Buông Bỏ Vạn Duyên Để Niệm Phật Thì Có Thể Tự Tại Vãng Sanh

Thứ năm - 30/04/2015 17:46 - Đã xem: 6001

Buông Bỏ Vạn Duyên Để Niệm Phật Thì Có Thể Tự Tại Vãng Sanh

“Buông bỏ vạn duyên” tức là “Ly nhất thiết hư vọng tương tưởng”. Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, công phu mới làm được đến giống nhau. Nếu vẫn còn tơ tưởng ngũ dục lục trần, vẫn không ngừng vọng tưởng, cảnh giới này sẽ không đạt được. Đạt cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể “tùy ý vãng sanh”, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó; còn có thể làm được “tự tại vãng sanh”: đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả. Như thế mới hiểu được công đức đích thật thù thắng, phải xem chúng ta cố gắng thế nào thôi.

   Chúng ta học Phật, tương lai vãng sanh nếu bị bệnh, thì khó coi rồi. Người ta đứng mà đi, ngồi mà đi, chúng ta không thể đứng mà đi, thì cũng phải ngồi mà đi. Rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, ra đi mà không bị bệnh, vậy mới là phải. Quý vị chỉ cần y theo lý luận, phương pháp của bộ kinh này tu học, thì quyết định làm được. Tất cả ngũ dục lục trần đều không còn tơ tưởng… Được đến cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể “Tùy ý vãng sanh”, muốn khi nào vãng sanh, thì được lúc đó vãng sanh; còn làm được “Tự tại vãng sanh”, đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả.

Học trò của lão pháp sư Đế Nhàn, ba ngày sau khi đứng vãng sanh, lão hòa thượng mới làm hậu sự cho Ngài. Người này không biết chữ, ông ấy có hoằng pháp không? Hành trì của ông tức là hoằng pháp. Ông hiện thân thuyết pháp bằng một chiêu lâm chung này… Thì ra niệm Phật dễ như vậy: “Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi lại niệm”, ông làm gương cho chúng ta xem. Chúng ta học được điểm này, hiệu quả còn thù thắng lợi ích hơn đọc “Đại tạng Kinh”.

Lão cư sĩ Lý Tế Hoa – người sáng lập đoàn niệm Phật Liên Hữu trước đây ở Đài Bắc, vào ngày vãng sanh, ông cùng vợ ngồi xe xích lô đến niệm Phật đoàn tham gia cộng tu. Trên xe, lão cư sĩ Lý nói với vợ rằng: “Tôi phải vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, bà một mình có cảm thấy cô đơn, buồn bã không?” Vợ ông không biết hôm đó ông vãng sanh, nên trả lời với ông rất khẳng khái: “Vãng sanh là việc tốt, ông có thể vãng sanh, thì đừng lo cho tôi nữa”, vợ ông đã đồng ý rồi. Hôm đó là ngày đến phiên cư sĩ họ Ngụy khai thị, ông nói với ông Ngụy: “Chúng ta hoán đổi một chút, hôm nay để tôi giảng”. Ông lên bục giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, rất thành khẩn khuyên răn mọi người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Sau khi giảng xong, từ giã với mọi người, nói phải về nhà rồi. Lão cư sĩ đã ngoài 80 tuổi, giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, mọi người tưởng ông đã giảng mệt rồi cần về nhà nghỉ ngơi. Không ngờ, ông từ bục giảng bước xuống ngồi vào ghế salon ở phòng khách, thì vãng sanh rồi. Ông về là về mái nhà xưa của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó mọi người đồng tu tham gia niệm Phật đều chính mắt nhìn thấy. Lúc ấy tôi ở Đài Trung, phóng viên của báo Tân Sanh – cư sĩ Từ Tĩnh Dân ở Đài Bắc, cũng có tham gia hội niệm Phật, hôm sau đã gởi thư nhanh nói cho tôi biết: Niệm Phật vãng sanh là có thật, một chút cũng không giả, chính ông ấy tận mắt chứng kiến được.

Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng

Tác giả bài viết: sưu tầm

Nguồn tin: (Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, tr.181-184)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây