Mẹ ơi cho con được sống với ba mẹ - Xin đừng giết con!

Thứ hai - 27/05/2013 06:17 - Đã xem: 13411

Mẹ ơi cho con được sống với ba mẹ - Xin đừng giết con!

Sau đây là Nhật Ký của một thai nhi do bác sĩ phụ khoa người Đức ghi lại: Ngày mồng 1 tháng 5, hôm nay cha mẹ tôi đã gặp gỡ nhau và đã gọi tôi vào cuộc sống làm người. Ngày 15 tháng 5, các động mạch đầu tiên của tôi xuất hiện và thân thể tôi hình thành nhanh chóng (tuổi đời của tôi tính ra đã được 15 ngày kể từ lúc mẹ tôi thụ thai). Ngày 21 tháng 5, tim tôi đã bắt đầu đập những nhịp đập đầu tiên (tôi đã được 3 tuần tuổi rồi).
Sau đây là Nhật Ký của một thai nhi do bác sĩ phụ khoa người Đức ghi lại:

Ngày mồng 1 tháng 5, hôm nay cha mẹ tôi đã gặp gỡ nhau và đã gọi tôi vào cuộc sống làm người.

Ngày 15 tháng 5, các động mạch đầu tiên của tôi xuất hiện và thân thể tôi hình thành nhanh chóng (tuổi đời của tôi tính ra đã được 15 ngày kể từ lúc mẹ tôi thụ thai).

Ngày 21 tháng 5, tim tôi đã bắt đầu đập những nhịp đập đầu tiên (tôi đã được 3 tuần tuổi rồi).

Ngày 23 tháng 5, tôi hoàn toàn không hiểu vì sao mẹ tôi lại quá lo lắng như vậy (vì đã quá ngày rồi mà mẹ tôi vẫn không thấy có kinh nguyệt).

Ngày 28 tháng 5, tay chân tôi bắt đầu mọc ra những cái chồi non, tôi duỗi chân và vươn mình thật sảng khoái (tôi đã được 4 tuần tuổi rồi đấy).

Ngày 16 tháng 6, chính hôm nay mẹ tôi mới biết là tôi đang có mặt trong lòng bà và tôi rất vui sướng về điều này (mẹ tôi sau 2 lần mất kinh nguyệt mới biết chắc là mình đã có thai).

Ngày 20 tháng 6, bây giờ thì chắc chắn rồi, tôi là 1 bé gái (tôi đã được 1 tháng 20 ngày tuổi).

Ngày 24 tháng 6, tôi cảm nhận được thế nào là sự đau đớn (tôi đã được 1 tháng 24 ngày tuổi).

Ngày 6 tháng 7, tôi bắt đầu có tóc và những sợi lông mày (tôi đã được 2 tháng 6 ngày tuổi).

Ngày 8 tháng 7, đôi mắt tôi bắt đầu hoạt động và sẵn sàng để một ngày kia nhìn thấy mẹ tôi và cả ba tôi nữa chứ! (tôi đã được 2 tháng 8 ngày).

Ngày 15 tháng 7, tim tôi đập những nhịp đập đều đặn, thật tuyệt vời! (tôi đã được 2 tháng 15 ngày).

Ngày 17 tháng 7, tôi cãm nhận được rằng mình đang được mẹ ấp ủ và chở che, tôi cảm thấy rất đỗi hạnh phúc!

Ngày 18 tháng 7, lạ quá! Hình như hôm nay tôi cảm nhận được mẹ tôi có 1 nỗi niềm gì đó hoang mang, lo sợ, có lúc lại bấng loạn, hốt hoảng. Có điều gì thế nhỉ? Tôi mong mọi sự rồi lại tốt đẹp như lâu nay…

Ngày 19 tháng 7, buổi tối, rõ ràng mẹ tôi đã khóc thật nhiều, khóc thành nhiều đợt, khóc thành tiếng và lặng lẽ thổn thức một mình.

Ngày 20 tháng 7, hôm nay, trời ơi! Mẹ tôi đã quyết định…giết tôi!

(các giai đoạn phát triển của thai nhi theo ngày tháng trên là xác thực  một cách khoa học – hài nhi đã tượng hình và là 1 con trẻ bé bỏng)

Các bạn đừng ngại khó khăn khi nuôi con, đừng sợ tai tiếng, sau này con của 2 bạn lớn khôn sẽ là niềm hạnh phúc cho 2 bạn đấy. Các bạn giết con là sẽ bị dày vò suốt cả cuộc đời. Hãy vượt qua khó khăn và gánh lấy trách nhiệm của mình.

alt

Tại sao chúng ta lại nỡ lòng nào giết đi một sinh mạng bé nhỏ ngay khi chính chúng ta còn muốn sống?

Chỉ vì cái sợ trước mắt mà bạn nỡ lòng bỏ đi chính ruột thịt, máu mủ của bạn. Rồi bạn sẽ bị lương tâm hành hạ, không những thế mà sau khi bỏ xong, nguy cơ để lại di chứng là rất cao.

6 nguyên nhân chính dẫn đến phá thai:

Tình trạng nạo phá thai ngày càng gia tăng rõ rệt. Bên cạnh những nguyên nhân y tế, có rất nhiều bạn trẻ đã phá thai chỉ vì một phút bất cẩn trong cuộc sống.

Đối với một số phụ nữ, quyết định phá thai cũng dễ dàng như bao việc khác, nhưng cũng có những người phải day dứt lắm mới quyết định được việc này. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính dẫn đến phá thai, bỏ thai mà các bác sĩ đã thống kê được:

1. Kết quả của tội phạm

Khi mang thai là kết quả của một tội ác như hãm hiếp, lạm dụng tình dục trẻ em hay loạn luân… thì phá thai là cách làm đúng đắn nhất. Trong trường hợp này, người thân nên đặc biệt quan tâm đến sức khỏe sinh lý cũng như nội tâm của người bệnh để nhanh chóng giúp bệnh nhân thoát khỏi mặc cảm.

2. Do sức khỏe người mẹ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến phá thai là việc mang bầu có thể nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ. Điều này cũng có nghĩa là người mẹ sẽ không đủ sức lực để nuôi dưỡng em bé trong bào thai và khi em bé chào đời. Vì vậy, bỏ thai đôi khi lại an toàn và cần thiết cho người mẹ.

3. Sức khỏe thai nhi

Một lý do khác dẫn đến phá thai không liên quan đến sức khỏe mẹ bầu là vì sức khỏe thai nhi. Nếu thai nhi gặp bất cứ rủi ro gì như dị tật bẩm sinh, khuyết tật… cha mẹ có thể sẽ được khuyến khích nên bỏ thai. Trong trường hợp này các bác sĩ và gia đình sẽ cân nhắc xem mức độ rủi ro thế nào để đi đến quyết định cuối cùng.

4. Các vấn đề di truyền

Tương tự như lý do trên, phá thai sẽ được thực hiện nếu thai nhi bị nghi ngờ có khuyết tật di truyền. Chúng có nguyên nhân từ gia đình hoặc trong thời gian mang thai, người mẹ uống quá nhiều rượu. Phổ biến nhất trong các trường hợp này là khuyết tật thần kinh.

5. Dư luận xã hội

Rất nhiều người quyết định phá thai vì không vượt qua được định kiến xã hội. Những lý do thường gặp là mang thai trước khi kết hôn, mang thai khi đang còn đi học, mang thai khi đã có quá nhiều con và thậm chí là vì kinh tế gia đình quá eo hẹp… Dù vậy, nếu vì những nguyên nhân này thì bạn nên có gắng khắc phục để không phải bỏ thai.

6. Kế hoạch kiểm soát dân số

Đây có thể là chính sách điều chỉnh quy mô dân số hoặc kiểm soát dân số của chính phủ. Chính sách này có thể cho phép bạn chỉ được sinh 2 con và nếu trên 2 con thì phải nộp phạt hoặc bắt buộc phải bỏ thai.

Hậu quả của việc nạo, phá thai:

Nạo phá thai có thể dẫn đến vô sinh: Cho dù lý do gì, thì việc nạo phá thai, tuy là thủ thuật không lớn nhưng tuyệt đối không phải việc nhỏ. Sau thủ thuật nạo phá thai có thể để lại nhiều di chứng, gây hậu quả xấu.

alt

Những biến chứng của nạo phá thai

Những năm gần đây, đã có nhiều cải tiến lớn trong phương pháp nạo phá thai, nó không còn giống như ngày xưa “nạo gượng”, mà là “hút bằng phụ áp”. Tuy vậy không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng còn phải dùng nuôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung.

Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí tạo thành lỗ rách ở tử cung. Ngoài ra, khi tổ chức đế cuống rốn nằm ở vách tử cung, bị ống hút phụ áp hút ra khỏi vách tử cung, sẽ để lại trên bề mặt đó bao nhiêu là mạch máu bị vỡ ra.

Nếu như đế cuống rốn không lấy ra được nhanh, sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do đó có thể làm cho các mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó, đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi, hoặc trong quá trình thủ thuật không nghiêm chỉnh thực hiện vô trùng đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào đưa ra rất có thể đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, việc nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với các trường hợp đã qua nạo hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ, có thể xuất hiện các tình huống sau:

Dính khoang tử cung: Nếu nạo hút quá mức, lớp gốc ở màng trong tử cung bị tổn thương, mặt màng có thể dính vào nhau sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của tinh trùng và làm cho trứng đã thụ thai khó cắm vào, do đó hậu quả thường thấy nhất là không thụ thai được, có khi có thai cũng dễ sẩy thai.

Còn sự thay đổi về kinh nguyệt thì do mức độ tổn thương của niêm mạc tử cung. Nếu tổn thương không nhiều, chỉ có một bộ phận nào đó ở khoang tử cung bị dính, thường chỉ làm giảm lượng kinh nguyệt hoặc gây ra xuất huyết không theo một quy tắc nào. Nếu tổn thương nghiêm trọng, mặt dính ở khoang tử cung rộng, sẽ gây bế kinh lâu dài. Nếu cổ tử cung bị dính, máu hành kinh không ra ngoài được mà chảy ngược vào bụng sẽ gây ra bế kinh lâu dài và đau bụng có tính chất chu kỳ.

Hiện tượng không thụ thai: Sau khi nạo phá thai, không thụ thai lại được nữa, ngoài nguyên nhân dính khoang tử cung đã nói trên, còn có khả năng do ống dẫn trứng bị viêm. Khi thủ thuật bị viêm nhiễm, chứng viêm có thể từ nội mạc tử cung lan sang ống dẫn trứng, làm cho khoang ống dẫn trứng bị dính, gây ra tắc; cũng có khả năng do ống limpha và mạch máu ở vách tử cung khuyếch tán ra tới tổ chức liên kết cạnh tử cung, làm cho xung quanh ống dẫn trứng viêm, miệng ống dẫn trứng dính vào nhau và kẹt lại.

Dù cho nguyên nhân ống dẫn trứng tắc lại do miệng ống dẫn trứng bịt lại, đều cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau, tất nhiên dẫn đến không còn thụ thai được.

Sẩy thai hoặc đẻ non: Khi nạo phá thai, nhất là khi nạo, phải dùng đến kìm để lấy thai ra, nếu miệng cổ tử cung bị dụng cụ nới rộng làm rách, thì sau đó, hễ có thai là sau 12 tuần sẽ kết thúc bằng sẩy thai.

Vì sao lại sẩy thai muộn mà không sẩy thai sớm? Then chốt của vấn đề là ở chỗ, miệng cổ tử cung sau khi bị rách sẽ lỏng ra, mất công năng “cơ vòng”, đồng thời không giữ được trạng thái “đóng khóa” trong điều kiện áp lực cao.

Khi có thai, ở thời kỳ đầu do thai chứa trong tử cung chưa lớn, áp lực trong tử cung thấp thì còn ứng phó được, nhưng thai dần dần phát triển, nước ối nhiều lên, thai nhi lớn hơn, áp lực trong khoang tử cung ngày càng tăng, miệng trong cổ tử cung bị lỏng không chống đỡ được, bọc bào thai trồi vào ống cổ tử cung, làm cho ống cổ tử cung dần dần trương rộng ra và co ngắn lại, đến mức nào đó, màng bào thai vỡ ra và không tránh được tình trạng sẩy thai. Vì vậy, thai sẽ không thể phát triển cho đến lúc đủ tháng.

Đế cuống rốn bị dính hoặc cắm sâu vào: Khi tử cung bị nạo quá sâu hoặc bị nạo hút nhiều lần, nội mạc tử cung bị tổn thương và teo lại. Đến khi có thai tiếp sau đó, nội mạc tử cung do đã bị tổn thương và teo lại nên thường không thể lành lặn lại, phải bong ra lớp màng đáy để tiếp nhận phôi bào cấy vào, màng tử cung bong ra phát dục không tốt, lông tơ ở bên ngoài phôi bào sẽ cấy sâu vào, thậm chí còn xâm phạm tới lớp cơ bên dưới của màng tử cung.

Như vậy, đế cuống rốn được hình thành sẽ không dễ hoặc căn bản không thể tách khỏi vách tử cung một cách tự nhiên, kết quả ra sao, có thể suy ra khác biệt. Thai nhi sau khi sinh ra, phần bị dính hoặc phần cấy sâu vào của đế cuống rốn không tách ra hết, không đưa ra được gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, còn ở chỗ tách ra được ở vách tử cung cũng thành một hõm máu chảy ra, tất nhiên sẽ gây xuất huyết nhiều. Nếu chỗ dính liền của đế cuống rốn thì còn có thể bóc ra, còn nếu đế cuống rốn cắm vào thì chỉ có cách cắt bỏ tử cung mới giải quyết được.

Như vậy, việc nạo phá thai có thể gây nhiều di chứng. Vì vậy, không thể coi việc nạo phá thai là chuyện bình thường mà đó là việc tối quan trọng và phải hết sức cân nhắc . Phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hợp lý, hết sức tránh việc nạo phá thai gây nhiều hậu quả xấu.

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây