Vào thời Phật tại thành Xá Vệ có một ông trưởng giả rất ích kỷ, không bao giờ bố thí một đồng điếu cho người ăn xin. Người trong thành đặt tên ông là Micchāriya (có nghĩa là Bỏn xẻn).
PHÀM LÀ NGƯỜI ĐỀU NÊN ĐỌC SÁCH
Giáo viên, học sinh: Con chào thầy
Thầy Trần: Chào mọi người. Đây là tập cuối cùng của chuỗi tiết mục “Đọc Sách Ngàn Lần” rồi. Hôm nay lại tới rất nhiều bạn học, các em đến với tiết mục lần này có thể là một phần trong lớp của các cô.
Giáo viên: Vâng.
Thầy Trần: Mọi người nói ra cảm nhận của mình, những cảm nhận giống nhau thì lược bớt, để cho mọi người nghe được trọng điểm. Trước khi các em bắt đầu nói thì giáo viên các cô giới thiệu một chút về em học sinh này. Đầu tiên, các cô hãy giới thiệu em này đi.
ĐỌC SÁCH CHÍNH LÀ NỘI HỌC
Giáo viên: Kính chào thầy!
Thầy Trần: Chào mọi người. Đến nay là tập thứ mấy rồi nhỉ?
Giáo viên: Dạ tập thứ 12.
Thầy Trần: Vậy là tiết mục này phá kỷ lục rồi. Vì sao lại ghi hình tiết mục này lâu như vậy? Bởi vì có nhiều việc đáng nói. Hiện nay mọi người quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để dạy con người trở nên tốt đẹp. Các bạn thấy đó, vừa rồi mọi người có nhắc đến một vấn đề là giáo trình mà các trường học trong xã hội đang dùng. Ở trường học văn hóa truyền thống thì dùng giáo trình như “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Trong khóa trình “đọc sách ngàn lần” thì dùng sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Giáo trình không như nhau vì sao hiệu quả không như nhau vậy? Vì những giáo trình theo thế tục xã hội đó không tương thông với tự tánh, chướng ngại tự tánh, còn giáo trình về giáo dục của Thánh Hiền thì tương thông với tự tánh. Sư phụ Ngài thường nói các Kinh điển của Thánh Hiền như Tứ Thư Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh là từ trong tự tánh lưu xuất ra bên ngoài. Tự tánh của mỗi người đều sẵn có, nếu đã được khơi thông rồi, ví dụ như lau mặt gương, ai ai cũng đều có tấm gương này, người xưa gọi nó là “minh đức”, loại đức hạnh này ai ai cũng đều có, nó vốn là quang minh trong sáng. Vì sao sau đó không còn sáng nữa vậy? Vì đã bị ô nhiễm, “cẩu bất giáo, tánh nãi thiên”. Hiện nay phải làm sao? Phải khôi phục lại. Làm thế nào để khôi phục? Phải trừ khử sự ô nhiễm. “Việc dạy học quý ở chỗ tinh chuyên”, việc này trong Tam Tự Kinh đã nói với chúng ta rồi, sư phụ đã nói với chúng ta hãy “đọc sách ngàn lần”. Bắt đầu từ hai chữ “tri chỉ” trong câu thứ hai của sách Đại Học, “tri chỉ nhi hậu hữu định”, từ đây mà hạ thủ. Đúng vậy, giới - định - huệ, không có giới thì những cái phía sau đều không có. Học sinh nữ này, con hãy chia sẻ xem con “đọc sách ngàn lần” đã có được cảm nhận gì?
(Một người đọc sách thay đổi tâm mình có thể trở thành phong phạm cho mọi người)
Giáo viên, học sinh: Con chào thầy!
Thầy Trần: “Đọc sách ngàn lần” thì tự hiểu nghĩa lý trong đó. Tiết mục đặc biệt này lần này là tập thứ mấy?
Giáo viên: Dạ tập 11.
Thầy Trần: Nhiều em học sinh như vậy, chúng tôi phát hiện các em ấy nói đều không giống nhau. Tại sao lại như vậy? Thực ra các em đều có rất nhiều cảm nhận giống nhau, nên các em ấy không lặp lại nữa, chỉ nói ra những cảm nhận không giống với người khác. Tiết mục này chính là ý này, không phải là các em ấy chỉ có những cảm nhận này, hay các em học sinh khác có mà em này không có. Không phải, chẳng qua là nói rồi thì không nói nữa. Hôm nay có ba em học sinh mới. Con có đeo mic-rô đúng không? Con mấy tuổi rồi?