Niệm Phật chính là thâm diệu Thiền

Thứ hai - 31/03/2014 04:32 - Đã xem: 4140

Niệm Phật chính là thâm diệu Thiền

Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

Niệm là ý niệm khởi lên, thiện niệm ác niệm đều không hề gì, nó sẽ khởi tập khí nhưng khi nó vừa khởi lên lập tức liền giác ngộ, cái gì gọi là giác ngộ? Một câu A Di Đà Phật chính là giác ngộ, đánh chết cái ý niệm này đi, đổi thành A Di Đà Phật, khi không khởi niệm thì không khởi A Di Đà Phật cũng không hề gì, vừa có ý niệm, cái ý niệm thứ hai thì là A Di Đà Phật, con người này công phu liền có lực, con người này niệm Phật thì nắm chắc vãng sanh Thế Giới Tây Cực Lạc, cho nên chúng ta có thể vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hay không, chỉ cần xem chính chúng ta nghĩ lại xem có được cái công phu này không? Không có công phu này thì vọng niệm nối nhau, niệm niệm tiếp nối vậy thì phiền phức, vậy thì làm sao? Do công phu niệm Phật của chúng ta chưa đủ, tâm cảnh giác của chúng ta chưa cao, vẫn chưa có cách gì thay thế được, nỗ lực đem câu A Di Đà Phật niệm cho quen thuộc, thuần thục rồi thì tự nhiên cảnh giới này liền hiện tiền.

Chỉ cần ý niệm khởi lên, chính là A Di Đà Phật. Cho nên dùng 1 niệm, chính là 1 niệm A Di Đà Phật này, đánh bạt hết tất cả các vọng niệm, bạn phải nên biết chỉ cần là ý niệm đều là vọng niệm. Cái gì gọi là chánh niệm? Không có ý niệm gọi là chánh niệm, không có ý niệm mà rõ ràng tường tận, thông suốt, thấu đáo thì gọi là chánh niệm, nếu như không có ý niệm, cái gì cũng đều không biết, mê hoặc, điên đảo thì đó gọi là vô minh. Vậy thì cũng sai lầm, cho nên Phật dạy chúng ta chấp trì danh hiệu thật là rất hay vậy! Mỗi niệm là A Di Đà Phật, đó là giác quán, có giác có quán, không khởi tất cả vọng niệm, không có bất cứ ý niệm nào, đó gọi là định, đó là thiền định. Cho nên trong định có huệ, trong huệ có định thì niệm câu A Di Đà Phật làm sao không phải là thâm diệu thiền chứ

Nguồn tin: Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây