Đệ tử của Phật phải biết “trụ Phật sở trụ, hành Phật sở hành”, cái Trụ và hành này trên thực tế chính là áp dụng tâm Bồ Đề, bạn xem trên kinh Đại thừa, bổn kinh này là kinh Đại thừa, bổn kinh dạy bảo chúng ta tu hành, quan trọng nhất chính là tám chữ “Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”, đây là cương lĩnh tu hành của bổn kinh, tám chữ này hợp lại là viên tu viên chứng, thiên về một phía thì không được, nếu như bạn thiên ở phát tâm Bồ Đề, thì không có một lòng chuyên niệm, vậy không đúng. Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
Bạn có thể thành tựu hay không, không thể trách người khác cũng không thể trách hoàn cảnh, bạn chân thật nghĩ thông, nghĩ thấu suốt rồi, việc của chính mình chính mình có chịu làm hay không? Cho nên không luận là chướng ngại nơi hoàn cảnh, chướng ngại nơi nhân sự, đều không ở bên ngoài, chướng ngại chân thật là chính mình, người ngoài không thể chướng ngại được! Công phu niệm Phật của bạn Tâm Tâm Nối Nhau, Niệm Niệm Không Gián Đoạn, nếu như người ta chán ghét bạn, bạn niệm thầm, vẫn cứ là không gián đoạn.
Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
Pháp yếu Tu Hành Yếu điểm của đường tu Gồm hai phần sự-lý Lý tu là sửa tâm Cho thuận với chân lý
Xử lý việc khó, đối đãi với người càng khó hơn. Cho nên xử lý công việc đối đãi với người cần phải làm đúng pháp và làm cho được viên mãn.