Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 69: [THƯ 69]: Thư trả lời cư sĩ Ngô Hy Chân (thư thứ nhất)

Một pháp Niệm Phật ước có bốn thứ là Trì Danh, Quán Tượng, Quán Tưởng, và Thật Tướng. Trong bốn pháp này, chỉ có mỗi pháp Trì Danh nhiếp thọ căn cơ phổ biến nhất, hạ thủ dễ dàng nhất, chẳng đến nỗi khởi ma sự. Như muốn quán tưởng thì phải đọc kỹ Quán Kinh, biết sâu xa “tâm này làm Phật, tâm này là Phật”, và “tâm tịnh Phật hiện, cảnh chẳng từ bên ngoài đến, duy tâm sở hiện”, chẳng sanh chấp trước thì cảnh càng thêm sâu mầu, tâm càng thêm tinh nhất. Làm được như vậy thì sự lợi ích của việc quán tưởng thật chẳng nhỏ nhoi. Nếu quán cảnh không thuần thục, chẳng rõ lý luận, do tâm bộp chộp, vọng động muốn cảnh hiện gấp thì toàn thể là vọng, đều chẳng tương ứng với cả Phật lẫn tâm liền đọa vào thai ma. Do vậy, vọng động muốn thấy cảnh, tâm càng thêm vọng động, ắt đến nỗi khơi động nhiều kẻ oan gia hiện ra cảnh giới. Nhân địa lúc ban đầu đã không thật, làm sao biết những cảnh đó do ma nghiệp hiện ra cho được, bèn sanh lòng hoan hỷ lớn, tình chẳng tự yên, ma bèn dựa thân, mất trí thành cuồng, dẫu có Phật sống hiện thân cứu độ cũng không làm gì được! Hãy nên tự lượng căn tánh, chớ có ham cao xa, đến nỗi cầu được ích lại trở thành tổn hại. Thiện Đạo hòa thượng nói: “Chúng sanh đời Mạt Pháp thần thức chông chênh, tâm thô, cảnh tế, quán khó thành tựu. Vì thế, Đại Thánh bi mẫn, riêng khuyên chuyên trì danh hiệu, vì xưng danh dễ dàng, [niệm Phật] liên tục bèn được sanh”.Thật chỉ sợ có kẻ chẳng khéo dụng tâm đến nỗi lạc vào ma cảnh! Hãy nên tự suy xét tường tận. Lại nữa, chí thành khẩn thiết chính là pháp mầu nhiệm để tiêu trừ sự vọng động, bộp chộp, ma cảnh. Hãy nên tận tâm dốc sức mà hành thì may mắn lắm!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT- Phần thứ tư

/238
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây