Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

 01:01 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

 00:59 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 4) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu (iii) Vị thứ ba là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ, cũng chính là nói chúng ta tu học, cùng ở chung với tất cả đại chúng thì chúng ta phải tận hiếu. Tu trì của chúng ta nhất định phải căn cứ vào lý trí, không được làm việc theo cảm tình. Bồ Tát Văn Thù đại biểu lý tánh, Ngài là trí tuệ, là lý luận, không phải là cảm tình. Cảm tình thì là phiền não, có mê hoặc; lý tánh là giác, sau cùng đạt đến cứu cánh, đó là hiếu từ lý trí.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

 00:57 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

 00:55 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 2) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Người niệm Phật tu Tịnh Độ thì đến chỗ này của chúng ta, người thích học tham thiền, nghe nói Phật Quang Sơn có mở lớp tọa thiền, thì họ đến nơi đó. Như vậy thì đúng. Người thích làm việc từ thiện, thì đến Hội Công Đức Từ Tế. Mỗi một đạo tràng có tông chỉ của họ, có phương hướng của họ, có mục tiêu của họ, không thể hỗn hợp lại với nhau cho loạn lên. Bạn không thể nói tôi dùng phương thức này để kéo tín đồ, tôi ở đây thứ gì cũng có, các người đến chỗ này của tôi thì thật tốt, mọi thứ đều có thể học được; nhưng kết quả thì chẳng có thứ nào học tốt được, vậy làm sao có thể nhìn người được chứ? Việc này nếu bạn không có cái nhìn sâu xa, không có trí tuệ chân thật, thì bạn sẽ không thể nhìn thấy được. Tuyệt đối không được có là tâm lượng nhỏ hẹp. Những người sơ cơ phải chỉ đạo cho họ có một phương hướng chính xác. Chúng ta lưu thông kinh sách băng đĩa đều là như vậy, nếu như kinh sách trái với Tịnh Độ bày ra nơi này của chúng ta, khi người ta nhìn thấy sẽ cho rằng chúng ta tiến cử những sách này, nếu như họ đi sai đường rồi thì ta có phải chịu trách nhiệm hay không? Trách nhiệm nhân quả này phải chịu gấp đôi, bạn chính mình đi sai đường là đáng kiếp, bạn làm cho người khác đi sai đường thì bạn chịu trách nhiệm nhân quả càng nặng hơn, việc này không thể không lưu ý, không thể không cố gắng cẩn trọng.

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

 00:52 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 1) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Xin chào các vị đồng tu! Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy. Thế nhưng vào lúc đó, thời gian chỉ có một tiếng rưỡi đồng hồ, không thể nào giảng giải tường tận. Về sau vào năm 1992, khi tôi đến thăm nước Mỹ, ở mỗi một thành phố, tôi đều vì mọi người giảng giải đại ý của Kinh Địa Tạng. Sau khi đến Miami, ở đó có cư sĩ Tăng Hiến Vĩ (sau này ông cũng xuất gia rồi) tiếng Anh rất tốt, năng lực thông dịch rất giỏi, vào lúc đó cũng có một số người ngọai quốc đến nghe, tôi xem thấy tình hình của hiện trường liền đổi ngay đề giảng, không giảng giải Kinh Địa Tạng mà giảng giải về Nhận Thức Phật Giáo này. Tôi nhớ lại thính chúng ở Miami so với hiện trường hiện tại này của chúng ta, số lượng chỉ bằng phân nửa, thế nhưng ảnh hưởng của một tuần giảng giải đó rất lớn, băng thu âm những buổi giảng đó sau này được mang ra viết lại thành một quyển sách lưu truyền khắp thế giới, số lượng in ra cũng rất nhiều, tôi nghĩ các vị đều đã xem qua.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây