Đọc sách ngàn lần - Tập 12

Đọc sách ngàn lần - Tập 12

 03:33 18/11/2018

ĐỌC SÁCH CHÍNH LÀ NỘI HỌC

Giáo viên: Kính chào thầy!

Thầy Trần: Chào mọi người. Đến nay là tập thứ mấy rồi nhỉ?

Giáo viên: Dạ tập thứ 12.

Thầy Trần: Vậy là tiết mục này phá kỷ lục rồi. Vì sao lại ghi hình tiết mục này lâu như vậy? Bởi vì có nhiều việc đáng nói. Hiện nay mọi người quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để dạy con người trở nên tốt đẹp. Các bạn thấy đó, vừa rồi mọi người có nhắc đến một vấn đề là giáo trình mà các trường học trong xã hội đang dùng. Ở trường học văn hóa truyền thống thì dùng giáo trình như “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Trong khóa trình “đọc sách ngàn lần” thì dùng sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Giáo trình không như nhau vì sao hiệu quả không như nhau vậy? Vì những giáo trình theo thế tục xã hội đó không tương thông với tự tánh, chướng ngại tự tánh, còn giáo trình về giáo dục của Thánh Hiền thì tương thông với tự tánh. Sư phụ Ngài thường nói các Kinh điển của Thánh Hiền như Tứ Thư Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh là từ trong tự tánh lưu xuất ra bên ngoài. Tự tánh của mỗi người đều sẵn có, nếu đã được khơi thông rồi, ví dụ như lau mặt gương, ai ai cũng đều có tấm gương này, người xưa gọi nó là “minh đức”, loại đức hạnh này ai ai cũng đều có, nó vốn là quang minh trong sáng. Vì sao sau đó không còn sáng nữa vậy? Vì đã bị ô nhiễm, “cẩu bất giáo, tánh nãi thiên”.  Hiện nay phải làm sao? Phải khôi phục lại. Làm thế nào để khôi phục? Phải trừ khử sự ô nhiễm. “Việc dạy học quý ở chỗ tinh chuyên”, việc này trong Tam Tự Kinh đã nói với chúng ta rồi, sư phụ đã nói với chúng ta hãy “đọc sách ngàn lần”. Bắt đầu từ hai chữ “tri chỉ” trong câu thứ hai của sách Đại Học, “tri chỉ nhi hậu hữu định”, từ đây mà hạ thủ. Đúng vậy, giới - định - huệ, không có giới thì những cái phía sau đều không có. Học sinh nữ này, con hãy chia sẻ xem con “đọc sách ngàn lần” đã có  được cảm nhận gì?

Lời sám hối của Phật tử Đinh Gia Lệ

Lời sám hối của Phật tử Đinh Gia Lệ

 06:39 04/11/2015

Con người không phải Thánh hiền, sao có thể không phạm lỗi? Phạm lỗi biết sửa đổi, đó chính là người tốt. Tháng 12, năm 2009, diễn viên điện ảnh nổi tiếng Đinh Gia Lệ đã làm chấn động Diễn đàn công ích giáo dục đức hạnh công dân tỉnh Hà Bắc khi cô sám hối trước mọi người về việc mình từng sống buông thả, phá thai tới 4 lần.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

 00:57 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.

08 Thuong tuy phat hoc

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

 12:09 14/09/2013

Chư vị nhà giáo ưu tú ngành giáo dục, chư vị trưởng bối, chư vị bằng hữu, chào mọi người.
Kinh điển mà lão tổ tông chúng ta để lại, đó không phải lý luận, mà đó là thứ mà mỗi một con người trong cuộc sống đều làm được. Vì vậy, trên thực tế những kinh điển này là một quyển sách, đem đời sống thánh hiền nhân của tổ tông chúng ta ghi chép lại, chúng ta xem “Luận Ngữ” “Mạnh Tử” đều là như thế. Thánh hiền nhân đã làm được thì bản thân chúng ta cũng có thể làm được.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây