Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam

http://chuatanvien.com


Ông Khèo Tin Phật.

Thấp thoáng dưới bóng Đa trước cổng chùa, bóng dáng ông Khèo rụt rè nửa bước nửa lui trước hai tôn tượng Di Lặc và Đại Thông Trí Thắng Như Lai, trên tay ông cầm mấy bông hoa cúc vàng và một chiếc túi ni lông chắc là đồ lễ ông mang lên chùa cúng Phật ngày rằm, thấy ông rụt rè mấy vãi bà đi sau chào ông bằng câu A Di Đà Phật, câu niệm danh hiệu và cái chắp tay cúi chào ấy, như một luồng điện chạy khắp cơ thể ông thôi thúc ông, giục giã ông tiếp bước, và rồi ông mạnh dạn bước theo sau mấy bà vãi lên chùa làm công quả, vào trong Tam Bảo ông vội chắp hai bàn tay vào nhau mà khấn mà vái xì xụp liên hồi, không biết từ bao giờ mà ông lại biết và tin tưởng đến Phật Pháp nhiều như ngày hôm nay, đây cũng là một điều lạ, và cũng là dấu hiệu của sự chuyển biến về sự coi trọng Phật, Pháp, Tăng trong lòng người dân xã nơi mà ông sinh sống.
-   Trở lại những năm trước đây khi đất nước vừa bước vào công cuộc cải tổ ruộng đất, nhà ông cũng thuộc loại khá trong làng vì có cơ số ruộng đất loại tốt, mà nhà ông thì nhân lực lại có nhiều, công với sự quản lý gia đình kiểu đanh đá khét tiếng của mẹ thân sinh ra ông, bản thân ông Khèo cũng  là một người gia trưởng và nghe lời mẹ, nên vợ ông bà Toan là người khổ nhất làng theo cả nghĩa bóng, và nghĩa đen mà bao nhiêu dân làng đều cảm nhận được, thời khoa học đất nước còn chưa phát triển, phân bón, giống má còn chưa có nhiều, thì ruộng đất nhà ông được tốt tươi cũng là nhờ một tay bà Toan lo liệu, này nào cũng vậy từ sớm tinh mơ đến chiều tối mịt, mới thấy bà Toan lầm lũi kẽo kẹt khi thì gánh phân trâu lúc thì gánh cỏ đầy ắp, theo sau hai con trâu béo múp thủng thẳng bước về nhà, cũng bởi vì mẹ chồng vừa đanh đá lại suốt ngày để ý con dâu nên bà Toan chọn phương án thà rằng suốt ngày làm việc ngoài đồng cho đến tối mịt bất kể trời nắng hay mưa,  chứ không ở nhà  để phải chịu sự quản lý và cằn nhằn của bà mẹ chồng khó tính, hôm nào cũng vậy cứ sau bữa tối là bà Toan vội chui vào màn đi ngủ sớm, vừa tránh đụng độ mẹ chồng vừa lấy lại sức sau một ngày làm việc cật lực,
-   Còn về ông Khèo tối ngày ông nghe lời mẹ, ông làm nhân lực chính trong gia đình, đến mùa vụ ông cày, ông bừa, ông làm tất cả mọi việc, ông thét ra lửa đến nỗi vợ con ông cứ nen nét mà làm theo lời ông nói, các con ông thì chỉ biết động viên mẹ chứ chẳng đứa nào dám ho he lấy một câu, đứa nào mà không chịu làm thì ông và mẹ ông nói sỉa thẳng mặt không tiếc một lời nào nên chúng cũng thấy rằng chẳng dại gì mà lên tiếng trước bà và bố,  thương mẹ cũng chỉ động viên mẹ khi vắng bố vắng bà mà thôi, ngoài ra ông Khèo còn có biệt danh là chim lợn ( Vì tiếng kêu của chim lơn nhân gian thường nói là rất độc vì khi bay qua nhà nào mà chúng kêu to thì nhà đó có điềm chẳng lành), với ông Khèo cứ thấy động tĩnh nhà nào trong thôn xóm làm công việc gì là ông có mặt, nhất cử nhất động đều không qua nổi mắt ông, đã vậy ông còn hay trêm trọc câu ra câu vào khiến nhiều gia đình lục đục cãi nhau sau khi ông đã ra về,  ông Khèo với bà Toan đẻ một lèo sáu người con moi người trong làng cũng chẳng biết là với sức vóc của người phụ nữa như bà Toan mà một tay bà lo con cái một tay bà lo chuyên ruộng nương chu tất được, và họ thấy cảm phục bà lắm, ngoài những  lúc đồng áng ra thì ông Khèo làm thêm nghề thợ xây, kiếm được đồng nào ông mang về nộp cho mẹ ông, bà cụ tuổi cũng cao nhưng minh mẫn ra trò tính toán đâu ra đấy, cho nên cả đời bà Toan không biết đến một đồng tiền nào cho riêng bản thân mình, và bà cũng chẳng bao giờ được cầm đồng tiền đi chợ mua cho các con tấm áo manh quần, hay mua những đồ ăn ngon và nấu những món mình thích cho gia đình như bao nhiêu người phụ nữa khác, có nhứng lúc thương vợ động lòng trắc ẩn ông Khèo thủ thỉ với bà Toan mà rằng, thôi bà nó ạ dù có việc hay không có việc thì cứ hai cái quang gánh mà ra đồng cho yên phận chứ ở nhà Bà nói tôi thấy thương bà lắm bà ạ.  
-  Là một người sinh ra trong thời kỳ loạn lạc ên ông cũng phải lên đường tòng quân đánh đuổi giặc xâm lăng nên ông cũng được học chính trị tại đơn vị, cho nên giờ đây giải ngũ về quê ông không tin Phật Pháp, vợ con nói có gì về chùa chiền ông gạt phắt, đến cả mẹ ông cũng vậy khi tuổi cao cụ cũng sắm cho mình cái áo dài đi chùa, cùng tràng hạt nhưng chẳng bao giờ thấy cụ lên chùa bao giờ,
-  Thời gian thấm thoắt thoi đưa các con ông Khèo cũng đã lớn nhưng với tính lành chanh của bà nội nên chúng cũng chẳng muốn ở chung với gia đình, cứ đứa nào lập gia đình là chúng đòi ra ở  riêng cho bằng được,vậy là ngôi nhà năm gian trống vắng chỉ có mấy thân già chăm nhau, bà Toan ngày một yếu hơn bà ít ra đồng hơn vì thời bây giờ ruộng nương cũng không cần chăm bón nhiều, nào là phân vi sinh, lúa thì giống mới cho năng xuất cao vì vậy bà cũng có chút thời gian nghỉ ngơi, nhưng ngờ đâu do làm việc quá sức nhiều năm, cộng với ăn uống kham khổ nên bà Toan bị ốm liệt giường, đến nỗi phải đi viện tiếp nước, tiếp đạm, và rồi tại đây bác sỹ báo tin là bà đã bị ung thư giai đoạn cuối, quá suy sụp khi trở về nhà bà nằm liệt tại giường.
-  Còn về chuyện mẹ ông Khèo nay cụ cũng đã tuổi cao sức yếu, nói chẳng ra hơi, lúc đầu còn chống gậy dò giẫm quanh nhà, về sau cụ cũng nằm liệt tại chỗ, rồi một ngày kia lúc bình minh vừa ló rạng, mẹ ông hấp hối, ngay lập tức ông gọi tắc xi chuyển vợ mình lên nhà thằng con cả ngay tại xóm trên, tránh chuyện xấu hơn có thể xảy ra, và rồi họ hàng làm xóm, mỗi người một tay đám tang mẹ ông Khèo cũng được cử hành trọng thể, ngày đưa tang trống khèn inh ỏi, khi vừa hạ huyệt mẹ ông thì người nhà báo hung tin vợ ông cũng đang hấp hối tại nhà con cả, trời đất như sụp đổ dưới chân ông, mọi người chuyển gấp vợ ông về lại nhà ông nhưng không kịp nữa, bà Toan ra đi mà chẳng được ở trong ngôi nhà thân yêu của bà, mà bà trút hơi thở cuối cùng trên chiếc xe taxi, vậy là cả một đời bà long đong lân đận cho đến lúc chết cũng vẫn chẳng được yên thân.
-  Làng xóm bàng hoàng, xôn xao bàn tán, tang tóc chồng lên tang tóc, vậy là một lúc ông gánh hai nỗi đau, mất đi người thân, người vừa nằm xuống chưa yên thì lại phải lo tiếp cho người sau, vậy là con con cháu cháu, họ hàng lại tiếp tục gánh vác việc tang cho bà Toan sau những đêm thức trắng túc trực trước linh cữu cụ bà, âu cũng là số trời đã định bà Toan ra đi ngày đưa tang bà trời nắng đẹp rất đông người dân làng đưa tiễn sẻ chia, kết thúc những ngày đau đớn do bệnh tình hành hạ,  ông Khèo mặt buồn rười rượi, thu xếp xong một lúc hai đám tang ông sống lủi thủi một mình, suốt ngày lầm lũi thi thoảng con cháu ghé về thăm ông một chốc lát rồi lại vụt đi như cơn gió thoảng, nhưng số phận đâu có tha cho ông ngay sau đám tang vợ, ông cũng ốm một trận ra trò, được đưa đi khám ông nhận được hung tin là trong dạ dày ông cũng đang có một khối u ác đang trong giai đoạn hình thành, 
-  Rồi đến một ngày kia ông được người thân đi chùa về mua tặng ông một chiếc đài nhỏ vừa nghe được đài tiếng nói việt nam lại vừa nghe được các bài giảng Pháp được ghi sẵn vào thẻ nhớ gắn ở trong đài, những lúc loay hoay dò đài vô tình ông bấm phải nút phát các bài trong thẻn nhớ, một giọng nói của Thầy chùa vang lên trong trẻo,  ông tò mò ngồi nghe và rồi ông thấy mọi chuyện  sảy ra trong đời ông như có gì đó giống với lời Thầy giảng, và cứ thế ông nghe hết bài này sang bài khác, ông thấy như mình vừa mới tìm thấy một cái gì đó mà ông kiếm tìm bấy lâu nay mà không thấy, ông học được những điều mà cả đời ông làm lụng hò hét vợ con mà ông quên mất ông không học, là ông phải biêt lắng nghe và nhẫn nhịn, và chia sẻ, và rồi ông nghe miết, nghe nhiều đến nỗi ông gần như thuộc hết các bài giảng, ông thấy mình vẫn muốn nghe muốn học theo những lời Thầy giảng, và rồi ông lên chùa ông lân la đến chỗ mà nhà chùa gieo duyên cho các Phật tử các loại nào là vòng đeo tay, nào là kinh sách, và rồi ông được người nhà chùa tải miễn phí cho ông các bài giảng mới, ông thấy mọi người thân thiện quá hướng dẫn ông nhẹ nhàng, ông mạnh dạn thỉnh thêm một cuốn kinh nữa để về xem trong lúc trống vắng, ngày lại qua ngày ông ngấm dần các câu chuyện phật pháp, và rồi ông tin Phật ông làm theo những lời Thầy dậy trong các bài giảng và ông cảm thấy mình bình an hơn, thanh thản hơn, 
Một hôm đúng vào ngày nhà chùa tổ chức lễ cầu siêu tận những ba ngày, ông lên chùa, len lén ông vào nhà giảng ngồi thu một góc ông nghe Thầy giảng pháp, ông thấy rất nhiều các Phật tử nam giới như ông cũng lên chùa nghe giảng, và rồi ông được một cụ trong ban trật tự trịnh trọng mời ông lên hàng ghế đầu nơi các cụ nam giới ngồi, ông nghe không bỏ sót một lời nào, ông thấy mình thật may mắn khi đến nhưng lúc cuối đời còn được biết đến Phật pháp, cứ như vậy không một pháp hội nào vắng mặt ông, những ngày buồn buồn ông lại len lén lên chùa, làm công quả, giờ đây ông không còn quát mắng con cháu nữa, anh con cả thấy bố lầm lũi một thân một mình, cũng dọn về ở chung với ông cho ấm nhà ấm cửa, và cũng tiện cơm nước trông nom ông, mà ông thay đổi hoàn toàn con người mình, ông cũng đã sắm cho mình một chiếc áo tràng dài để chờ khi có pháp hội là ông sẽ diện chiếc áo ấy lên chùa, trì kinh, niệm Phật cầu siêu cho mẹ ông và vợ ông được siêu sinh tịnh độ, bản thân ông giờ này ông không thấy mình suy sụp nữa, ông thấy mình phải làm thật nhiều việc thiện hơn nữa, ông đã có niềm tin vào Phật Pháp, ông nguyện với lòng mình là sẽ gắng tu học để đến ngày kia biết đâu đấy được sự gia trì của Đức Phật ông được lành bệnh, ông sẽ rủ thêm mấy người hàng xóm quanh nhà cùng ông lên chùa tụng kinh, nghe pháp thay cho sớm tối ngồi bàn tán chuyện làng chuyện nước, chuyện nhà ông này, chuyên của bà kia, vô bổ hết mức.
Ông Khèo nay đã tin sâu Phật Pháp ông dần dần thuộc làu kinh tạng ông còn có mong ước được gửi tấm thân mình lên chùa sau khi xả bỏ báo thân, 
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam Mô A Di Đà Phật.

Nguồn tin: Chùa Khai Nguyên.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây