối cùng, thì “reng, reng, reng…”, ra khỏi trường thi, hành động kế tiếp của chúng là làm gì? Đem đề cương ôn thi ném đi; chúng đang kiểm tra định luật chuyển động của Newton, sức hút gia tốc. Khi chúng tôi nhìn thấy sách trong cặp rơi xuống phịch một cái, nằm trên mặt đất, chúng tôi cảm nhận được điều gì? Có cảm nhận được hay không, những đứa trẻ này đối với việc học khổ sở chán ghét biết bao nhiêu? Nhưng mà học tập đối với cuộc đời này của chúng là rất quan trọng. Chúng lên được đại học, bốn năm đó là năm tháng vàng son của chúng, nhưng mà chúng bài xích đối với việc học, cho đến lúc chúng ra ngoài xã hội, sự nghiệp chúng phải học, kinh tế gia đình chúng phải học, thế mà chúng lại từng phản cảm đối với việc học. Chúng ta không thể trước mắt chỉ nhìn vào con trẻ mà bức ép để có thành tích, trái lại không biết được là đã từ từ khiến cho tinh thần học tập của chúng một mạch giảm xuống.
Tôi đã từng tiếp xúc qua một người làm về giáo dục tố chất cho trường cấp hai. Ông bảo những đứa trẻ học cấp hai này trở về làm món khoai tây chiên. Một cô bé khi làm xong, không thể để người trong nhà cho điểm đánh giá, cần phải đem qua hàng xóm để cho điểm. Kết quả là cô bé đem đến nhà của một cô đang học tập về văn hóa truyền thống. Cô bé này nói rằng: “Cô ơi! Cô nếm thử đi, xem xem con chiên như thế nào”. Cô này ăn thử hai miếng rồi nói: “Chiên rất là ngon đấy, ngon lắm, ngon lắm!”. Vừa mới nói “ngon lắm”, cô bé này liền lập tức lấy ra từ trong túi áo một tờ giấy: “Cô ơi! Cô giúp con cho điểm đi, đây là nhà trường quy định phải cho điểm”. Sau đó cô nói với cô bé này rằng: “Cô học trò!  Nếu như em nghĩ rằng sau khi mình học kỹ năng này là có thể giúp cho bà nội, giúp mẹ gánh vác bớt một phần vất vả, thì cho dù em chiên không được ngon lắm, cô cũng sẽ cho em 100 điểm. Thế nhưng, nếu như em chiên xong đĩa này, sau khi được cho điểm, từ nay về sau em không giúp thêm gì nữa, thì em có chiên ngon hơn đi nữa, em cũng không đạt yêu cầu”. Nếu như chúng ta không có cái độ nhạy cảm giáo dục này, thì cơ hội giáo dục của đứa trẻ này liền qua đi mất. Đứa trẻ vừa nghe như vậy, liền “dạ”, như hiểu mà không phải hiểu, rồi gật đầu hai cái và nói: “Cô hãy giúp con cho điểm cái đã”. Con người nghĩ đến công lợi. Công lợi thì khoảng thời gian về sau, một số đạo lý, một số tình cảm, những thứ ấy trong chốc lát không thể chuyển đổi cô ấy được. Bạn xem, người nếu như nhận quà nhiều rồi thì mặt cứ cứng đờ ra, đột nhiên một người bạn cùng lớp thời tiểu học rất thân đến, sắc mặt biểu cảm của họ vẫn không nhất định chuyển đổi. Cho nên ngay sau đó, cô bé nói: “Cô hãy cứ giúp con cho điểm đi”. Cô này nhận lấy và lại hỏi cô bé ấy: “Đĩa khoai tây này, vừa rồi là con tự cắt ra thành sợi phải không?”. Nó nói: “Không phải, mẹ đã cắt giúp con đấy”. Cô này hỏi tiếp: “Vậy bây giờ em chiên xong rồi, cái chảo chiên đó ai rửa?”. Nó nói:“Bà nội đang rửa ạ”.
Vậy các vị nghĩ xem, sự việc này dạy có hiệu quả không? Giáo dục không thể chỉ làm hình thức, mà phải thật sự trưởng dưỡng cái thiện tâm của chúng, dẫn dắt tâm hiếu, tâm cảm ân của chúng mới được. Bao hàm khả năng một nơi nào đó có tai nạn, nhà trường phát động quyên góp, rất có khả năng sẽ biểu dương ai đó quyên góp nhiều nhất, sau đó tặng giấy khen. Thực tế mà nói, tiền đó có phải là tiền của trẻ hay không? Không hẳn vậy! Đứa trẻ có thể muốn được khen thưởng, nên nói “ba ơi, cho con nhiều một chút”, vậy đó là tiền của ba nó. Đứa trẻ đang chạy theo cái hư vinh.
Có một đứa trẻ, lúc đó trong người nó chỉ có 7 đồng 5 hào, nó quyên toàn bộ, nó không có giấy khen, thế là về thì ba nó hỏi: “Các bạn con thường góp bao nhiêu?”. Nó trả lời:“Một trăm, hai trăm”. Ba nó hỏi:“Vậy con góp bao nhiêu?”. Nó nói: “Bảy đồng năm hào”. Ba nó nói: “Sao con quyên góp ít vậy?”. Đứa trẻ đó liền bắt đầu khóc lên: “Ba à, đó là toàn bộ số tiền tiêu vặt của con đấy”.
Chúng ta nhìn thấy đứa trẻ đã phát được cái chân tâm hay chưa? Hay là người lớn chúng ta dùng cái tiêu chuẩn danh lợi, công lợi để nhìn bọn trẻ? Điều này trái lại đã bóp chết rất nhiều thiện tâm của trẻ. Vì vậy chúng ta không nhạy bén đối với những tâm tình này, chúng ta cũng rất khó để nâng cao những tâm tình này của trẻ. Cho nên, muốn dạy con dạy cái, trước phải dạy chính mình. “Đệ Tử Quy” không phải để cho bọn trẻ học, “Đệ Tử Quy” là thầy cô như chúng ta, hiệu trưởng, cha mẹ học trước. Vì lẽ đó, bản thân của người làm giáo dục, trước phải nên nhận sự giáo dục.
Bản thân tôi rất bình tĩnh mà nghĩ lại, những điều mà một năm ở Học Viện Sư Phạm đã dạy, dạy học thì giáo trình phương pháp phải nhiều, kỹ năng kỹ xảo nhiều, nhưng mà thầy cô chúng ta chủ yếu nhất chính là dùng ái tâm trong việc giáo dục. Người có ái tâm thì có rất nhiều phương pháp giải quyết dễ dàng. Người có ái tâm sẽ đi thỉnh giáo ở một số thầy cô có kinh nghiệm, đem những kinh nghiệm quý báu đó mà truyền thừa nối tiếp. Vì thế mà toàn tỉnh Hải Nam đã triển khai “Đệ Tử Quy”, triển khai giáo dục luân lý đạo đức, có hơn 10.000 tù nhân tham dự. Mọi người suy nghĩ xem, giáo dục của nhà tù có liên quan đến chúng ta hay không? Chúng ta phải suy nghĩ kỹ, cả xã hội là gắn bó chặt chẽ, nếu như những người sai phạm này không bạt mạng mà quay đầu, “học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”. Chúng ta đều phải có trách nhiệm đi giúp đỡ những người phạm sai lầm này. Việc này ví những người phạm sai lầm giống như một vết thương ở trên thân thể chúng ta vậy, bạn mà không trị cho nó, sau cùng nhất định ảnh hưởng đến toàn thân, chúng ta cũng không có cảm giác an toàn. Vì vậy mà mọi người bên cạnh, chỉ cần có những nhân viên công vụ này phục vụ trong nhà tù, đều nên đem giáo dục đức hạnh trong “Đệ Tử Quy” nhanh chóng đi phổ biến trong các nhà tù. Vả lại, đây cũng cho chúng ta sự khải thị, thứ nhất là tù nhân cải tạo cũng đều là từ trong trường học bước ra, thứ hai là tù nhân cải tạo đều có thể dạy thành người tốt, vậy thì những người bình thường đều có thể dạy được tốt. Họ là từ căn bản, từ “Hiếu” bắt đầu dạy.
Kết quả là, trước khi tù nhân cải tạo chưa được nghe về bài giảng, mẹ của anh ta đến thăm anh ta, nhìn thấy anh ta mặc áo tù, chịu không nổi mà bật khóc. Anh ta nói với mẹ: “Khóc cái gì mà khóc, con còn chưa chết mà, đợi con chết rồi mẹ hãy khóc”. Người mẹ già bị anh ta quát đến nỗi không dám khóc nữa. Sau khi học “Đệ Tử Quy” rồi, anh khóc nức nở nói: “Tôi đối xử mẹ như vậy, tôi thật không phải người!”. Thế là lần sau đó, mẹ anh đến thăm, anh quỳ xuống dập đầu lạy mẹ, như vậy người nhà anh ta mới thấy được hy vọng. Nếu anh ta không ăn năn hối lỗi, giam giữ anh ta là cái nhà ngục có hình, giam giữ cha mẹ anh ta là cái nhà ngục vô hình. Tôi đã từng tham gia qua cuộc họp phụ huynh của họ. Phụ huynh của họ cùng đến để giúp đỡ trong việc giáo dục họ. Một phụ huynh nói rằng: “Nó bị nhốt lại thì tôi mới có được giấc ngủ yên. Nó ở bên ngoài, tôi không biết được hôm nay nó sẽ gây ra chuyện gì nữa, vì thế mà không ngủ được”. Cho nên nếu như nó ra tù mà không sửa đổi, những ngày tháng sau này, cha mẹ của nó sẽ khó sống. Còn có một người gọi điện thoại về nhà, lúc trước gọi điện về nhà đều là để xin tiền, thế mà bây giờ gọi điện về nhà câu nói đầu tiên là: “Mẹ! Mẹ có khỏe không? Sức khỏe của ba dạo này thế nào rồi?”. Mẹ của nó nói:  “Cậu nhầm số rồi!”. Thế là vị sĩ quan ấy liền nói: “Bà cụ ơi! Đây chính là con trai của bà đấy”.
Chúng ta có thể dạy trẻ cho tốt, có thể dạy người đoạn ác tu thiện, cái âm đức này sẽ rất sâu dày. Chức nghiệp giáo viên này thì đã tích cái đức quá sâu quá sâu. Mọi người cứ suy nghĩ kỹ xem, một người giáo viên giỏi thì con cái của họ sẽ rất hưng thịnh. Tại sao vậy? Bạn đã dạy đạo lý làm người chính xác cho chúng rồi, chúng đời đời tiếp nối, sau lưng một con người, không biết được người đó đại biểu cho bao nhiêu người. Ví dụ chúng ta dạy đứa học sinh mà sau này sẽ làm giáo viên, thì nó sẽ còn dạy bao nhiêu học sinh nữa. Cho nên chúng ta có thể làm công tác giáo dục thì rất vui, cuộc đời này sẽ trải qua rất có ý nghĩa. Tham dự khóa học lần này, chúng ta đều là hiệu trưởng, chủ nhiệm, nhà giáo dục ưu tú, phía sau các vị rất có thể có đến một - hai nghìn học sinh, rất có thể là có hơn cả nghìn gia đình, nếu như chúng ta có thể đem trí tuệ của 5.000 năm, truyền bá đến cho hơn 1.000 gia đình thì thật là công đức vô lượng, mà người đời nói duyên phần khó được. Chúng ta hôm nay có cơ hội, mọi người cùng nhau tham thảo, những trí tuệ của tổ tông này, những kinh điển của giáo dục này, chúng ta tin tưởng. Hôm nay là một sự khởi đầu, những hạt giống này sẽ gieo khắp cả thành phố Đài Nam. Chúng ta tin tưởng hai - ba năm sau, ngọn gió đạo đức giáo dục của Thánh hiền này sẽ được ngọn gió đạo đức thổi lên ở tận mỗi một góc ngách của thành phố Đài Nam. Trước tiên chúng ta lập cái chí như vậy, có được không ạ?
Vâng, xin cảm ơn mọi người.
(Hết tập 01)
/6
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây