Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức

GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 01)
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Kính thưa ông Hồng - phó thị trưởng. Kính thưa giáo sư Trương, nghị viên Trang, trưởng khoa Vương, chư vị pháp sư, chư vị tiền bối, chư vị nhà giáo ưu tú, chư vị bằng hữu. Chào buổi sáng tốt lành.
Về lại Đài Nam, cảm giác thật là ấm áp. Bởi vì cha mẹ tôi đều tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Đài Nam, bản thân tôi cũng tốt nghiệp lớp giáo viên tại trường này, vì thế chúng tôi có tình cảm rất sâu đối với Đài Nam. Đài Nam cũng là nơi đánh dấu một giai đoạn học tập rất quan trọng trước khi tôi tham gia công tác giáo dục. Tôi học một năm tại lớp giáo viên của Học Viện Sư Phạm Đài Nam. Trong một năm học tập đó, giáo viên hướng dẫn tôi là Doãn Mai Quân. Cô đã từng hỏi chúng tôi một vấn đề: “Thầy cô giáo dạy tri thức và kỹ năng, giả dụ chỉ là dạy tri thức và kỹ năng, vậy máy vi tính có thể được xem là thầy hay không?”. Cô hỏi chúng tôi một vấn đề như vậy để chúng tôi suy nghĩ. Chúng tôi nhớ lại, ông Hàn Dũ đã từng nói: “Thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải đáp nghi hoặc”, thế nên giả dụ như chúng ta làm thầy, chỉ truyền dạy tri thức và kỹ năng, vậy thì máy tính và nhiều công cụ đều có thể làm được.

Chương 5: Tập 3 - Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức - Phần 1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 03)
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Chư vị nhà giáo ưu tú ngành giáo dục, chư vị trưởng bối, chư vị bằng hữu, chào mọi người.
Kinh điển mà lão tổ tông chúng ta để lại, đó không phải lý luận, mà đó là thứ mà mỗi một con người trong cuộc sống đều làm được. Vì vậy, trên thực tế những kinh điển này là một quyển sách, đem đời sống thánh hiền nhân của tổ tông chúng ta ghi chép lại, chúng ta xem “Luận Ngữ” “Mạnh Tử” đều là như thế. Thánh hiền nhân đã làm được thì bản thân chúng ta cũng có thể làm được.
Vừa rồi tôi có nêu ví dụ là vị chủ nhiệm giáo vụ, ông đã làm ra sự ảnh hưởng lớn như vậy, cho nên những giáo huấn này tuyệt đối không phải dành để đặt trên giá sách, mà đó là thứ có thể làm được. Thế nhưng chúng ta muốn làm thì phải nắm được cương lĩnh. Thực ra cương lĩnh chính là đạo đức, là ngũ luân đại đạo, sau đó là bát đức “Hiếu - Để - Trung - Tín - Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ” mà chúng ta đã biết rất rõ, còn có một cách nói khác nữa, đó là “Trung - Hiếu - Nhân - Ái - Tín - Nghĩa - Hòa - Bình”. Khi chúng ta đã nắm được ngũ luân bát đức thì cương lĩnh trí tuệ của cả 5000 năm chúng ta đều đã nắm lấy được mấu chốt. Vậy chúng ta hãy xem lại hết 12 đức mục này, trên thực tế là nó có trình tự thứ lớp. Hiếu là gốc. Chúng ta vừa thấy cái gốc rễ thì rất là nhạy cảm, bởi vì “Quân tử vụ bổn bổn lập nhi đạo sinh”; tìm thấy gốc rễ rồi thì gia đạo mới có thể thành tựu, sự nghiệp mới có thể thành tựu; không tìm được cái gốc rễ, sau này vẫn là rất khó tránh khỏi thất bại.
Mọi người hãy suy nghĩ kỹ xem, bây giờ phước không qua được mấy đời? Bây giờ không phải là ba đời, một đời cũng lo không nổi nữa, thậm chí chúng ta còn sơ suất giáo dục đạo đức. Bản thân tôi khi còn ở trường học cũng cảm thấy khóa sau không bằng khóa trước, tố chất con người giảm xuống với tốc độ nhanh chưa từng có, không phải chỉ là đức hạnh, ngay cả trình độ ngữ văn, năng lực học tập đều giảm sút, mà đầu nguồn của dòng nước chảy chính là đạo đức. Vì vậy chúng ta nhìn thấy rất nhiều thanh niên, căn bản đức hạnh của chúng không vững, vừa ra xã hội kiếm được ít tiền thì xa hoa, dâm dật, tập tính liền bị nhiễm ô. Cho nên họa phước là dựa nhau, nếu như không có đức thì phước cũng là họa. Người không có tiền vẫn không đến nỗi làm việc xấu, khi tiền có nhiều rồi thì tập tính liền bị nhiễm xấu hết. Cho nên phải cắm cái rễ của đức trước, chứ không cầu tiền tài trước, nếu không thì tai họa sẽ đến, có thể đều không biết được.
Chúng ta xem, cái gốc rễ này là “Hiếu”, “Để - Trung - Tín” là gốc. Hãy xem chúng ta xử lý, “Để” là yêu thương người khác, “Trung” là tận tâm tận lực, “Tín” là thành tín sống chung với người. Đây là cái gốc của việc làm người. Lại nâng lên “Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ”, cái này là cành nhánh. Lão tổ tông chúng ta thường thường ở trong đại tự nhiên, nhận được dẫn dắt cành nhánh này của cuộc đời. Lên cao nữa là “Nhân - Ái - Hòa - Bình”, cái này mới là hoa quả, khai hoa kết quả của đời người. Gốc là bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ gia đình, “Hiếu” là “sự thân”, tức là phụng sự cha mẹ. “Để - Trung - Tín” là kính sư trưởng, là tâm cung kính, “Để” chính là đối với trưởng bối, với người chung quanh. “Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ”, “quốc chi tứ duy, tứ duy ký trương quốc nãi phục hưng, tứ duy bất trương quốc nãi diệt vong”. Cho nên chúng ta ra xã hội, phải có thể làm tốt vai diễn của mình để lợi ích xã hội. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ này, người xưa gọi là sự quân, hiện giờ có thể chính là tại đơn vị bạn làm việc. Bạn đối với cấp trên của mình phải có sự cung kính và sự tận trung; đối với đơn vị, bạn cũng phải tận trung, đây là việc của quân. “Nhân Ái Hòa Bình”, đó chính là ái chúng, yêu thương mọi người, đây là đại ái.
Chúng ta dạy học, chúng ta hy vọng bọn trẻ nhân ái hòa bình, nhưng căn cơ của chúng không có, cho nên chúng không nâng cao lên được. Thời đại này lý tưởng rất nhiều, khẩu hiệu rất nhiều, nhưng rất khó thực hiện, vẫn phải là nỗ lực từ cái gốc. Cho nên các vị thấy, tấc cả 12 cái đức này là từ trong hiếu đạo mà dẫn phát ra ngoài. Chúng ta hãy nghĩ, chúng hiếu thảo rồi, “anh thương em, em kính anh”, chúng hiểu được “để”; tận tâm tận lực mà chăm sóc cho cha mẹ, sau khi nội hóa thì đối với người khác chúng cũng tận tâm tận lực. Chúng sẽ không nói dối với cha mẹ, chúng không muốn dùng đức hạnh làm ô nhục cha mẹ, cho nên chúng không thể không giữ chữ tín.
“Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ xấu”. Đạo đức mà bị tổn thương, cha mẹ cả đời không thể ngước đầu lên được, điều này chúng tuyệt đối sẽ không làm như thế. Tiếp đến, đối với cha mẹ cung kính là “Lễ”, đối với cha mẹ có tình nghĩa là “Nghĩa”. “Liêm sỉ” là có cái tâm biết nhục, muốn cho gia tộc vì mình mà vinh quang, lập thân hành đạo để cho gia đình được vẻ vang. Tiếp đó tuyệt đối không tham ô, nếu không thì là làm nhục cha mẹ. Kế đến, hiếu để là căn bản của tâm ái. Trong “Luận Ngữ” nói rằng: “Hiếu để dã giả kỳ vi nhân chi bổn dữ”, chúng có hiếu để rồi thì tự nhiên sẽ có thể nhân ái người khác, nhân ái hòa bình, trong gia đình thì sống chung vui vẻ với người khác. Vì thế chúng ta nhìn thấy, kỳ thực 12 cái đức này là một xâu chuỗi tu thân của một đời người. Lại đến tề gia, “hiếu” là tu thân, “hiếu để trung tín” là tu thân tề gia. Lại nâng lên đức hạnh của “lễ nghĩa liêm sỉ”, trị quốc, mỗi một người đều có cái đức như vậy thì đều có thể nhân ái hòa bình với người khác, có thể sinh ra hiệu ứng đạt đến bình thiên hạ.
Chúng ta tại Đài Loan đã từng học qua chủ nghĩa Tam Dân, đây là một chủ nghĩa rất tốt, nhưng kỳ thực, tinh thần của nó cũng là ở đạo đức. Chủ nghĩa dân tộc phải có “Hiếu - Để - Trung - Tín”, họ ngay cả cha mẹ và người thân của chính mình mà không yêu thương, thì làm sao họ lại yêu thương được cả dân tộc, họ làm sao mà tận trung với đất nước đây? Vì vậy, “Hiếu - Để - Trung -Tín” là tinh thần sở tại của chủ nghĩa dân tộc. Chúng ta ở thời đại này nhất định phải nắm được căn bản. Xây nhà ở không thể chỉ xây bên ngoài, mà bốn cây cột cái rất quan trọng. Chủ nghĩa dân quyền là chế độ dân chủ, chúng ta quan sát trên chế độ này, thế nhưng vấn đề là nếu như người dân, đặc biệt là người làm quan, khi mà không có “Lễ Nghĩa Liêm Sỉ”, thì những chế độ này biến thành công cụ của họ. Nếu có cái chủ tâm “Nhân - Ái - Hòa - Bình” thì chủ nghĩa dân sinh tự nhiên sẽ phát triển ngày một tốt. Cả quyển “Đệ Tử Quy” chính là dạy 12 đức hạnh này.
“Hiếu” - nhập tắc hiếu, “Để” - xuất tắc đệ. “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”, tận lực tận tâm. “Mình có tài, chớ dùng riêng”, ta có năng lực thì sẵn lòng mà phụng hiến.
“Tín”, từng có án văn chương chuyên nói về chữ tín.
“Lễ”, các vị xem ở phần “Cẩn”: “Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng, người lớn trước, người nhỏ sau”, các vị xem, cái “Lễ” này liền xuất hiện.
“Nghĩa”: “Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo”. Không thể nhìn thấy người giàu có thì nịnh bợ, bản thân có tiền rồi thì trở nên xem thường những thân bằng hữu hảo trước kia, đó là không có đạo nghĩa. “Ân phải báo, oán phải quên”, đây là phải cắm rễ từ nhỏ, bằng không hiện giờ bọn trẻ rất khập khiễng, chẳng nói đạo nghĩa. Tôi nghe nói, bây giờ chúng tìm đối tượng, tiêu chuẩn xem xét đầu tiên là cái gì? Chỉ mới vài năm thôi mà nghiêm trọng đến vậy. Nhớ lúc trước chúng ta vẫn còn rất trọng nghĩa.
“Liêm”: “Vật tuy nhỏ chớ cất riêng”, “cho hoặc nhận, phân biệt rõ”, cho thì nên cho nhiều, nhưng nhận thì nên nhận ít. “Dùng đồ người, cần mượn rõ, nếu không hỏi, tức là trộm”.
“Sỉ”: “Chớ tự chê, đừng tự bỏ”, “đức tổn thương, cha mẹ xấu”. Tâm biết xấu hổ của con người đã khởi.
“Nhân”: “Khi đối người, trước hỏi mình”. Điều mình không muốn thì đừng làm với người. Khi nào thì phải dạy vậy?  Không phải khi học đại học mới dạy, mà phải dạy từ nhỏ.
“Ái”: “Phàm là người, đều yêu thương”, “Việc chú bác như việc cha, việc anh họ như anh ruột”. Đối với cô dì chú bác cùng với cha mẹ trưởng bối của người khác, đều phải là cung kính như nhau.
“Hòa”, bạn nói khuyết điểm người, nói chỗ không tốt của người khác thì hòa sẽ không còn nữa. “Khen người tốt, đó là thiện, người khác biết, càng khích lệ”. Người hiện nay đều thích nghe người khác đang đồn chuyện gì, đó chủ yếu nhất là do không học “Đệ Tử Quy”.
“Bình”, nhân tâm bình, khí hòa: “Nghe khen sợ, nghe lỗi vui”. Con người thông thường nghe người khác phê bình thì trong tâm sẽ bất bình, như vậy ngược lại không gặp được quý nhân. Nếu nghe người ta khen, người ta tán thán thì lo sợ mà nói “tôi đâu có tốt vậy”. Nghe lỗi, nghe người ta phê bình thì lập tức cảm ơn họ vì đã chỉ khuyết điểm cho mình, như vậy thì “người hiền lương dần gần gũi”, người bạn, người tốt một cách chân chánh sẽ không ngừng ở bên cạnh giúp đỡ cho bạn.
Tôi nghe nói bọn trẻ bây giờ, gần như mới 7 - 8 tuổi thì đã không thể tiếp nhận sự phê bình, vậy thì nguy rồi, mới 7 - 8 tuổi thì chúng hiểu gì? Cái danh “Trinh Quán Chi Trị” của Đường Thái Tông là làm sao mà có? Là do lòng độ lượng, tiếp nhận khuyên can của người khác. Có một lần, quan đại thần của ông phê bình ông. Lời phê bình cũng không đúng cho lắm, ông cũng không cãi lại vị quan ấy, đợi vị đại thần này đi khỏi rồi thì vị đại thần bên cạnh mới nói: “Bẩm hoàng thượng! Ông ấy thật quá đáng, ông ấy phê bình đều không đúng mà sao hoàng thượng không ngăn lại?”. Đường Thái Tông nói: “Nếu như trẫm ngăn cản ông ấy, sau khi truyền ra ngoài, còn ai dám nói lời thật với trẫm nữa?”. Vì vậy Đường Thái Tông thành tựu bắt nguồn từ sự độ lượng của ông, tiếp nhận rộng rãi sự phê bình.
Các vị trưởng bối, chư vị bằng hữu! Đây không phải là nghe kể chuyện, các vị có hy vọng con cái của mình giống như Đường Thái Tông không? Chí hướng của các vị nên xa rộng một chút. Dân tộc chúng ta rất cần có một thế hệ tương lai đầy chí hướng xa rộng để mà tiếp nối, cái gọi là “đời đời đều có hiền nhân xuất thế”, mới có thể đem chính khí của Đài Loan mà vực trở dậy.
Thời gian hôm nay của chúng ta không nhiều lắm, nhưng tôi cũng muốn giao lưu với mọi người một lần về “Đệ Tử Quy”. Chúng ta mở tài liệu đến trang 60.
Chúng ta tham gia công tác giáo dục, phải thúc đẩy giáo dục như thế nào? Trong quyển sách này đều có đề cập đến, toàn bộ phương pháp cũng có viết, mong chư vị nhà giáo ưu tú hãy lấy đó làm tham khảo. Trong diễn giải này, quả thực dân tộc của chúng ta có thể kéo dài 5000 năm, một trong những tinh thần quan trọng nhất, trước đại chiến lần thứ hai rất nhiều người phương Tây đã nghiên cứu, nói rằng có thể là dân tộc này coi trọng việc giáo dục gia đình, bởi vì thái độ xử người đối vật của họ, đều là hình thành từ trong gia đình cả, có câu nói “trung thần là từ hiếu tử mà ra”.
Ở chỗ này bản thân tôi cũng vừa có dịp tại Malaysia, gặp được một vị hậu duệ của Khổng Lão Phu Tử, là một phụ nữ. Trong lúc tôi giao lưu với bà ấy, bà nói rằng bà đọc “Đệ Tử Quy”, cảm thấy rất hoan hỷ. Bà mới tiếp xúc “Đệ Tử Quy”, nhưng mỗi lần bà đọc một câu thì đều nhớ lại lúc còn nhỏ, cha mẹ và người lớn ở trong nhà đều làm như vậy cả, vì vậy mặc dù bà không đọc qua “Đệ Tử Quy”, nhưng trên thực tế thì bà đã học qua “Đệ Tử Quy”. Cho nên, “Đệ Tử Quy” không phải dành cho trẻ con học, mà là cha mẹ làm ra để ảnh hưởng thay đổi ngấm ngầm cho trẻ.
Giáo dục thì có thân giáo, có cảnh giáo, có ngôn giáo. Ngoài việc lấy thân làm gương ra, việc mà khiến mỗi một câu “Đệ Tử Quy” đều trở thành hoàn cảnh sống trong gia đình của các vị, thì đây chính là cảnh giáo. Lại thêm nữa, khi mà bọn trẻ phạm sai lầm, lập tức thành cái ký ức sâu sắc nhất của chúng, khéo dạy bảo dần dần thì là ngôn giáo, chứ không phải là cứ càm ràm suốt 24 giờ một ngày, đó không phải là ngôn giáo, mà khi thời cơ thích hợp đến thì nhắc nhở chúng, chúng lập tức ghi nhớ lại.
Chúng ta hãy xem, mỗi một câu đều có thể là cảnh giáo, vậy “hiếu để” có thể là cảnh giáo hay không? Chúng ta tự mình hiếu thuận cha mẹ thì cảnh giáo liền xuất hiện. Ví dụ như “nón quần áo để cố định”, trong nhà có rất nhiều sách vở vật dụng đều được để ở nơi cố định, trong nhà sẽ không trở nên bị lộn xộn. “Chớ để bừa, tránh dơ bẩn”, nhà lộn xộn thì tâm cũng lộn xộn; nhân tâm mà xốc nổi thì không có việc gì có thể thành tựu. Cho nên tu dưỡng đều là ở trong cuộc sống, bồi dưỡng định lực cho trẻ thì trẻ mới có được trí huệ. Thế mà bây giờ có phụ huynh bình thường không dọn dẹp, khi nhà có khách thì mới chạy đi dọn dẹp, vậy bọn trẻ sẽ học được gì? Chúng học được khi nào thì mới dọn dẹp nhà cửa! Vậy đây là giáo dục hay là phản giáo dục? Con cái chúng ta chỉ học được cái bề ngoài, vậy thì đã lầm lẫn rồi.
Chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ, chúng ta phải cho bọn trẻ một tấm gương tốt, bởi vì văn hóa của dân tộc được thừa truyền chính là nhờ gia đình, mà sự góp lại của gia giáo chính là quyển “Đệ Tử Quy” này, đó đích thực là căn cứ từ trong quyển “Luận Ngữ” của Khổng Tử, đưa ra 7 nhân tố quan trọng nhất của sự tu dưỡng, đem biên ra thành một quyển sách này. Quyển sách “Đệ Tử Quy” này đã đem cương lĩnh đức hạnh, xử sự đối người quan trọng nhất trong 5000 năm đều đã nắm bắt được hết. Chúng ta thấy, vừa bắt đầu “Đệ Tử Quy”, chữ “Đệ Tử” này nghĩa là, lúc ở nhà là học trò của cha mẹ, ở trường thì là học trò của thầy cô. “Quy” là quy củ, có câu: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Từ nhỏ mà không học quy củ, đi đến nơi đâu cũng thêm phiền phức cho người khác, vì vậy cần học càng sớm, để hiểu được theo khuôn phép cũ.
/6
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây