Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 3)

Thứ hai - 31/03/2014 04:07 - Đã xem: 7376

Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 3)

Thời Học Đạo Tháng 3 năm Canh Dần (1950), Hòa thượng Thiện Hòa cùng với một số quý thầy pháp sư đã từng học ở Huế, đồng tâm thống nhất các Phật học Đường Miền Nam. Phật Học Đường Nam Việt là kết hợp của hai Phật Học Đường Liên Hải và Mai Sơn, đặt tại chùa Sùng Đức Chợ Lớn.

  Hòa thượng Thiện Hòa được bầu vào chức vụ Giám Đốc. Ban giáo thọ gồm nhiều quý pháp sư là thầy Quảng Minh, thầy Huyền Dung, thầy Trí Minh, thầy Quảng Liên.

Năm Tân Mão (1951), Phật Học Đường Nam Việt lại dời về chùa Ấn Quang.Lúc ấy, ngoài số học tăng cũ còn có nhiều vị học tăng từ các nơi đến xin học. Sĩ số học tăng lên đến gần 100 vị . Đến năm 1953, Hòa thượng Thiện Hoa từ Trà Ôn lên cộng tác.Ngài giữ chức Đốc Giáo Phật Học Đường Nam việt .

Năm 1948, Hòa thượng thọ giới Sa di , và từ đó đến năm 1951, Hòa thượng hoàn tất chương trình Trung Đẳng Phật Học tại Phật Học Đường Liên Hải và Ấn Quang.

Năm 1950, Hòa thượng thọ Đại Giới tại đàn giới Ấn Quang Tiếp theo, từ năm 1951 đến năm 1954 Hòa thượng học xong chương trình Cao Đẳng Phật học tại Phật Học Đường Nam Việt với các vị đồng khóa là :

Hòa thượng Bửu Huệ, Hòa thượng Tắc Phước, Hòa thượng Tịnh Đức, Hòa thượng Đạt Bửu, Hòa thượng Tịnh Chơn.

Trong thời gian nầy, Hòa thượng và quý thầy Cao đẳng đã tiếp tay đắc lực với Hòa thượng Giám đốc và quý thầy Pháp sư trong việc điều khiển sinh hoạt Đại chúng, Ngài Bửu Huệ làm tri sự , Ngài Thiền Tâm làm tri chúng,

Mọi sinh hoạt của nội viện đều được sự chăm sóc của hai vị trưởng lão hiền đức. Đức độ khoan dung, tấm lòng từ mẫn và cử chỉ hòa nhã, điềm đạm, ôn tồn của Hòa thượng là những yếu tố giúp công việc hoàn tất khã quan và đó cũng là dấu ấn sâu đậm còn in mãi trong ký ức của từng học chúng. Hòa thượng ít nói , trang nghiêm mà nhẹ nhàng, từ tốn, không bao giờ làm xúc não một ai .

Năm 1954 , lớp Cao Đẳng tốt nghiệp, quý thầy mỗi vị đều được Hòa thượng Thiện Hòa phân công việc tùy khả năng chuyên môn.Riêng hai thầy Bửu Huệ và Thiền Tâm xin phép quý Hòa thượng trong Ban Giám đốc lui về tịnh tu trong một thời gian dài .

                       

Thời chuyên tu và hoằng hóa.

Khi phát nguyện nhập thất chuyên tu, hai thầy có hứa với quý Hòa Thượng Ban Giám đốc là hai thầy sẽ trở lại gánh vác các việc Phật sự sau nầy .

Trong lúc Hòa thượng Bửu Huệ về quê cất thất tịnh tu.

Hòa thượng Thiền Tâm tuy gặp nhiều chướng duyên nhưng Ngài vẫn quyết chí hạ thủ công phu qua các trụ xứ Cái Bè, Vang Quới.

Ngài được ngoại hộ rất chu đáo của Sư Bà Bạch vân. Và ở Chùa Phật Quang.

Ngài được Hòa thượng Trụ Trì là thầy Thiện Tín cùng gia đình đạo hữu Trần Kim Tín, giúp đỡ nhập thất an ổn .Dù nhập thất tinh tấn chuyên tu , song Hòa thượng vẫn không bỏ quên bi nguyện độ sanh .

Trong 10 năm ấy, Hòa thượng cũng có phiên dịch các kinh sách Tịnh độ như :

Kinh Quán Vô Lượng Thọ , Tịnh Học Tân Lương , Lá Thơ Tịnh Độ , Hương quê Cực Lạc, và giảng dạy cho các Sư Bà Vĩnh Bửu, Trí Nguyện , Bạch vân , Như Chơn, Ni sư Minh Ngọc ,…

Năm 1964 , Hòa thượng Thiện Hòa mở trường Trung Đẳng Chuyên Biệt Phật Học tại chùa Huệ Nghiêm . Ngài cử sứ giả đến thỉnh hai Hòa thượng Bửu Huệ và Thiền Tâm về cùng Hòa thượng Thanh Từ đảm trách việc giáo dục học tăng. Khóa học ba năm nầy đã đào tạo nên quý thầy . Thượng tọa sau nầy như :

Thượng tọa Phước Hảo, Thượng tọa Pháp Chiếu, Thượng tọa Đắc Pháp Thượng tọa Đồng Huy Thượng tọa Chơn Lạc, Thượng tọa Nhựt Quang Thượng tọa Tâm Thanh Thượng tọa Minh Bá, Thượng tọa Quảng Hiển, song song với Phật Học Viện Huệ Nghiêm , Phật Học Viện Dược Sư cũng đào tạo những vị Ni Sư sau nầy như :

Ni Sư Trí Hòa, Ni Sư Tịnh Thường, Ni Sư Hạnh Chơn , Ni Sư Hải Tuệ , Ni Sư Như Lý , Ni Sư Như Đức , Ni Sư Như Hảo , Ni Sư Như Bình , Ni Sư Như Cảnh,

Trong giai đoạn nầy, Hòa thượng còn giảng dạy tại khoa Phật học thuộc viện Đại Học Vạn Hạnh và có biên soạn các sách :

Phật Học Tinh Yếu , Duy Thức Học Cương yếu , phiên dịch Tịnh Độ Thập Nghị Luận và Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni ,

Năm 1967 Hòa thượng về Đại Ninh, ấp Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. kiến thiết Hương Quang Thất , chuẩn bị giai đoạn ẩn tu :.

Năm 1968, Hòa thượng về trụ hẳn ở Đại Ninh.và trở thành nơi qui hướng cho tứ chúng về đây vân tập, vì thế Hòa thượng không câu nệ vào việc nhập thất mà sẵn sằng tiếp hóa chư Tăng Ni, Phật Tử đến tham vấn đạo lý,  và chính Ngài cũng lui tới thăm viếng các am thất để sách tấn thiện tín tu hành .Sau các thời khóa công phu rồi, Ngài lo soạn kinh sách,hoặc đôi khi rỗi rảnh rảo bước kinh hành, ngày xem hoa nở, tối nhìn trăng lên, vui cùng kinh, kệ, mõ chuông và đắm chìm thân, tâm vào trong câu niệm Phật, năm tháng trôi qua, Ngài thấy lòng mình thanh tịnh,nên cảm tác bài thơ:

Trời xanh xanh,

Trăng thanh thanh.

Xa đôi hạt trắng lướt bay nhanh,

Gió nhẹ thổi rung cành.

                     

Trên mặt nước,

Bóng trăng in.

Dịu dàng buông ánh sáng lung linh,

Một niệm dứt bao tình.

               

Dưới mái tranh,

Giữ đạm thanh.

Chim chiều luyến ổ lượn chung quanh,

Nguyện lòng tìm đến bến vô sanh.

Nương nép bóng cha lành,

Một dạ quyết tu hành.

            (Hương Quang Thất )

Có thể nói rằng với bài thơ trên đây, Ngài đã dung hợp được giữa tâm mình cùng với cảnh vật ( tâm cảnh hợp nhất )một sự phối hợp tuyệt diệu phi thường mà chỉ có ở nơi các bậc chân tu đã xã được duyên trần, Ẩn thân tu hành nơi A Lan Nhã như Ngài mới có được mà thôi, ý thơ thanh thoát, đầy đạo vị .

Và từ đây, trên con đường dẫn về vùng sơn cước Đại Ninh, bước chân người đi, kẻ đến.Tứ chúng đã bắt đầu quy hướng về nơi Ngài , quyết lòng nương tựa nơi đức độ của Ngài để làm kim chỉ nam trên bước đường tu tập, và tìm cầu giải thoát. Và từ đây qua sự hoằng hóa của Ngài về Tịnh Tông đóa sen lành Tịnh Độ đã tỏa ngát hương thơm bay nơi vùng cao nguyên đất việt. Và sẽ còn lan xa mãi cho đến tất cả những nơi nào mà ở đó đã và đang có các người con của Phật phát nguyện tâm quy hướng về nơi Cực Lạc, dự vào chín phẩm sen vàng của miền an dưỡng Tây Phương. Và điều vui mừng an ủi khi thấy Tịnh Tông đã được trùng hưng, xứng hợp với căn cơ của tất cả mọi người.

Tuy là có được thanh danh, nhưng kèm theo đó cũng vẫn còn phải vương mang nhiều dư nghiệp .Do vì biết như vậy, và nhờ vào trí tâm tỉnh thức sâu xa do trí huệ phát sanh sau những năm dài nhập thất, tịnh tu nơi miền thanh vắng, nên Ngài thấy rất rõ ràng về điều nầy, và Ngài có cảm tác ý của bài thơ như :

         Giấc hòe tỉnh ngẫm suy cuộc thế,

         Bóng nguyệt ngân đổ xế cành ngô.

Bồng tiên cảnh đẹp mơ hồ,

Niềm nhân sự ngẫn ngơ sanh khoái cảm.

Tri âm ảnh tuyệt linh cầm đoạn,

Vân tự chung hồi lạc quốc du.

Lắng chuông khuya mà quyết chí tiềm tu,

Tưởng sen nở thiên thu miền Cực Lạc.

Vùng ngũ trược cõi trời, người đổi khác,

Chưa vô sinh e dễ lạc mê trần

Bâng khuân bể giác non thần.

                

Ngài cảm tác xong bài thơ,rồi nhìn ra bên ngoài, từ các cây bông hoa cỏ…dưới ánh trăng khuya thanh vắng, ảnh hiện ra vẻ đẹp mơ hồ như một cảnh thần tiên, rồi bỗng chợt nghĩ đến tình đời đen bạc chua cay, lòng tự nhiên thấy ngẩn ngơ và bùi ngùi cảm khái cho thế thái nhân tình:

Cuộc thế đêm đem rối đảo điên

Biết ai là Phật biết ai tiên

Người hiền phỉ báng thành ma quỷ

Kẻ ác khoe xưng tợ thánh hiền

Đức tháo dứt tình lui Ẩn dật

Khổng Minh vì nghĩa nặng ưu phiền

Chờ cho thanh lọc rồi nhân quả

Nhàn hưỡng trăng thanh gió cúc hiên.

                       

Ngoài ra ,Hòa thượng còn soạn thuật Niệm Phật Thập Yếu, Tây Phương Nhật Khóa Tịnh độ Pháp Nghi  Đại Bi Chuẩn Đề Hợp Thức và phiên dịch kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, Nhân Quả Ba Đời , Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật .

Năm 1970, Hòa thượng xây dựng Hương Nghiêm Tịnh Viện .

Năm 1974, Hòa thượng mở khóa tu học chuyên về pháp môn Tịnh Độ trong ba năm với số liên chúng 13 vị , dưới sự hướng dẫn của Ban Liên Đạo gồm ba vị :

Liên Thủ là Cố Hòa thượng Bửu Huệ , Liên Huấn là Cố Hòa thượng Thiền Tâm , Liên Hạnh là Cố Hòa thượng Bửu Lai .

Từ năm 1975, Hòa thượng hoàn toàn viễn ly mọi sự thấy nghe bên ngoài . Hòa thượng lặng lẽ nhiếp tâm tu niệm không tiếp xúc với ngoại giới . Từ đây hàng để tử của Hòa thượng không còn được nghe những lời giáo huấn đầy đạo vị thâm trầm , sâu sắc của Ngài . Mọi người đều chờ đợi và tha thiết ngưỡng vọng một ngày nào đó Hòa thượng sẽ ra thất và ban bố Pháp nhũ .

Suốt một thời gian dài, Hòa thượng kiên trì nhập thất, chăm chăm giải quyết việc lớn sanh tử và thời gian nầy nơi đây, có một thiện tín rất ngưỡng mộ Hòa thượng khao khát mong được một lần gặp mặt, để được nghe lời pháp nhũ dạy dỗ của Ngài.Nhưng vì Hòa Thượng nhập thất, nên mộng ước chẳng tưụ thành. Thiện tín đành ôm nỗi buồn ngưỡng vọng lưu bút lại bài thơ từ giả lúc ra đi :

Con muốn nhìn thôi chỉ một lần

Dáng người Hòa Thượng sẽ bâng khuân

Làm sao con được nhìn Hòa Thượng

Dù chỉ một thôi chỉ một lần

Nhân duyên nhiều kiếp ở nơi nầy

Tình nghiã thầy trò cũng ở đây

Dâng hết tâm tư về phương ấy

Mà sao lưu luyến phút giây nầy

Con vượt đường xa đến Đại Ninh

Mong cầu Hòa Thượng để được nhìn

Khể thũ vòng tay con khuyến thỉnh

Sức thần hộ Pháp vững niềm tin

Chiều buồn con đứng lặng nhìn qua

Cách một dòng sông vẫn thấy xa

Đại Ninh nước chãy vô tư quá

Mong mõi thâỳ ơi con thiết tha

Con biết làm sao được gặp người

Bên đồi Thiện chí biệt tăm hơi

Xoa đầu lòng con phút thãnh thơi

Nhưng rồi nghiệp chướng phải đành mang

Con laị ra đi giửa ngở ngàng

Kính dâng Hòa Thượng lời giả biệt

Kính bạch thầy ôi cảnh đoạn trường

Muốn nói mà sao cứ nghẹn lời

Chạnh lòng con Chỉ ngập ngừng thôi

Kính mong Hòa Thượng lời cầu nguyện

Dòng nước Đại Ninh chãy lửng lờ

Bên Đồi Thiện chí đứng ngẫn ngơ

Thánh Tượng Quan Âm nhìn xa thẳm

Xin gởi hồn con những đợi chờ

Nhìn mãi mà sao cứ muốn nhìn

Gởi hồn con đến những niềm tin

Hương Nghiêm Tịnh viện chiều chuông đổ

Lặng lẻ mình con đứng lặng thinh.

                  

                        Thiên Thai rẽ lối tìm thăm

Già lam nầy cảnh ưu trầm quạnh hiu

Nỗi tiêu điều bấy nhiêu nắng lạnh

Trải gió sương qua cảnh thờ ơ

Chùa xưa đón khách ngẫn ngơ

Người xưa đạo hạnh bây giờ bặt tăm

Cuộc thăng trầm tháng năm biến đổi

Những cảm hoài kệ tối chuông trưa

Giọt tương đong mấy cho vừa

Biết bao giờ lại phụng thừa âm vang.

Còn Hòa Thượng suốt một thời gian dài kiên trì nhập thất. Ngài vẫn luôn soạn dịch :

Mấy Điêụ Sen Thanh và Tam Bảo Cảm Ứng Lục.  ( Để hoằng pháp lợi sanh.)

Lúc Hòa thượng Bửu Huệ lâm trọng bệnh Ngài có làm một bài thơ tặng Hòa Thượng Bửu Huệ, với những dòng thơ chan chứa đạo tình và ý vị siêu thoát :

Sống chết thạnh suy lý vẫn thường

Tuổi cao gần Phật bận chi thương         

Sen thanh thơm thoảng tòa kinh phạn

Trăng bạc soi ngần mái tóc sương

Phai khách viếng thăm phai tục lụy

Đậm câu trì niệm đậm liên hương

Nghìn tầm bặt dấu trâu người mất

Muôn trượng đài sen ánh tỏ tường .

Dưới bài thơ, Hòa thượng ký tên“ Vô Nhất Bất Huệ Nhơn“ để ngầm bày tỏ cảm khoái vô cùng bi tráng của chính mình và tự hạ mình khiêm tốn như đóa hoa huệ giữa cánh đồng hoang, Phong cách thanh cao, ý chí siêu trần,, trí tuệ sáng ngời của Hòa thượng đã được thể hiện tuyệt vời qua những vần thơ thấu tình đạt lý .

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây