Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 3

Thứ năm - 10/07/2014 13:48 - Đã xem: 5404

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 3

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 3)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 10 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 9, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,
A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.
Mời Xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 141 xem từ hàng thứ nhất:
Chúng ta lần đầu học tập chú giải của Niệm lão, cái đoạn văn dài này là đem lời giới thiệu của Niệm lão tiết lục ra chỗ trọng yếu, tổng cộng tiết lục ra đúng mười đoạn. Khi chúng ta lần đầu chỉnh lý, mười cái đoạn này có thể đem tiết lục ra, nhưng chúng ta chỉ lưu lại giải thích của Niệm lão, đem cái đoạn thứ sáu để đến giải. Như vậy thì bên trên chúng ta đã giải năm đoạn, chỗ này là đoạn thứ sáu. Đây chính là tránh khỏi trùng lập năm đoạn đầu, ý nghĩa của hai đoạn là trùng lập. Chúng ta bắt đầu xem từ đoạn thứ sáu.
ĐOẠN THỨ SÁU: “cánh dĩ, Tịnh Độ chi kinh chi trung, duy, thử kinh bị nhiếp viên diệu[1]  
Tịnh Độ ba kinh một luận, Cư Sĩ Ngụy Nguyên vào thời tiền Thanh đem Phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” của quyển sau cùng trong “Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm Kinh” để vào sau ba kinh, gọi là Tịnh Độ Tứ Kinh. Đây chính là Mười đại nguyện vương hồi quy Cực Lạc. Quyển Tịnh Độ Tứ Kinh này ngày trước tôi đã xem qua, dường như còn có một quyển cất giữ ở Úc châu.
Vào đầu năm Dân Quốc, Đại Sư Ấn Quang, đem Chương “Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật Viên Thông” trong “Kinh Lăng Nghiêm” đưa vào phụ lục phía sau của Tịnh Độ Tứ Kinh này nên biến thành Tịnh Độ Năm Kinh.
Kinh điển Tịnh Độ đến đây có thể nói là vô cùng viên mãn. Chương Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông đích thực là rất cần thiết, đó là tâm kinh của Tịnh Độ, dù chỉ có 244 chữ, còn ít hơn so với Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng đích thực là Bồ Tát Đại Thế Chí dạy bảo cho chúng ta phương pháp, quan niệm, lý luận tu học Tịnh Độ, đề xuất nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật,“gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Phương pháp này cực vi diệu. Đây chính là năm kinh một luận hiện tiền. Trong năm kinh một luận, thì “Kinh Vô Lượng Thọ” là “bị nhiếp viên diệu”. “Bị” cũng là ý nghĩa của viên mãn, “nhiếp” là nhiếp thọ. Tịnh Tông vi diệu viên mãn đều ở trong bộ kinh này, nó là thuộc về tánh chất của khái luận, thuộc về giới thiệu, nói rõ, đem thế giới Tây Phương Cực Lạc giới thiệu tường tận với chúng ta.
“dĩ phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm tông”[2]: “Tông” chính là phương pháp tu học chủ yếu.
 
“dĩ Di Đà thập niệm tất sanh chi đại nguyện vi bổn”[3]: Đây là nguyện thứ 18 của 48 nguyện, là căn bản của Tịnh Độ tông.
“thâm minh, tam bối vãng sanh chi nhân, quảng nhiếp cửu giới thánh phàm chi chúng”[4]:
Ở bổn kinh tam bối vãng sanh, vãng sanh chánh nhân hai phẩm này đã nói, dạy cho chúng ta phương pháp cầu vãng sanh. Đây là nói đối tượng học tập của tịnh tông cũng là viên mãn, bao gồm chín pháp giới, bốn thánh, sáu phàm, hoàn toàn bao gồm ở ngay trong đó.
“chánh hiển, trì danh niệm Phật chi pháp, trực chỉ, vãng sanh quy nguyên chi lộ, thị cố, thử kinh xưng vi, tịnh tông đệ nhất kinh dã”[5]
Chúng ta xem tiếp đoạn chú giải phía sau, đoạn thứ bảy ở tờ 142.
ĐOẠN THỨ 7: “Đản thử, thù thắng đệ nhất chi tịnh tông bảo điển, cánh tại ngã quốc đại tạng trung, trần phong nhất thiên dư niên”[6].  
Trong “Đại Tạng Kinh”, “Kinh Vô Lượng Thọ” đích thực đã có ở Trung Quốc hơn một ngàn năm. Tịnh Tông học nhân đều học “Kinh A Di Đà”, “Quán Kinh”, tại vì sao không học “Kinh Vô Lượng Thọ”? Chính là nói không được người phát hiện, không có người đem nó ra để học tập.
“khảo kỳ nguyên nhân, cái do, thử kinh ngũ chủng nguyên dịch, hỗ hữu tường lượt, xuất nhập thậm cự”[7]
“Kinh Vô Lượng thọ” có năm loại nguyên bản dịch, không giống như “Kinh Kim Cang” có sáu loại nguyên bản dịch.
Trong “Đại Tạng Kinh” chúng ta xem thấy sáu loại nguyên bản dịch này của “Kinh Kim Cang” đều là “đại đồng tiểu dị”. Ý nghĩa của 6 loại bản dịch đại khái là như nhau, khác biệt đều là không nhiều. Điều đó cho thấy đích thực bổn gốc cùng là một bổn, còn việc khác biệt không nhiều là do người phiên dịch không như nhau, cho nên văn tự phiên dịch cũng đương nhiên không như nhau.
“Kinh Vô Lượng Thọ” có năm loại nguyên bổn dịch. Tuy nhiên, không như “Kinh Kim Cang” các nguyên bản dịch này đều không như nhau, có bổn dịch nói được rất tường tận, có bổn chỉ nói được rất giản lược, sự khác biệt rất lớn. Chỗ này có thể nêu ra nêu ra một thí dụ:
“liệt như: Di Đà đại nguyện, tại Ngụy, Đường lưỡng dịch, vi tứ thập bát nguyện; tại Hán, Ngô lưỡng dịch vi nhị thập tứ nguyện, tại Tống dịch tắc vi tam thập lục nguyện”.
Chỉ riêng phần “Di Đà Đại Nguyện” trong hai bản dịch đời Ngụy, Đường là 48 nguyện, hai bản dịch đời Hán, Ngô là 24 nguyện, còn bản dịch đời Tống là 36 nguyện. Vấn đề chính ngay chỗ này, chúng ta rốt cuộc tôn sùng cái quyển nào?
“toại sử sơ tâm học giả, chuyên trì nhất dịch, nan minh thâm chỉ, biến đọc ngũ chủng, hựu cảm gian nan”[8].
Nếu bạn chỉ chọn lựa ra một quyển để học, thì trong các quyển khác còn có kinh văn quan trọng, bạn lại chưa học đến.
“ư thử; đa xả thử kinh, nhi, chuyên công A Di Đà Kinh hỉ. Thanh sơ, Bàng Thiệu Thăng cư sĩ viết: “thử kinh xiển dương giả thiểu, thật dĩ vô thiện bổn cố”[9].  
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói:
“thành tai thị ngôn, thị dĩ, Tống Vương Nhật Hưu, Thanh Bàng Thiệu Thăng, Ngụy Thừa Quán đẳng đại cư sĩ, quân vi hoằng dương thử kinh, tiên hậu nhi hữu hội bổn, dữ tiết bổn chi tác”[10]
Trong ba người này Bàng Thiệu Thăng là làm tiết bổn (chỉ lấy một bản rồi đem chỉnh lý), làm hội bổn (hội tập từ các bổn) là Vương Long Thư, Ngụy Thừa Quán, những học nhân này đích thực có thành tựu.
Hội bổn của Cư sĩ Vương Long Thư rất là đáng tiếc, vì trong năm loại nguyên bổn dịch ông chỉ thấy được có bốn loại, còn bản dịch đời Đường ông không xem thấy. Bản dịch đời Đường là “Đại Bảo Tích Kinh, Vô Lượng Thọ Hội”, trong bản dịch này cũng có kinh văn rất quan trọng, mà trong bốn loại khác không có, việc này học nhân tịnh tông không thể không biết.
Hội bổn của Ngụy Thừa Quán, Đại Sư Ấn Quang phê bình đối với hội bổn này là lấy bỏ không thỏa đáng. Những điều nên lấy thì ông lại bỏ, quên đi, những điều không nên lấy thì ông lại đem nó tiết lục ra. Ngoài việc lấy bỏ không thỏa đáng, còn thay đổi kinh văn. Đây là húy kỵ rất lớn, hội tập đích thực có cái cần yếu này, nên không có bổn hội tập tốt.
Chúng ta ở chỗ này tiếp tục đọc tiếp thì liền biết:
“Tống đại đại cư sĩ Vương Nhật Hưu, Tằng tuyển Long Thư Tịnh Độ văn, tứ hải xưng cử, truyền tụng chí kim, Vương thị lâm chung, đoan lập vãng sanh”[11],
“khả chứng cư sĩ, thật vi ngã quốc tịnh tông, giải hành cụ ưu, thù thắng hi hữu chi tại gia đại đức”[12].
Không phải chỉ nghiên cứu ở trên kinh điển này, ông có tu trì, ông có công phu niệm Phật, thù thắng hi hữu.
“Vương thị thâm khái, bảo điển chi trần phong, ư thị nãi hội tập Vô Lượng Thọ Kinh, Hán, Ngụy, Ngô, Tống, tứ chủng nguyên dịch, linh thành nhất bổn, danh vi đại A Di Đà Kinh, Vương bổn vấn thế, hải nội xưng tiện, tòng lâm phụng vi khóa bổn, lưu thông thắng ư nguyên dịch”[13]
“ngã quốc Long Tạng, cập Nhật Bản Đại Chánh Tạng, diệc ước thái nhập vương bổn”[14],
“Liên Trì Đại sư viết: Vương thị sở hội, giác chi ngũ dịch, giản dị minh hiển, lưu thông kim thế, lợi ích thậm đại; hựu viết, dỉ Vương bổn thế sở thông hành nhân tập kiến cố cố ư sở trước, Di Đà Sớ Sao trung, phàm dẫn chứng Vô Lượng Thọ Kinh chi xứ, đa thủ Vương văn, gian thái nguyên dịch”[15] 
Đây chính là nói rõ, Đại sư Liên Trì đối với bổn hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, cũng tương đối xem trọng. Trong “Di Đà Kinh Sớ Sao” dẫn dụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, ngài phần nhiều đều là từ bổn hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, tuy rằng có lúc cũng dùng đến nguyên bổn dịch.
“cận đại Ấn Quang Đại Sư ư sở tuyển, trọng khắc, viên trung sao tự trung, diệc tán Vương bổn, văn nghĩa tường tất, cử thế lưu thông, Vương thị hội kinh, tuy, đại hữu công ư tịnh tông, đản, sở hội chi bổn, phả đa thố ngộ[16].
Đây là đại đức đời sau, mấy vị này đều là đại đức Tịnh  Tông thương tiếc một việc đối với ông:
“Liên Trì Đại sư vị kỳ, sao tiền trước hậu, khứ thủ vị tận”[17],
“Bàng Thiệu Thăng cư sĩ xích chi vi, lăng loạn quai xuyển, bất hợp viên chỉ”[18].
Niệm lão viết: “kim bút giả, ngưỡng thừa cổ đức chư thuyết, thiết kế Vương thị chi thất hữu tam”[19].
Cũng chính là nói bổn hội tập của Vương Long Thư, trong đó có ba điểm là chỗ không được viên mãn, nên không thể trở thành thiện bổn:
“nhất giả, Vương thị hội tập, cẩn cứ tứ chủng, vị cập Đường dịch, Đường dịch danh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, xuất tự Đại Bảo Tích Kinh, nãi Bồ Đề Lưu Chí Đại Sư sở dịch, đa, áo diệu tinh yếu chi văn, vi tha dịch sở vô”[20].
Cư sĩ Vương Long Thư chưa xem thấy bản dịch đời Đường này. Từ ngay chỗ này làm cho chúng ta nghĩ đến triều nhà Tống vào thời đó kỹ thuật in ấn phát minh, chính là dùng bản khắc gỗ in ra từng tấm từng tấm. Trước triều Tống không có, thư tịch về trước đều phải dùng bổn chép tay. Đến triều Tống mới có in ấn, phát minh kỹ thuật in ấn. Trong “Đại Bảo Tích Kinh”, có một phần “Vô Lượng Thọ Như Lai Hội” này nhưng Vương Long Thư cư sĩ, ông không có xem thấy, liền kém khuyết đi bộ phận này, trong bộ này có rất nhiều thứ tinh túy, đáng tiếc là ông không xem thấy.
 “nhị giả, khứ thủ vị tận, thủ phồn di yếu, cải thâm vi thiển[21].
Kinh văn mà ông tiết lục, những chỗ trùng lặp thì lại lấy, những chỗ trọng yếu thì bỏ xót, đổi sâu thành cạn. Thí dụ như Đại sư Liên Trì đã trách, như phần ba bậc vãng sanh, bản Ngụy dịch thì ba bậc đều “phát Tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”, nhưng trong bản của cư sĩ Long Thư chỉ có bậc trung phát Tâm Bồ Đề, bậc hạ thì không phát, bậc thượng thì càng không nói. Vậy thì cao thấp khác nhau, nên nói rằng “vị tận” (bỏ chưa trọn hết). Như thí dụ trên có thể thấy, bậc thượng không nói, cho nên gọi là“di yếu” (bỏ chỗ quan trọng), bậc hạ nói không phát, chính là đổi sâu thành cạn, cho nên Đại sư Liên Trì có lời trách với họ Vương vậy.
“tam giả, suất ý tăng văn, nghiễm nhược tự trước”,[22] “Vương thị, mỗi dỉ tự trước chi văn, diễn thuật nguyên dịch chi nghĩa”: Nếu   chính mình dịch kinh có thể làm, còn hội tập thì quyết định không thể.
Nên Đại sư Liên Trì trách rằng: “sao tiền trước hậu, vị thuận dịch pháp, cái, trách kỳ sao dẫn kinh văn ư tiền phục hựu tự trước văn cú ư hậu, cái thị hội tập, tất tu, y cứ nguyên kinh, vạn vạn bất khả, ư nguyên dịch ngoại, thiện tăng văn cú”[23].
Bạn không thể dùng cái ý của chính mình, việc này vô cùng quan trọng, nên trách họ Vương, chưa thuận theo bản dịch. Do đây có thể thấy, cái lỗi của họ Vương không phải là không thể hội tập, mà là ở hội tập có nhiều sai xót. Nguyên nhân chính ngay chỗ này.
Niệm Lão có một đoạn văn dài đến như vậy, ý nghĩa trọng yếu là để chúng ta sanh khởi tín tâm đối với bổn hội tập này của lão cư sĩ Hạ Liên Cư. Hiện tại rất nhiều người phản đối hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, nhưng không hề phản đối Vương Long Thư, cũng không phản đối Ngụy Mặc Thâm, mà chỉ riêng phản đối lão cư sĩ Hạ Liên Cư. Ba loại bổn hội tập đều là cư sĩ tại gia làm, Vương Long Thư là cư sĩ tại gia, Ngụy Mặc Thâm cũng là cư sĩ tại gia, Hạ Liên Cư cũng là cư sĩ tại gia, pháp sư xuất gia đã không làm được công tác này, mà cư sĩ tại gia họ làm.
Chúng ta xem tiếp Bàng Thiệu Thăng cư sĩ viết: “Hám ư, Vương bổn chi thất, nãi thủ, Ngụy dịch bổn nhi sách tiết chi, thị vi, Vô Lượng Thọ Kinh chi đệ thất chủng, đản thử, cẩn vi Ngụy dịch nhất chủng chi tiết bổn, nhi phi, chư dịch chi hội bổn”[24]
Lấy bổn Ngụy dịch, là bổn Khang Tăng Khải phiên dịch, hiện tại là bản trong năm loại nguyên bản dịch lưu thông rất rộng. Đại đức Tịnh Tông Nhật Bản, chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” có hơn 20 loại, toàn bộ đều là bổn của Khang Tăng Khải, chính chỗ này gọi là bổn Ngụy dịch.
 “ư thị, vãn thanh, Ngụy Thừa Quán (tự Mặc Thâm) cư sĩ,  vi cứu Long Thư chi thất, thủ ngủ chủng nguyên dịch, linh hành hội tập, biệt thành nhất thư, sơ, nhưng danh, Vô Lượng Thọ Kinh, hậu, kinh Chánh Định Vương Canh Tâm thị cải danh vi Ma Ha A Di Đà Kinh”[25] 
Là cuối năm nhà Thanh, vào năm Hàm Phong, rất người nhiều đều biết Từ Hi Thái Hậu là phi tử của Hàm Phong. Sau khi hoàng đế Hàm Phong chết con trai còn rất nhỏ, quyền lực rơi vào tay của Từ Hi Thái Hậu, bà buông rèm chấp chính, đại sư quốc gia do bà làm chủ, hoàng đế quá nhỏ, cho nên gọi là đồng trị, cùng hoàng đế trị quốc gọi là đồng trị. Ngụy Mặc Thâm chính là người vào thời của năm Hàm Phong, là người cùng một thời đại với Từ Hi Thái Hậu. Bản dịch của Ngụy Mặc Thâm văn tự giản lược, tinh tế vượt qua bổn của Vương Long Thư, đích thực tốt hơn bổn của Vương Long Thư.
“Đản, suất tự tăng văn chi bệnh, vị năng tận miễn, cố, Ngụy bổn diệc vị tận thiên dã”[26],
Như vậy, để có được bổn tận thiện tận mỹ quả thật là không dễ dàng, vậy mới dẫn phát đến lão cư sĩ Hạ Liên Cư, không thể không làm ra một bổn “Kinh Vô Lượng Thọ” hoàn thiện.
“tiên sư, Hạ Liên Cư lão cư sĩ, bi trí song vận, tông thuyết câu thông, viên dung, Hiển, Mật, Thiền, Tịnh, ư nhất tâm chuyên hoằng Trì Danh niệm Phật, nhiếp vạn đức”
Mấy câu nói này là giới thiệu Hạ lão, Hạ Lão là người thế nào? “bi trí song vận”: có tâm từ bi, có trí tuệ chân thật; “tông thuyết câu thông”: tông là Thiền tông, thuyết là Giáo hạ (ngoài Thiền tông ra bảy cái tông phái đều gọi là Giáo hạ), ngài đều thông cả nên gọi là “tông thuyết câu thông”; “viên dung hiển mật”: tông thuyết đều là hiển, ngoài cái này ra còn có Mật tông, Hạ lão, ngài cũng là tu học Mật tông được rất tốt, Hiển giáo, Mật giáo, Thiền tông, Tịnh Độ ngài đều hạ công phu; Ngài chuyên hoằng dương pháp môn Trì Danh Niệm Phật nhiếp thâu muôn đức, cuối đời ngài chuyên hoằng trì danh niệm Phật;
“vị hoằng Tịnh tông, cố, nguyện thử Tịnh tông, đệ nhất chi kinh, phá trần sanh quang[27]
“ký thử, vô thượng chi điển, nhiêu ích đương lai, nãi tục tiền hiền, trùng hành hội tập”[28].
Đây là Hạ Lão chân thật phát tâm vì Tịnh Tông làm một việc tốt, ngài có bi tâm, ngài có trí tuệ, điều kiện thảy đều đầy đủ.
“bình khí vạn duyên, am quan tam đới, tịnh đàn kiết giới, minh tâm cô nghệ, cảo kinh thập dị, phương khánh kinh thành”[29]  
Đây là nói ba năm hoàn thành, quyển này Hạ Lão dùng thời gian ba năm hội tập, ở đây tôi còn có một bản. Sách này xuất bản vào năm Dân quốc thứ 32, năm 1943, chúng ta có được ở Đài Loan, đem nó phiên ấn ra một ngàn cuốn, để đồng tu học tập làm kỷ niệm. Bổn đầu tiên này của lão cư sĩ hội tập, Đại sư Từ Chu làm phán khoa cho bổn này. Trên đây có phán khoa của Từ Lão, Từ Lão đã giảng qua bộ kinh này. Quyển mà lão cư sĩ Mai Quang Hi giảng ở đài truyền hình cũng là cái quyển này. Hiện tại chúng ta đàng dùng là quyển mà sau đó Hạ Lão cư sĩ lại dùng thời gian bảy năm đem nó đính chính lại, trở thành bổn hiện tại này của chúng ta. Tổng cộng Hạ lão đã dùng thời gian mười năm để hội tập bổn này, thật là có được không dễ dàng.
Chỗ này chúng ta tiếp theo xem:
“thủ mông, tông giáo câu triệt chi, Huệ Minh lão pháp sư, thủ trì hội bổn, nhiếp ảnh ư Phật tiền, vi tác chứng minh”[30].
Có được chứng minh của lão pháp sư Huệ Minh, khẳng định bổn hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ” này của Hạ lão hội tập được tốt, không tìm ra được lỗi lầm.
“Luật Tông đại đức, Từ Hàng lão pháp sư, tục chi chuyên giảng thử kinh ư Tế Nam, tịnh thân vi khoa phán, tiên cựu phu Mai Quang Hi cư sĩ, tại trung ương quảng phát điện đài phát giảng thử kinh, xưng chi vi, tối thiện chi bổnhậu, phục ư kinh tự trung tán viết, tinh đương minh xác, tạc nhiên hữu cứ, vô nhất nghĩa bất tại nguyên dịch chi trung vô nhất cú, dật xuất bổn kinh chi ngoại”[31] 
Ý nghĩa của chữ “tạc” chính là đích thực có căn cứ. Đây chính là trung thực hội tập, lão thật trung thực, dùng tâm cung kính để làm cái công tác này, nghĩa thú trong năm loại nguyên bản dịch, thảy đều thu tập trong bổn hội tập này, cư sĩ Long Thư có bỏ sót, ngài đem nó bổ túc vào.
“Gian sáp trầm hối, sử chi sảng lãng, phiền phức nhũng mạn, quy ư giản khiết”[32].
Đích thực nếu như các vị đọc năm loại nguyên bản dịch, trong đó có mấy loại chân thật văn tự tối nghĩa không lưu loát, ý nghĩa xem không hiểu, khi đọc cũng không thuận miệng, ngài đem cái này tu đính, văn tự trúc trắc tối nghĩa ngài cũng không lấy, nhất định để chúng ta khi đọc rất thuận miệng, khi đọc lên rất dễ chịu, rườm rà tối nghĩa, quay về giản khiết. Cái này lão Hạ Liên làm được rất tốt. Chúng ta đem bổn này vừa đối chiếu với năm loại nguyên bản dịch.
“Lăng loạn tỉ thành chỉnh nghiêm, khuyết sớ tất linh viên mãn, tất kỳ hửu mỹ giai bị, vô đế bất thâu, tuy dục, bất vị chi thiện bổn, bất khả đắc dã”[33] 
Hay nói cách khác đây chân thật là thiện bổn của “Kinh Vô Lượng Thọ”, quyển này là tập đại thành tinh hoa của năm loại nguyên bổn dịch.
“ư thị, tiên sư hội bổn, vấn thế dỉ lai, bất hĩnh nhi tẩu, Phật giới tôn túc, đa dỉ hội bổn, văn giản nghĩa phong, từ sướng lý viên, giảng thuyết tán dương, lưu phan trung ngoại, kiến giả văn giả, hoan hỉ tín thọ trì tụng ấn hành, lạc dịch bất tuyệt”[34]
Những lời nói này là nguyện vọng của Hoàng Niệm Lão đối với bổn hội tập của lão sư, đặc biệt là hai câu sau cùng “trì tụng ấn hành, lạc dịch bất tuyệt”. Thế nhưng gặp Đại Cách Mạng Văn Hoá nên cái nguyện vọng này không thể thực hiện, đây cũng là một sự việc rất bi thương.
“cận, thả mông, hải ngoại Phật học giới, thâu nhập tân ấn chi tục tạng hành kiến đại kinh quang minh, thường chiếu thế gian, tích hiền hội tập chi thắng nguyện, hạnh cáo viên thành”[35]
Lịch đại, chúng ta có thể nói, từ triều Tống về sau mãi đến hiện tại đều muốn “Kinh Vô Lượng Thọ” có một bản hoàn hảo, để chúng ta có thể thọ trì, có thể đọc tụng. Đến khi cái quyển này xuất hiện, đây mới chân thật là thiện bổn.
“Vô Lượng Thọ Kinh chi thiện bổn, ư tư khánh hiện, thử, thật vi hi hữu nan phùng, chi đại sự nhân duyên dã”[36] 
“Niệm Tổ, nãi, cụ phược hạ phàm, mậu mông, tiên sư, dỉ, chú giải hoằng dương thử kinh chi đại sự tương chúc”[37]  
Phiền não chưa đoạn tận gọi là “cụ phược”, “hạ phàm” là người hạ căn trong phàm phu, không phải thượng thượng căn. Đây là sự khiêm tốn của ngài Niệm Tổ. Lão cư sĩ Hạ Liên Cư là lão sư của ngài, đã đem cái sứ mạng chú giải bộ kinh này giao phó cho ông, dặn bảo ông, vì “Kinh Vô Lượng Thọ” này mà làm chú giải, khi Hạ lão cư sĩ năm xưa giảng kinh này, Niệm lão là từ đầu đến cuối đều nghe qua.
 Cho nên “từ, tuy sơ phát đại tâm, đản dỉ, chướng thâm huệ thiển thừa thử trọng mạng, thật thâm hoàng cụ, sở hạnh, tằng tham tiên sư giảng tịch, thân văn thử kinh toàn bộ, thử ư, nhập đới tùy thị chi trung, đắc linh Thiền Tịnh Mật, các tông huyền áo, thô hiểu tiên sư hội tập đại kinh chi thâm tâm”[38] 
Theo lão sư hai mươi năm, hai mươi năm không hề rời khỏi lão sư, tư tưởng thể hệ của lão sư, phương pháp giáo học của lão sư, việc này ông hiểu, lão sư mọi thứ đều thông, thiền, tịnh, mật các tông đều thông, cho nên “thô hiểu tiên sư hội tập đại kinh chi thâm tâm” (hiểu sơ lược thâm tâm hội tập Đại Kinh của tiên sư)
“Lục thập niên đại sơ tằng thí tả, thử kinh huyền nghĩa chi đề cương nhất sách, trình sư giám hạch, hạnh mông ấn khả đản kinh văn cách hạo kiếp, thử cảo, dĩ đãng nhiên vô dư, hiện, dư niên du cổ hi, phúc đa túc tật, quý thâm ân chi vị báo, cụ vô thường chi tương chí”[39] 
Khi tôi quen với Niệm lão, ông đã hơn 70 tuổi, ông lớn hơn tôi mười mấy tuổi, lại nhiều bệnh nên ông sợ “thẹn ơn sâu chưa báo, sợ vô thường xảy tới” (quý thâm ân chi vị báo, cụ vô thường chi tương chí). Cho nên Niệm lão làm cái chú giải này, tôi vô cùng bội phục ông, sức khỏe tuyệt nhiên không tốt, mang trên người cả thân bệnh, thật gọi liều mạng. Nhưng ông không màng sống chết, toàn tâm toàn ý dùng thời gian sáu năm, đem sự việc chú giải bộ kinh này làm được thành công. Khi bản cảo hoàn thành, dùng in dầu in ra một bổn, tôi tính nhẩm đại khái là một trăm bộ, bởi vì in dầu giấy sáp chúng ta đã rất quen thuộc, chỉ có thể in được 500 bộ vì khi in nhiều hơn thì xem không thấy. Sau đó, phải chọn lấy một bộ rõ ràng nhất trong đó mang đến Hoa Kỳ, đó là năm 1985, chúng tôi gặp được nhau ở Hoa Kỳ, thế nhưng ở Hoa Kỳ lúc đó chỉ nói qua điện thoại, chứ chưa thấy mặt nhau. Ông biết tôi giảng “Kinh Vô Lượng Thọ” bổn hội tập của Hạ lão nên ông vô cùng hoan hỉ, liền đem một phần “Đại Kinh Chú Giải” gởi đến cho tôi. Sau khi tôi xem xong rất là hoan hỉ, đó là bản mà ông vừa mới viết ra. Tôi gọi điện thoại hỏi ông có bản quyền hay không? ng hỏi tôi “bản quyền là ý gì?” Tôi nói “nếu có bản quyền, tôi phải tôn trọng ông, tôi không dám phiên ấn, nếu như không có bản quyền, tôi mang đến Đài Loan phiên ấn”. Ông nói “không có bản quyền”. Ông còn muốn tôi viết cho ông một thiên lời tựa, đề tựa ở trang bìa, tôi đều đồng ý với ông. Sau đó tôi liền in ra mười ngàn cuốn ở Đài Loan, lần đầu tiên in ra. Hiện tại ngày nay chúng ta dùng cái quyển này là ông đã tu sửa rất nhiều lần, gọi là bổn hiệu đính, cũng đã bổ sung vào một số, đặc biệt thuộc về khoa học bổ sung vào cái bộ phận này, cho đến hiện nay trở thành định bổn.
“ư thị, cựu lão bệnh chi tàn thân, tục truyền đăng chi hoằng thệ dỉ thử thân tâm, cúng dường Tam Bảo, bế môn tạ khách, toàn lực chú kinh ký báo tiên sư, ký thập phương tam thế, thượng sư Tam Bảo, dữ, pháp giới chúng sanh chi thâm ân ư vạn nhất”[40] 
Sự việc này chính tôi đích thân xem thấy, sau khi chúng tôi quen biết nhau, vào những năm đó mỗi năm tôi đều đến Bắc Kinh mấy lần chủ yếu chính là đến thận cận vị lão nhân này, học tập với lão nhân này. Trước khi chúng tôi chưa quen biết, nghe qua tên của ông, lão sư Lý trong lúc dạy học có nhắc đến, cho nên tên của ông tôi rất là quen thuộc. Ông là cháu bên đằng ngoại của Mai Quang Hi, Mai lão là cậu của lão sư. Kinh giáo của Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam, chính là học với lão cư sĩ Mai Quang Hi, cho nên Mai lão chính là lão sư của lão sư Lý. Vãn bối chúng ta phải gọi là sư ông. Ngài cùng lão cư sĩ Hạ Liên Cư là đồng tham đạo hữu bạn bè tốt, quan hệ rất mật thiết, vào lúc đó gọi là “Nam Mai, Bắc Hạ”. Hai vị đại cư sĩ tại gia của nhà Phật, nam phương (ngài là người Nam Xương Giang Tây), nam phương Mai Quang Hi, bắc phương Hạ Liên Cư, Hạ lão là người Sơn Đông. Chúng ta ngay trong đó có cái duyên phận này.
Hơn nữa ở vào lúc đó, người giảng bộ kinh này chỉ có hai người chúng tôi, tôi ở hải ngoại đến khắp nơi giới thiệu “Kinh Vô Lượng Thọ”, Niệm lão, ông ở trong nước giảng bộ kinh này. Vào lúc đó rất khổ cực, chúng tôi đều có sứ mạng truyền đăng, đều có thệ nguyện truyền đăng. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đem chú giải này giao cho tôi. Bởi vì phân lượng của nó rất lớn, tôi cũng không có nhiều thời gian như vậy một lúc có thể xem hết nó, sơ lược xem qua, chọn lấy thứ quan trọng bên trong, làm thành tư liệu tham khảo để giảng kinh. Mãi đến năm 2010, tôi buông xả vạn duyên, trên “Kinh Kim Cang” Phật nói “pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp”, cái pháp đó chính là Phật pháp. Tôi đem Phật pháp cũng buông xả, chuyên công “Kinh Vô Lượng Thọ”, hoàn toàn tuân theo chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, lấy Hoàng lão làm thầy, cùng đồng tu thâm nhập tỉ mỉ nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ”. Chúng tôi mỗi ngày học tập 4 giờ đồng hồ, một năm học trọn 300 ngày, chính là 1200 giờ, đem nó xem thành một loại khóa trình để tu học. Lần này là lần thứ tư học tập “Đại kinh giải” này, càng học càng hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn. Chúng ta hy vọng vào lần thứ tư học tập “Đại Kinh Giải”, mục tiêu của chúng ta cầu “chứng”, ba lần phía trước mục tiêu của chúng ta là ở cầu “giải”, chân thật rõ ràng, chúng ta tường tận rồi, không còn nghi hoặc, dùng tâm chân thành thanh tịnh cung kính, chúng ta muốn cầu chứng, cầu chứng chính là cầu vãng sanh. Phải đem nghĩa lý trong kinh biến thành tư tưởng của chính chúng ta, đem giáo huấn trong kinh biến thành đời sống của chính chúng ta, thì thật được thọ dụng. Không phải là giảng cho người khác nghe, hoàn toàn là báo cáo tâm đắc chính mình tu học, cùng phân hưởng với các đồng tu. Chúng ta đi là con đường này, ta có thể lý giải, ta có thể làm được, cùng phân hưởng với đồng tu.
Chúng ta xem tờ 146 hàng thứ hai, đoạn thứ 8:
ĐOẠN THỨ TÁM“Phục dỉ, bổn kinh chi thù thắng, tại ư khế lý khế cơ”[41] 
Đây thật là điều vô cùng khó được. “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” khế lý, nhưng không khế cơ, “Pháp Hoa”, “Lăng Nghiêm” cũng là như vậy. Nhưng “Kinh Vô Lượng Thọ” này có thể nói là người xưa nói “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa mật tùy” đều ở trong bộ kinh này,
“lý giả, thật tế lý thể, diệc tức, chân như thật tướng, chân thật chi bổn tế dã, khế lý giả, cái, bổn kinh nãi, trụ chân thật huệ, khai hóa hiển tông, chân thật chi tế, tịnh, huệ dĩ chân thật chi lợi, thuần nhất chân thật dã”[42]  
Trên bộ kinh này nói cho chúng ta nghe ba cái “chân thật”, chúng ta hy vọng chính mình phải có thể đạt được. Chúng ta dùng chân tâm qua ngày tháng, bạn chịu dùng chân tâm là trải qua đời sống của Phật Bồ Tát, người thế gian dùng vọng tâm, chúng ta học được chân tâm ở trên “Kinh Vô Lượng Thọ”, chúng ta không dùng vọng tâm.
“Chân thật chi tế” người thông thường gọi là “chân lý”. Trong đại thừa gọi là tự tánh, gọi là pháp tánh, chân như bổn tánh. Làm thế nào có thể chứng đắc?
“Trụ chân thật huệ”: Phải dùng trí tuệ chân thật. Trí tuệ chân thật từ đâu mà có? Tự tánh vốn có, không ở bên ngoài. Phật Bồ Tát trí tuệ chân thật hiển lộ ra, các ngài dùng ở ngay trong cuộc sống thường ngày, dùng ở trong công việc, dùng trong đối nhân xử thế tiếp vật, trí tuệ chân thật. Trí tuệ chân thật dùng chân tâm, chân tâm sanh trí tuệ, chân tâm là tâm thanh tịnh, là tâm bình đẳng. Tâm thanh tịnh là tiểu thừa, tâm bình đẳng là đại thừa. Thanh tịnh không có ô nhiễm, bình đẳng không có dao động, thanh tịnh bình đẳng cũng chính là Thiền định, tự tánh vốn định.
Khi Đại Sư Huệ Năng khai ngộ, câu thứ tư đã nói “nào ngờ tự tánh, vốn không dao động”, tự tánh là chân tâm, chân tâm trước giờ chưa từng dao động, không dao động chính là bình đẳng.
Cũng giống như ly nước vậy, cho nên chúng ta cúng Phật, không có bất cứ thứ nào để cúng Phật cũng được, nhưng nước nhất định phải cúng, phải cúng một ly nước. Nước đại biểu cái gì? Đại biểu thanh tịnh bình đẳng. Không phải Phật cần, mà là chúng ta cần. Chúng ta xem thấy một ly nước trước Phật, là mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chúng ta, tâm của chúng ta phải thanh tịnh phải bình đẳng, ngoài ra nó không phải ý nghĩa gì khác. Vì sao vậy?
Thanh tịnh bình đẳng là chân tâm, còn nếu như ô nhiễm rồi, nếu như dao động rồi, nó nổi sóng lên là vọng tâm. Làm thế nào mới không bị ô nhiễm? Ô nhiễm là chỉ cảnh giới bên ngoài, tình thức bên trong, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, đem tình thức dẫn khởi, tình thức chính là ô nhiễm, đem tham-sân-si-mạn dẫn khởi ra, đem “tài, sắc, danh, thực, thuỳ” dẫn khởi ra, đem thất tình ngũ dục dẫn khởi ra, tâm của bạn liền bị ô nhiễm, tâm của bạn liền không bình đẳng.
Vậy phải dùng công phu, công phu gì vậy? Không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc, vậy thì được rồi, không bị cảnh giới bên ngoài dụ hoặc, cũng chính là nói cảnh giới hiện tiền không nên đem nó để vào trong tâm, nhất định phải dùng trí tuệ đem nó ra để quán chiếu.
Ngày trước Trung Quốc người đi học không nhất định phải học Phật, nhưng không có người nào không đọc “Kinh Kim Cang”, vào lúc này hữu dụng. “Kinh Kim Cang” nói gì? Kinh Kim Cang rất hay “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, là nhắc nhở chính chúng ta rằng đã là hư vọng thì hà tất để vào trong tâm. Nếu bạn để vào trong tâm thì tâm bạn liền bị ô nhiễm, tâm liền bị dao động, thanh tịnh bình đẳng bị mất đi, tâm này liền sanh phiền não không sanh trí tuệ. Còn như tâm bạn không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, không bị cảnh giới quấy nhiễu, tâm bạn là thanh tịnh, là bình đẳng, vậy thì tâm bạn sanh trí tuệ, không sanh phiền não, việc này quan trọng.
Tịnh Tông dùng phương pháp gì để tâm bạn không sanh phiền não? Dùng một câu Phật hiệu! Gặp phải cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, “A Di Đà Phật”, bạn dùng một câu Phật hiệu này thay thế vào. Trong tâm ta chỉ có một câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu này ra, không tiếp nhận bất cứ thứ gì, bất cứ thứ gì cũng không để vào trong tâm, vậy thì đúng, cực diệu!
“Huệ dĩ chân thật chi lợi”, “huệ” là ban tặng, còn “chân thật chi lợi” là cái gì? Vãng sanh thế giới Cực Lạc. Đây là chân thật chi lợi. Trước khi chưa vãng sanh, tín, nguyện, trì danh là chân thật chi lợi. Chúng ta phải ghi nhớ.
Cho nên trong kinh nêu lên ba loại chân thật, gọi là thuần nhất chân thật, tuyệt không phải hư giả. Chúng ta ở bộ kinh điển này, vào năm xưa học qua mười lần, giảng qua mười lần, khi cuối đời thâm nhập chú giải tập chú của Niệm Lão, đây là giảng lần thứ tư. Đối với ba loại chân thật trên kinh đã nói, thể hội càng lúc càng sâu.
“Hựu, bổn kinh xưng vi trung bổn Hoa Nghiêm Kinh kinh trung sở thuyên chi nhất thiết sự lý, tức, Hoa Nghiêm chi sự lý vô ngại, sự sự vô ngại chi nhất chân pháp giới”[43]
Nhất chân pháp giới ở chỗ nào? Chính ngay trước mắt, người niệm Phật biết, ta sâu sắc tin tưởng, một chút nghi hoặc cũng không có,  Hòa thượng Hải Hiền chùa Phật Lai Nam Dương biết. Ngài cả đời trụ ở chỗ nào vậy? Các vị cho rằng ngài trụ ở thôn quê, cả đời là nông phu tiêu chuẩn, đây là mọi người thấy, tôi thấy không phải như vậy, tôi thấy ngài trụ ở Hoa Nghiêm, cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, cảnh giới lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Các vị có thể đem cái đĩa của ngài xem qua một ngàn lần, dùng tâm cung kính tâm thanh tịnh mà xem, sau một ngàn lần bạn liền có thể thấy ra được, ngài trụ ở cảnh giới Hoa Nghiêm bốn vô ngại.
“Hoa Nghiêm mật áo chi lý thể, chánh tại bổn kinh, cố vân, khế lý”[44].
Những điều được nói trong kinh này và kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn tương đồng. Hoa Nghiêm áo mật, toàn thể của vũ trụ. “Hoa Nghiêm lý thể áo mật”, trong triết học gọi là bản thể; “chánh tại bổn kinh, cố vân khế lý”: Tiên sinh Phương Đông Mỹ đã nói “Kinh Đại thừa là đỉnh cao nhất của triết học trên thế giới, đây là khế lý”.
“Chí ư khế cơ, tắc, cánh thị bổn kinh chi độc thắng”[45].
“Cơ” là căn cơ của chúng sanh. Trên kinh Phật thường hay đem căn cơ phân làm ba cấp thượng trung hạ. Khế hợp loại căn cơ nào? Mọi loại đều khế. Đây là độc đáo, thù thắng của bổn kinh, cũng chính là nói người nào cũng học tập được pháp môn này, bất cứ người nào cũng đều học tập bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” này. Chúng ta xem trên kinh này đã dạy, mười pháp giới tất cả chúng sanh đều là “đương cơ” của Tịnh Tông, đều có thể được lợi ích, bên trên từ Bồ Tát Đẳng Giác, bên dưới đến chúng sanh Vô Gián Địa Ngục.
“Kinh trung chi trì danh pháp môn, phương pháp là phương phương pháp, môn là lối đi, phổ bị tam căn, tề thâu phàm thánh”[46]
Thượng trung hạ ba căn, thảy đều thích hợp, thảy đều được lợi ích, phàm phu được có thể vãng sanh, thánh nhân cũng được, cũng có thể vãng sanh.
“Thượng thượng căn giả, chánh hảo, toàn thể thừa đương, hạ hạ căn giả, diệc khả, y chi đắc độ, thượng tắc, Văn Thù, Phổ Hiền, pháp thân đại sĩ, diệc quân, phát nguyện cầu sanh”[47]
Cho nên họ, những người thượng căn thích hợp để gánh vác toàn thể, vì sao vậy? Họ hoàn toàn tường tận đối với sự vi diệu của Tịnh Tông, cho nên toàn thể thích hợp vừa vặn. Còn người hạ hạ căn họ không biết đối với vi diệu của Tịnh Tông, chỉ biết chính mình đang sống ở trong sáu đường quá khổ, họ muốn lìa khổ được vui, cái thế giới đó gọi là Cực Lạc, còn cái thế giới này gọi là cực khổ, ta bằng lòng lìa khỏi cực khổ, ta bằng lòng đi đến Cực Lạc. Cho nên chỉ cần nương “tín nguyện trì danh”, tất cả đều có thể được độ.
Trên thì có các ngài Văn Thù Bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Pháp Thân Đại Sĩ, cũng đều phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực lạc. Sự phát nguyện cầu sanh này ghi chép ở “Hoa Nghiêm 40”, quyển thứ 39. Năm xưa khi tôi đích thực là đọc đến đoạn kinh văn này, lúc đó tôi mới chân thật quay tâm về Tịnh Độ, tôi mới quyết định phải học cái pháp môn này. Còn những năm đầu pháp sư Sám Vân khuyên tôi, lão sư Lý khuyên tôi, tôi đều không tiếp nhận. Tôi tiếp nhận Tịnh Tông là từ “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”, “Lăng Nghiêm”, những đại kinh này đến sau cùng thảy đều hồi quy Tịnh Độ, lúc đó tôi mới biết được thù thắng của Tịnh Độ, mới dần dần ý thức đến pháp môn Tịnh Độ không thể nghĩ bàn, không thể xem thường.
“Hạ chí, ngũ nghịch, thập ác, lâm chung niệm Phật, diệc tất tùy nguyện đắc sanh”.
Dưới thì những kẻ tạo ngũ nghịch thập ác lúc lâm chung niệm Phật cũng được tùy nguyện đắc sanh. Tội Ngũ nghịch, đó là nghiệp nhân của Vô Gián Địa Ngục.
Trong tư liệu tham khảo chúng ta có thể xem ở tờ thứ 20:
“ngũ nghịch, Phật Học Đại Từ Điển, ngũ nghịch khinh trọng, tạp ngữ, Đại Thừa Nghĩa Chương thất viết: Sát phụ tối khinh, sát mẫu thứ trọng, sát A La Hán thứ trọng, xuất thân Phật huyết thứ trọng, phá hòa hợp tăng tối trọng”.
Tội ngũ nghịch quả báo là Vô gián địa ngục. Tội nghiệp cực trọng trong ngũ nghịch là “phá hòa hợp tăng”, còn “sát phụ” là nhẹ trong tội ngũ nghịch.
Những gì là ngũ nghịch:
Giết mẫu thân, tội “thứ trọng” nhưng nặng hơn so với tội “tối khinh” giết phụ thân. Mẫu thân ân nặng hơn so với phụ thân, mẫu thân sanh bạn, mẫu thân dưỡng dục bạn, mẫu thân chăm sóc bạn, cho nên tội giết mẫu thân tội nặng hơn giết phụ thân.
Giết A La Hán tội thứ trọng, nhưng tội “thứ trọng” giết A La Hán phải nặng hơn so với tội “thứ trọng” giết mẫu thân. Vì sao vậy? A La Hán là lão sư, giáo hóa một phương, bạn giết họ đi rồi, người một phương này không còn người giáo hóa là bạn đã đoạn pháp thân huệ mạng họ. Cái nhân quả này bạn phải gánh, đoạn pháp thân huệ mạng của người còn nặng hơn so với đoạn thân mạng của họ. Bạn phải nên biết, vì nếu không biết thì không thể được, không biết thì khi làm việc sai mà vẫn không hề biết.
Làm thân Phật ra máu cũng là tội “thứ trọng” nhưng nặng hơn so với tội “thứ trọng” giết A La Hán. Làm thân Phật ra máu là khi Phật còn ở đời, bạn muốn khởi lên ý niệm giết Phật, nhưng phước báo của Phật rất lớn, nên bạn không thể giết được ngài. Thế nhưng bạn muốn làm Phật chịu chút tổn thương, chảy chút máu, việc này có thể làm được. Ai làm vậy? Đề Bà Đạt Đa. Cho nên Đề Bà Đạt Đa thân sống đọa địa ngục, chân thật là đại địa nứt ra, ông ấy rơi xuống, gặp quả báo nặng đến như vậy, chúng ta không thể không biết. Hiện tại Phật không còn ở đời, vậy còn có thể làm thân Phật ra máu hay không? Có! Nhưng là có đồng đẳng, có đồng tội. Đó là ác ý hủy hoại tượng Phật. Sự hủy hoại này không phải là do không cẩn thận mà bị, không cẩn thận làm hư tượng Phật, tội rất nhẹ, còn nếu như do ác ý, sân hận, không ưa thích, thì cái tội này rất nặng. Công đức tạo tượng Phật rất lớn, vì sao vậy? Bất kỳ chúng sanh nào vừa thấy hình tượng Phật qua mắt, là mãi đã trồng thiện căn. Cho nên ở đây tạo một tượng Phật, mỗi ngày có bao nhiêu người xem thấy, khi xem thấy rồi trong A Lại Da liền có chủng tử Phật, nếu bạn đem cái tượng này hủy hoại đi, tất cả chúng sanh không còn xem thấy, trong A Lại Da Thức sẽ không còn cái chủng tử này. Cái chủng tử này ta không nên xem thường nó, vì có lúc nó sẽ khởi tác dụng, có cái chủng tử này, đời sau kiếp sau sau khi gặp được duyên, nó sẽ khởi tác dụng và họ sẽ tiếp tục không ngừng tu tập, nếu như gặp được Tịnh Tông, họ rất có thể đi đến được thế giới Cực Lạc để làm Phật. Vậy mà bạn đoạn đi cái duyên này của họ, bạn phải gánh lấy trách nhiệm không? Cái tội này nặng, không gánh vác nổi.
Phá hòa hợp Tăng là tội nặng nhất, là tội “tối trọng”, chính là phá hoại Tăng đoàn.
“Cố thành thật vân; phá Tăng tối trọng, hà cố như thị, ly Tam Bảo cố”; 
Phá hòa hợp tăng, tạo cái tội này nặng. Vì sao vậy? Làm cho Tam Bảo phân tán, là bảo họ hoàn tục, không cho phép họ học Phật, chướng ngại họ học Phật.
“Trung lược, khả nhập thánh giả, bất đắc nhập thánh, tọa thiền học vấn, đọc tụng, lễ bái, như thị đẳng sự, nhất thiết bất đắc, sở dĩ tối trọng”.
Trong khi họ có thể tu thành tựu, khai thị ngộ nhập, rất có thể trong số họ có thành tựu, tọa thiền, học vấn. Tọa thiền là phương pháp tu học của Thiền Tông, còn học vấn là của Giáo Hạ, đọc tụng, lễ bái, thảy đều không thể có thành tựu, cho nên tội này rất nặng.
Tăng là những người tu lục hòa kính, cho nên gọi là hòa hợp Tăng đoàn, không luận tăng đoàn lớn nhỏ. Trong phật pháp tăng đoàn nhỏ nhất bốn người, bốn người cùng nhau tu học, tuân thủ Lục Hòa kính, tuân thủ qui củ Phật chế định, chính là giới luật, đó chính là tiêu chuẩn tăng đoàn.
Tăng đoàn, thiên nhân cung kính, chư Phật tán thán, thần hộ pháp bảo hộ, bạn còn phá hoại tăng đoàn, bạn không thể thành tựu tăng đoàn cái tội này thì nặng. Tăng đoàn ở nơi đâu, dù họ chỉ mấy người tu hành, chân thật tu hành, liền có thể bảo hộ bình an cho cái khu vực đó, vì đây là những người có trí tuệ, có phước báo, có trí tuệ có phước báo, chỗ này sẽ không gặp nạn. Cho nên phá hòa hợp Tăng là tạo đại nghiệp, đại nghiệp đến thế nào? Quá nặng rồi.
 “Thập ác, Tam Tạng Pháp Số, xuất pháp giới thứ đệ, ác tức quái lý chi hạnh”:
Thập ác: tư tưởng, ngôn, hạnh của bạn không như lý như pháp tức ác.  Gồm thân ba, khẩu bốn, ý ba, mười ác ý là làm chủ, ý chính là ác của tâm, tham sân si.
“vị, chúng sanh súc cảnh điên đảo, túng thử cảm tình, ư thân khẩu ý, động dữ lý quái, thành thử thập ác dã” 
Những gì là thập ác:
“nhất sát sanh, bao gồm tự sát, sát sanh giả, vị, tự sát, diệc giáo nhân sát[48], đoạn hại tất cả chúng sanh chi vật mạng dã”. 
Thứ nhất là sát sanh: Trong thập ác thì sát sanh là tội nặng nhất, nhưng trong sát sanh lấy giết người là nặng nhất. Giết người đều phải đọa địa ngục, có tội hay không giết người đều phải đọa địa ngục, còn nếu con người này không có tội, bạn làm sao có thể giết hại họ?
Đường Thái Tông là Hoàng đế tốt, nhưng bạn xem phụ thể của ông, nói với chúng ta ông đọa vào Vô Gián Địa Ngục. Người ta hỏi ông tại vì sao đọa địa ngục? Ông là hoàng đế tốt. Hoàng đế tốt tạo tội nghiệp địa ngục, cũng phải chịu quả báo, không hề nói làm hoàng đế tốt thì không đọa địa ngục. Hỏi ông đã tạo ra tội nghiệp địa ngục gì? Giết người, vào cuối đời nhà Tùy chính trị hủ bại, quần hùng đều đứng lên để tranh lấy chính quyền, Đường Thái Tông là một trong số đó, đều đánh bại người khác, đều giết hết, người Trung Quốc người nước ngoài thảy đều giết, sau đó ông ấy lên làm hoàng đế. Giết người, tội này là  tội nghiệp của Vô Gián Địa Ngục.
“nhị, thâu đạo, thâu đạo giả, vị, thiết thủ tha nhân nhất thiết tài vật dã”
Thứ hai là trộm cướp;
 “Tam, tà dâm, tà dâm giả, vị, phi kỷ thê thiếp nhi hành dục sự dã”:
Thứ ba là tà dâm: Tà dâm là tội thứ ba trong thập ác;
“Tứ, vọng ngữ, vị, hảo tạo hư ngôn, cuồng hoặc tha nhân dã”
Thứ tư là nói dối
“Ngũ, lưỡng thiệt, lưỡng thiệt giả, vị, hướng thử thuyết thị hướng bỉ thuyết phi, hướng thử thuyết bỉ, nhi sử bỉ thử quai tranh dã”,
Thứ năm là nói lưỡi hai chiều: Làm cho hai người này bất hòa, làm cho hai người này đấu tranh, họ ở giữa khiêu khích, ở giữa thủ lợi.
“Lục, ác khẩu, ác khẩu giả, vị, ngôn ngữ thô quánh, hủy đoạt tha nhân, linh kỳ thọ não dã”,
Thứ sáu là ác khẩu: ngôn ngữ thô lỗ, lời nói rất khó nghe, gọi là hủy nhục người khác, khiến cho người khác phải chịu khổ.
 “Thất, ỷ ngữ, ỷ ngữ giả, vị, quai bội chân thật xảo sức ngôn từ, linh nhân hiếu lạc dã”,
Thứ bẩy là nói thêu dệt: cũng là lừa gạt người.
“Bát, tham dục, tham dục giả, vị, ư thuận tình chi cảnh, tham trước lạc dục, tâm vô yễm túc dã”
Thứ tám là tham: Quả báo ở cõi quỷ, tâm tham đọa ngạ quỷ. Hiện tại đối tượng của tham, gần như toàn cầu đến đâu cũng đều có thể xem thấy, lấy bốn chữ làm đại biểu “tài, sắc, danh, lợi”, ai không tham? Nếu họ biết nhân quả thì họ không dám tham, vì sao vậy? Đọa cõi quỷ.
 “Cửu, sân nhuế, sân nhuế giả, vị, ư vi tình chi cảnh, bất thuận kỷ ý tâm sanh phẩn nộ dã”:
Thứ chín là sân: Quả báo của sân là đọa địa ngục, sân nhuế đọa địa ngục, rất là đáng sợ.
“Thập, tà kiến, tà kiến giả”
Thứ mười là si: Người ngu si không tin vào nhân quả báo ứng, bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm, hành tà kiến đạo, tâm vô chánh tín giả, cõi súc sanh.
Trong thập ác sát sanh, trộm cướp tà dâm, đều là thuộc thân tạo ba ác nghiệp; còn vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu đều thuộc về khẩu tạo 4 nghiệp; tham, san, si đều thuộc về ý tạo ba nghiệp ác. Cho nên quả báo của mười ác ở ba đường ác, nghiêm trọng đều đi đến địa ngục, kế đến là ở cõi ngạ quỷ, năm nghịch mười ác, trong chú giải nói.
“Người tạo năm nghịch mười ác, lâm chung niệm Phật, cũng được tùy nguyện vãng sanh”. Thù thắng của pháp môn này không thể nghĩ bàn, tạo tác năm ác mười nghịch là hết cứu, nhưng gặp được Tịnh Độ thì có thể cứu, vấn đề là họ có tin tưởng hay không? Họ có thể cải lỗi hay không? Thật tin tưởng, thật sám hối, sám hối là quay đầu, ta về sau không tạo nữa, đây gọi là chân sám hối.
“Hoành xuất tam giới, viên chứng bốn độ, đốn dữ, Quán Âm, Thế Chí tịnh kiên”[49]
Tịnh Tông là trực tiếp vãng sanh thế giới Cực Lạc. “Hoành xuất”, hoành xuất đối diện với nó là “thụ xuất”.
Thụ xuất là gì? Nếu như chúng ta đi là lần lượt tám vạn bốn ngàn pháp môn, cái này là từng bậc từng bậc đi lên, đây gọi là thụ xuất. Trước tiên chúng ta phải sanh ở Trời Dục Giới, Trời Dục Giới hướng lên trên là Trời Tứ Thiền, Trời Tứ Thiền lại hướng lên trên Trời Tứ Không. Tiếp tục lại xuất ly sáu cõi luân hồi chứng quả A La Hán, A La Hán lại hướng nâng lên trên Bích Chi Phật, lại nâng lên Bồ Tát, lại nâng lên là Phật, từng giai đoạn từng giai đoạn mà đi lên, đây gọi là thụ xuất.
Tịnh Tông không phải như vậy, điểm thù thắng của Tịnh Tông chỗ này là lâm chung niệm Phật liền đến thế giới Cực Lạc, gọi là “hoành xuất”. “Thụ xuất” khó, rất khó, thời gian quá dài không dễ dàng tu, chúng ta đi thụ xuất con đường này không thông. Đi hoành xuất, điều kiện của hoành xuất chính là thật tín, chân thật tin tưởng có thế giới Cực Lạc, chân thật tin tưởng có nhân quả báo ứng, chân thật tin tưởng phát nguyện cầu sanh, Phật liền đến tiếp dẫn bạn. Không có chút nào hoài nghi, hoài nghi là chướng ngại, người trong tâm có hoài nghi thì dù người này niệm Phật cả đời này cũng không thể vãng sanh. Vì sao vậy? Hoài nghi thì làm lệch, làm lỡ mất đi cơ hội một đời này vãng sanh thế giới Cực Lạc. Cho nên quyết định không được hoài nghi. Chúng ta phải làm thế nào mới có thể không hoài nghi, cần phải đem thế giới Cực Lạc làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, lý tường tận rồi, sự cũng làm cho rõ ràng, mới chân thật không hoài nghi, chân thật tin tưởng rồi, có rất nhiều người đã đi qua, đều làm chứng minh cho chúng ta. Những biểu pháp này làm tác chứng, vạn nhất không thể xem thường, họ đến để biểu diễn cho chúng ta, thành tựu tín nguyện niệm Phật của chúng ta, sanh đến thế giới Cực Lạc viên chứng bốn cõi. Thế giới Cực Lạc có bốn cõi, một sanh thì tất cả sanh, một chứng thì tất cả chứng. Hay nói cách khác sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư, đồng thời cũng như sanh cõi Phương Tiện, bằng như sanh cõi Thật Báo, bằng với sanh cõi Thường Tịch Quang, chân thật không thể nghĩ bàn.
Đến thế giới Cực Lạc bạn liền thấy được Quán Âm Bồ Tát, thấy được Đại Thế Chí Bồ Tát, các ngài đều là học trò của A Di Đà Phật, chúng ta đi rồi, đến thế giới Cực Lạc, thân phận của chúng ta quan hệ với các ngài là bạn học, các ngài là trưởng bối của chúng ta, chúng ta là sư đệ của các ngài, người một nhà, cho nên chúng ta có thể sánh vai với các ngài.
“khả kiến, thử pháp môn chi cứu cánh phương tiện thiện ứng quần cơ dã”[50]
Pháp môn này bao gồm tất cả căn cơ, nếu có năm nghịch mười ác, chỉ cần trước khi lâm chung một hơi thở chưa dứt, phát nguyện cầu sanh, chỉ cần bạn lúc này có thể niệm được một câu A Di Đà Phật, thảy đều có thể vãng sanh.
Việc này chúng ta nhất định phải ghi nhớ. Xem thấy những chân tướng sự thật này, chúng ta chính mình dò xét chính mình, xem ngay đời này có thể vãng sanh hay không? Có phù hợp điều kiện vãng sanh hay không? Đích thực phù hợp, chỉ cần bạn chịu đi, là không có người nào không phù hợp, tạo tác tất cả tội nghiệp, năm nghịch mười ác, nhưng một niệm hồi đầu, thảy đều được độ. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi, A Di Đà Phật.
 
 
[1] Ấy là vì trong các kinh Tịnh Độ, chỉ có kinh này gồm trọn các điều mầu nhiệm viên mãn.  
 
[2] Lấy phát Bồ Đề tâm, một lòng chuyên niệm làm Tông
[3] Lấy đại nguyện Di Đà “mười niệm ắt sanh” của Phật Di Đà làm gốc
[4] Nêu tỏ sâu xa cái nhân vãng sanh của ba bậc, rộng nhiếp các bậc thánh phàm trong chín pháp giới.
[5] Chỉ rõ ràng phương pháp Trì Danh Niệm Phật, chỉ thẳng con đường vãng sanh để trở về nguồn. Vì thế, kinh này được gọi là kinh bậc nhất của Tịnh Tông.
[6] Nhưng kinh điển quý báu bậc nhất của Tịnh Tông này bị bụi phủ trong Đại Tạng Kinh nước ta đã hơn một ngàn năm.
[7] xét đến nguyên nhân là do năm bản dịch gốc của kinh này, có bản chi tiết, có bản đại lược, sai biệt quá lớn
 
[8] Khiến cho người mới học chuyên trì một bản dịch sẽ khó thấu hiểu tông chỉ sâu xa; nếu đọc trọn năm bản dịch, sẽ cảm thấy khó khăn.
[9] Do vậy, đa số bỏ kinh này để dốc sức nơi kinh A Di Đà. Vào đầu nhà Thanh cư sĩ Bành tế thanh có viết “Kinh này ít người xiển dương, thật ra là vì chưa có bản hoàn thiện”.
[10] Lời ấy đúng thay! Do vậy, các vị đại cư sĩ như ông Vương Nhật Hưu đời Tống, Bành Thiệu Thăng và Ngụy Thừa Quán đời Thanh, vì hoằng dương kinh này mà trước sau đã có các bản hội tập và bản trích lục, phân chia chương đoạn.
 
[11] Đời Tống, đại cư sĩ Vương Nhật Hưu từng viết Long Thư Tịnh Độ Văn, được bốn biển khen ngợi, truyền tụng đến nay, họ Vương lúc lâm chung, đứng thẳng vãng sanh.
[12] Đủ chứng tỏ Vương cư sĩ là bậc tại gia đại đức thù thắng hiếm có, hạnh lẫn giải đều tốt đẹp trong Tịnh Tông nước ta.
[13] Họ Vương tiếc nuối sâu xa bảo điển bị phủ bụi, bèn hội tập bốn bản dịch gốc các đời Hán, Ngụy, Ngô, Tống, tạo thành một bản riêng, đặt tên là Đại A Di Đà Kinh, bản của ông Vương ra đời được trong nước khen là tiện lợi, chốn tùng lâm dùng làm kinh nhật tụng.
[14] Long Tạng nước ta và Đại Chánh Tạng của Nhật Bản cũng đều chọn bản của ông Vương để nhập tạng. Bổn hội tập của Vương Long Thư có để vào Tạng, trong “Đại Chánh Tạng”, “Long Tạng” (chính là Đại Tạng kinh được biên tập dưới thời vua Càn Long) đều có.
[15] Liên Trì đại sư viết: bản hội tập của họ Vương, so với năm bản dịch gốc, đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, được lưu thông trong đời hiện tại, lợi ích rất lớn; Lại nói: Do bản của ông Vương được lưu hành rộng rãi trong cõi đời, người ta quen thấy, vì thế, đối với tác phẩm Di Đà Sớ Sao của tôi, hễ chỗ nào dẫn chứng kinh Vô Lượng Thọ, phần lớn trích theo bản của ông Vương, chỉ đôi khi dẫn theo bản dịch gốc.
[16]Gần đây, trong bài Tựa Tái Bản Bộ Viên Trung Sao do Ấn Quang đại sư viết, Ngài cũng khen ngợi bản của ông Vương văn lẫn nghĩa tường tận, đầy đủ, lưu thông rộng rãi trên cõi đời. Ông Vương hội tập kinh, tuy có công lớn đối với Tịnh Tông, nhưng trong bản hội tập có khá nhiều sai lầm.
[17] Liên Trì đại sư nói: “Trích dẫn kinh văn trong phần trước, ghép lời văn do mình sáng tác vào phần sau, lấy bỏ chẳng trọn hết”.
[18] Cư sĩ Bành Thiệu Thăng chê trách: “Rối ren, sai sót, chẳng hợp ý chỉ viên dung”.
[19] nay người viết, (nói về người cầm bút viết bản chú giải này, tức là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ) kính vâng theo các nhận định của cổ đức, trộm kể ra những khuyết điểm của họ Vương có ba điểm.
[20] Thứ nhất: Bản hội tập của họ Vương chỉ dựa trên bốn bản dịch, chưa có bản dịch đời Đường. Bản dịch đời Đường có tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội trích từ Kinh Đại Bảo Tích do Bồ Đề Lưu Chí đại sư dịch, kinh văn có nhiều chỗ uyên áo, huyền diệu, tinh tường, trọng yếu mà những bản dịch khác không có.
[21] Thứ hai: lấy, bỏ chưa trọn hết, lấy chỗ rườm rà, bỏ chỗ quan trọng, sửa chỗ sâu thành cạn.
[22] Thứ ba: tùy tiện tăng thêm văn tự, nghiễm nhiên tự soạn thêm,
[23] Sao chép kinh văn trong phần trước, ghép thêm lời văn của chính mình sáng tác vào sau đó, chưa tuân thủ cách dịch, ấy là chê trách [ông Vương] đã sao lục kinh văn trong phần trước; lại đem những câu chữ do mình đặt ra, ghép vào phía sau; Đã là hội tập, cần phải dựa theo nguyên văn của bản dịch, muôn vàn chẳng thể tự tiện thêm câu văn [do chính mình đặt ra].
[24] tiếc nuối trước những khuyết điểm trong bản hội tập của họ Vương, bèn lấy bản Ngụy dịch mà gạn lọc, trích lược là phiên bản thứ bảy của kinh Vô Lượng Thọ, chỉ là một bản trích lược của bản Ngụy dịch, chưa phải là bản hội tập của các bản dịch.
[25] Do vậy, vào cuối đời Thanh, cư sĩ Ngụy Thừa Quán, tên tự là Mặc Thâm, nhằm cứu chữa khuyết điểm của ông Long Thư, bèn lấy năm bản dịch gốc, tiến hành hội tập lần nữa, soạn thành một bản khác, thoạt đầu vẫn gọi là Vô Lượng Thọ Kinh; về sau, được ông Chánh Định Vương Canh Tâm đổi tên thành Ma Ha A Di Đà Kinh.
[26] Khuyết điểm tự tiện thêm lời văn vào vẫn chưa thể hoàn toàn tránh khỏi, cho nên bản của ông Ngụy cũng chưa phải là hoàn thiện.
[27] vì hoằng dương Tịnh Tông, nên nguyện khiến cho bộ kinh đệ nhất trong Tịnh Tông này được tan bụi, tỏa sáng;
[28] mong cho cuốn kinh vô thượng này lợi lạc mai sau, bèn kế tục tiền hiền, hội tập lần nữa
 
[29]Ngăn bỏ muôn duyên, nghĩa là bế quan trong thời gian ba nămchân thành thực hiện công tác hội tậplặng lẽ tiến hành một mìnhtrải qua mười lần sửa chữa, mới mừng kinh đã được hội tập xong,
[30] Trước hết, được lão pháp sư Huệ Minh là một vị thông triệt Tông lẫn Giáo, cầm bản hội tập chụp ảnh trước Phật đài để chứng minh.
[31] Tiếp đó, bậc đại đức trong Luật Tông là lão pháp sư Từ Châu chuyên giảng kinh này ở Tế Nam, lại còn đích thân viết khoa phán. Người cậu đã khuất của tôi là Mai lão cư sĩ truyền giảng kinh này trên đài phát thanh Trung Ương, gọi bản này là bản hoàn thiện nhất, sau đấy, trong phần lời tựa của kinh này, cụ lại ca ngợi rằng, “tinh yếu, thỏa đáng, rõ ràng, xác thực, rành rành là có căn cứ, không nghĩa nào chẳng có trong bản dịch gốc, không một câu nào vượt ngoài nguyên văn”.
[32] khó khăn, trúc trắc, nặng nề, tối nghĩa, khiến cho trôi chảy, rõ ràng; rườm rà, trùng lặp, lan man, [biến đổi những chỗ nặng nề ấy] trở nên đơn giản, rõ ràng,
[33]điều chỉnh, rút gọn [những chỗ luộm thuộm, rườm rà]khiến cho những chỗ thiếu sót được viên mãnẮt mong cho mọi điều đẹp đẽ đều được hoàn bị, không điều chân thật nào chẳng bao gồm... Dù chẳng muốn bảo là bản văn chẳng hoàn thiện cũng không thể được.
 
[34] do vậy, từ khi bản hội tập của tiên sư ra đời, không chân mà đi khắp chốn, các bậc tôn túc trong giới Phật giáo đa số công nhận bản hội tập văn từ giản dị, nghĩa lý phong phútừ ngữ lưu loát, lý viên mãngiảng, nói, tán dương, lưu truyền trong ngoài nướcNgười thấy, kẻ nghe, ưa thích, tin nhận, trì tụng, ấn hành liên tục chẳng dứt.
[35] Gần đây, lại còn được giới Phật học ở hải ngoại đưa bản này vào bản in mới của Tục Tạng Kinhkhiến cho quang minh của Đại Kinh thường chiếu trong thế gianÝ nguyện hội tập thù thắng của bậc hiền nhân thuở xưa may sao đã được thành tựu viên mãn.
[36] [tức là] bản hoàn mỹ nhất nay mừng được xuất hiện, đây thật sự là một đại sự nhân duyên hiếm có, khó gặp vậythật khó được.
[37] Niệm Tổ là phàm phu hạ căn đầy dẫy triền phượcđược tiên sư lầm lẫn giao phó đại sự chú giải, hoằng dương kinh này.
[38]Tôi thoạt đầu tuy phát đại tâm, nhưng vì chướng sâu, huệ cạn, vâng lãnh sứ mạng nặng nề này, thật sợ hãi sâu xamay là đã từng được nghe tiên sư giảng giải, đích thân nghe giảng toàn bộ kinh nàylại còn theo hầu thầy suốt hai mươi nămđược nghe những điều huyền diệu, sâu xa trong các tông Thiền, Tịnh, Mật, hiểu sơ lược thâm tâm hội tập Đại Kinh của tiên sư.
[39] đầu thập niên sáu mươi, từng thử viết một bản đề cương cho kinh này, trình lên thầy giám định, may mắn được thầy ấn khảnhưng trải qua cơn kiếp nạn Cách Mạng Văn Hóa to lớn, bản thảo ấy đã mất sạch chẳng cònnay tuổi đã ngoài bảy mươi, lại lắm bệnh cũ, thẹn ơn sâu chưa báo, sợ vô thường xảy tới.
[40] Do vậy, gắng gượng tấm thân tàn già bệnh, kế tục hoằng thệ truyền đăngđem thân tâm này cúng dường Tam Bảo, đóng cửa, không tiếp khách, dốc toàn lực chú giải kinhmong báo một phần trong muôn phần ơn sâu của tiên sư, mười phương ba đời thượng sư, Tam Bảo và pháp giới chúng sanh.
 
[41] lại nữa, kinh này vốn thù thắng ở chỗ khế Lý, khế cơ.
[42] Lý là Thật Tế Lý Thể, cũng tức là Chân Như Thật Tướng, là gốc rễ chân thậtphù hợp với “lý”, bổn kinh nàytrụ trong chân thật huệ, khai hóa, hiển thị Chân Thật Tế, ban cho lợi ích chân thật, thuần nhất chân thật,
 
[43] kinh này còn được gọi là kinh Hoa Nghiêm bản trung, những điều được trình bày trong kinh này, hết thảy Sự Lý chính là Nhất Chân pháp giới Sự Lý vô ngại, Sự Sự vô ngại trong kinh Hoa Nghiêm
[44] Lý Thể ẩn kín, nhiệm mầu của kinh Hoa Nghiêm ở ngay trong kinh này, nên nói là Khế Lý
[45] còn về phần khế hợp căn cơ, bản kinh này lại càng thù thắng độc đáo
[46] Pháp môn trì danh trong kinh này thích hợp khắp ba căn, thâu trọn lợi căn lẫn độn căn
[47]Người thượng thượng căn rất thích hợp để gánh vác toàn thể, kẻ hạ hạ căn cũng có thể noi theo mà đắc độ, trên thì Văn Thù, Phổ Hiền, Pháp Thân đại sĩ cũng đều phát nguyện cầu sanh
 
[48] chính  mình không giết nhưng ra lệnh cho người khác giết, bảo người khác sát sanh,
[49] vượt khỏi tam giới theo chiều ngang, lên trọn vẹn bốn cõi, nhanh chóng cùng Quán Âm, Thế Chí sánh vai
[50] đủ thấy pháp môn này là phương tiện rốt ráo đến tột cùng, khéo thích ứng mọi căn cơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây