PHẦN ÔN THI GIÁO LÝ DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ KHU VỰC PHÍA BẮC LẦN THỨ NHẤT.

Chủ nhật - 13/04/2014 21:43 - Đã xem: 8027
PHẦN ÔN THI GIÁO LÝ DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ KHU VỰC PHÍA BẮC LẦN THỨ NHẤT.
PHẦN ÔN THI GIÁO LÝ DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ KHU VỰC PHÍA BẮC LẦN THỨ NHẤT.
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
PHÂN BAN HƯỚNG DẪN THANH THIẾU NIÊN
PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
 
 
PHẦN ÔN THI GIÁO LÝ DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ KHU VỰC PHÍA BẮC LẦN THỨ NHẤT.
 (ngày 27/4/2014 tức 28/3/Giáp Ngọ).
Họ và Tên: …............................Pháp Danh:……………...………
Đơn vị:……………………………Tổng số điểm:………………….
Thời gian làm bài:  60 Phút.
  1. Phần câu hỏi thi trắc nghiệm ( 30 phút), ôn 50 câu thi 30 câu.
 Thí sinh hãy chọn một trong các đáp án cho sẵn của mỗi câu và đánh dấu nhân vào đáp án thích hợp. nếu đánh dấu sai, muốn bỏ đi thì khoanh tròn vào dấu nhân. Mỗi câu đúng được 2 điểm.
  1. Chữ Đạo nghĩa là gì?
  1. Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão.
  2. Đạo Đức, Đạo Lý, Đạo Giáo.
  3. Là con đường, là bổn phận, là lý tính tuyệt đối.
 
  1. Chữ Phật nghĩa là gì?
  1. Tự Giác, Giác Tha, Giác Ngộ.
  2. Giác Tâm, Giác Tính, Giác Hạnh.
  3. Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn.
 
  1. Theo lịch sử, Đạo Phật có tới nay, là bao nhiêu năm?
  1. 2558 năm                    b.2608 năm.                            c. 2638 năm.
 
  1. Tam Tạng Giáo Điển gồm những gì?
  1. Nam Tông, Bắc Tông, Thiền Tông.
  2. Tín, Nguyện, Hạnh.
  3. Kinh, Luật, Luận.
 
  1. Tam Giới gồm có:
  1. Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng.
  2. Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh.
  3. Cõi Dục, Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc.
 
  1. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ:
  1. Phương Đông, Phương Tây.
  2. Phương Nam, Phương Bắc.
  3. Cả hai đáp án đều đúng.
 
  1. Đức Phật Giáng Sinh ở đâu?
  1. Thành Câu Thi La, vườn Lâm Tỳ Ni.
  2. Thành Ca Tỳ La Vệ, vườn Lâm Tỳ Ni
  3. Nước Ma Kiệt Đà, vườn Lộc Uyển.
 
  1. Đức Phật thành Đạo ở đâu?
  1. Dưới gốc cây Tất Bát La.
  2. Dưới gốc cây Bồ Đề.
  3. Cả hai đáp án đều đúng.
 
  1. Thái Tử tu khổ hạnh mấy năm?
  1. 5 năm.                          b. 6 năm.                                    c. 7 năm
 
  1. Nhân Thừa lấy pháp tu nào làm Căn Bản?
  1. Tứ Đế.                         b. Thập Thiện.                            c. Ngũ Giới
 
  1. Danh hiệu “Thích Ca Mâu Ni” có Nghĩa là gì?
  1. Nhân Từ, Giải Thoát.
  2. Từ Bi, Trí Tuệ.
  3. Năng Nhân, Tịnh Mặc.
 
  1. Đức Phật xuất thân từ giai cấp nào?
  1. Bà La Môn.                 b. Phệ Xá.                 c. Sát Đế Lợi
 
  1. Canh hai đên thứ 49 Đức Phật chứng được gì?
  1. Thiên Nhãn Minh.
  2. Túc Mệnh Minh.
  3. Lậu Tận Minh.
 
  1. Trong Đạo Phật đề cập đến mấy loại ma?
  1. 2 loại.                         b. 3 loại.                      c. 4 loại
 
  1. Ngôi Tam Bảo được hình thành đầu tiên ở đâu?
  1. Núi Linh Thứu.
  2. Rừng Sa La Song Thụ.
  3. Vườn Lộc Uyển.
 
  1. Tam Bảo là gì?
  1. Phật, Pháp, Tăng.   
  2. Vàng, Bạc, Kim Cương.                       
  3. Giới, Định, Tuệ.
 
  1. Tam Bảo có mấy loại?
  1. 2 loại.                        b. 3 loại.                        c. 4 loại.
 
  1. Thế nào là quy y Tam Bảo?
  1. Phải tới ba ngôi chùa để quy y.
  2. Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.
  3. Là tự mình trở về với Phật Tính sáng suốt của mình.
 
  1. Tam độc là gì?
  1. Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh.
  2. Thụy Miên, Trạo Cử, Hôn Trầm.
  3. Tham Lam, Tức Giận, Si Mê.
 
  1. Bốn chúng để tử Phật gồm những gì?
  1. Tỷ Khiêu, Tỷ Khiêu Ni, Sa Di, Sa Di Ni.
  2. Tỷ Khiêu, Tỷ Khiêu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
  3. Tỷ Khiêu, Thức xoa Ma Na, Ưu Bà Tắc, Sa Di.
 
  1. Lục Đạo là:
  1. Trời, Người, Thần A Tu La, Cầm Thú, Ma Đói, Tội nhân chịu khổ trong địa ngục.
  2. Thiên, Nhân, A Tu La, Súc Sinh, Ngã Quỷ, Địa Ngục.
  3. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Năm giới gồm có:
  1. Không sát sinh, Không trộm cướp, Không dâm dục, Không nói dối, Không uống rượu.
  2. Không sát sinh, Không trộm cướp, Không tà dâm, không nói dối, Không uống rượu.
  3. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Đức Phật thuyết Bài Pháp đầu tiên với đề tài gì? 
  1. Tứ Niệm Xứ.
  2. Tứ Chính Cần.
  3. Tứ Diệu Đế.
 
  1.   Bố Thí có ba cách là: 
  1. Cho Tiền, Cho Cơm, Cho Áo.
  2. Cho Gạo, Cho Nước Uống, Cho Ở Nhờ.
  3. Cho Của Cải, Cho Giáo Pháp, Cho Không Sợ.
 
  1. Đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
  1. 32.                    b. 80.                             c. 108
 
 
  1. Đức Phật dạy các Phật tử tại gia muốn được thân người trở lại phải giữ gìn mấy giới?
     a. Năm giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói vọng ngữ, không uống rượu.
     b. Mười giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời độc ác, không tham lam, không sân hận, không si mê.
     c. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Theo sách Phật học phổ thông Đức Phật cấm không Giết Hại vì lý do gì?
  1. Tôn trọng Người và Vật, Tôn trọng sự Bình Đẳng, Tôn trọng sự sống, Từ Bi yêu mến.
  2. Tôn trọng sự Công Bằng, Bình Đẳng. Nuôi dưỡng lòng Từ, Tránh sự Oán Thù đời đời kiếp kiếp.
  3. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Phật cấm không Trộm cắp vì lý do gì?
  1. Tôn trọng Bình Đẳng, Tôn trọng Pháp Luật, sợ Tù Tội, sợ Chém Giết.
  2. Tôn trọng sự Bình Đẳng, Công Bằng. Nuôi dưỡng Từ Bi, Tránh quả báo Oán Thù đời đời kiếp kiếp.
  3. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Phật cấm uống rượu vì?
  1. Sợ tai nạn, sợ chết non.
  2. Bảo toàn hạt giống Trí Tuệ, Ngăn ngừa những nguyên nhân gây ra tội lỗi.
  3. Làm khổ mình và người, làm khổ Gia Đình và Xã Hội.
 
  1. Phật cấm Tà Dâm vì lý do gì?
  1. Tan nhà nát cửa, xã hội rối loạn, bị người đánh đập.
  2. Tôn trọng Công Bằng, Tránh sự oán thù, Bảo vệ hạnh phúc Gia Đình của mình cà của người khác.
  3. Xấu hổ với mọi người, con cái bơ vơ.
 
  1. Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
  1. Được Phật tha tội, Ban Phúc.
  2. Ngăn được tội lỗi, Phát triển hạnh lành.
  3. Tâm hồn an vui, không còn bứt rứt.
 
  1. Bổn Phận của người Phật Tử tại Gia là?
  1. Bổn Phận với Cha Mẹ, với Thầy Cô, với Họ Hàng.
  2. Bổn Phận với mình, với Gia Đình và Xã Hội.
  3. Bổn Phận đối với người thân, với Gia Đình, quyến thuộc và người ngoài Gia Đình, Xã Hội.
 
  1. Đức Phật dạy Pháp Vu Lan để làm gì?
     a. Để Tăng Ni, Phật tử tri ân, báo ân ông, bà, cha, mẹ, lịch đại gia tiên và những người chúng ta mang ơn...
     b. Để siêu độ cho tất cả chúng sinh được thoát khổ.
     c. Để đối trị tâm tham, sân, si.
 
  1. Đức Phật dạy có mấy loại vô  thường?
a. 3 loại: Thân vô thường, Tâm vô thường, Hoàn cảnh vô thường.
b. 4 loại: Sinh, Già, Bệnh, Chết.
c. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Đức Phật dạy "Thiểu dục tri túc" để làm gì?
a. Để đối trị lòng tham
b. Để minh tâm kiến tính và thành Phật.
c. Để đối trị ngu si.
 
  1. Đức Phật dạy về Nhân Quả để làm gì?
a. Để cho người ta biết sợ
b. Để cho người ta biết bỏ ác, làm lành, lánh giữ, hành thiện.
c. Vì đức Phật là người chi phối luật Nhân Quả.
 
  1. Đức Phật dạy có mấy nẻo luân hồi?
a. 4 nẻo: Sinh, Già, Bệnh, Chết.
B. 5 nẻo: Sinh, Già, Bệnh, Chết, Tái sinh đời sau.
c. 6 nẻo: Trời, Người, A Tu La, Súc Sinh, Ngã Quỷ, Địa Ngục.
 
  1. Tứ nhiếp pháp trong đạo Phật là gì?
a. Đói cho ăn, khát cho uống, lạnh cho mặc, nghèo cho của.
b. Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự.
c. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Đức Phật nói về sáu pháp hòa kính là những pháp gì?
a. Thân hòa, Khẩu hòa, Ý hòa, Giới hòa, Kiến hòa, Lợi hòa.
b. Không Sát sinh, Không trôm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống rượu, Không ngu si.
c. Cả A và B đều sai.
 
  1. Phật tử tới Chùa gặp chư Tăng phải chào hỏi như thế nào?
a. Chắp tay trang nghiêm và thưa: Dạ con chào cụ a!
b. Chắp tay trang nghiêm và chào: A Di Đà Phật, hoặc Nam mô A Di Đà Phật.
c. Chắp tay trang nghiêm và thưa: Con chào sư ạ!
 
  1. Theo lịch sử Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ nào?
a. Cuổi thế kỷ thứ ba trước tây lịch.
b. Cuối thế kỷ thứ thứ hai sau tây lịch.
c. Cuối thế kỷ thứ sáu sau tây lịch.
 
  1. Theo bạn, trung tâm Phật giáo Việt Nam đầu tiên ở đâu?
a. Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình.
b. Thuận Thành - Bắc Ninh.
c. Cổ Loa - Hà Nội.
 
  1. Theo bạn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập từ năm nào?
a. Năm 1975
b. Năm 1981
c. Năm 1945
 
  1. Đương kim đệ tam Pháp chủ GHPGVN là ai?
a. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
b. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam
c. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp
 
  1. Việt Nam đã đăng cai đại lễ Vesak lần thứ nhất vào năm nào?
a. Năm 2007
b. Năm 2008
c. Năm 2009
 
  1. Đại lễ Vesak còn được gọi là lễ Tam Hợp. Vậy theo bạn Tam Hợp ở đây nghĩa là gì?
a. Pháp thân Phật, Báo thân Phật, Ứng hóa thân Phật.
b. Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn.
c. Cả A và B đều đúng.
 
  1. Đại lễ Vesak của Phật giáo được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
a. Năm 1950
b. Năm 1960
c. Năm 1970
 
  1. Theo bạn, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận đại lễ Vesak của Phật giáo là ngày lễ Quốc tế vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 15/12/ 1950
b. Ngày 15/12/ 1999
c. Ngày 15/12/ 2000
 
  1. Theo bạn, đại lễ Vesak năm nay được tổ chức ở đâu? Vì sao lại nói Phật lịch 2558?
     a. Được tổ chức Tại Hà Nội, vì được tính từ năm đức Phật Đản Sinh.
     b. Được tổ chức tại Ninh Bình, vì được tính từ năm đức Phật Nhập Niết Bàn.
     c. Được tổ chức tại Ninh Bình, vì được tính từ năm đức Phật Thành Đạo.
 
  1. Theo bạn, Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có mấy trụ sở chính?
     a. 1 trụ sở chính tại Chùa Quán Sứ - Hà Nội
     b. 2 trụ sở chính: Chùa Quán Sứ - Hà Nội, Thiền Viện Quảng Đức - Thành phố Hồ Chí Minh.
     c. 3 trụ sở chính: Chùa Quán Sứ - Hà Nội, Thiền Viện Quảng Đức - Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Từ Đàm - Huế.
 
  1. Phần ôn thi câu hỏi tự luận ( 30 phút) Phần tự luận 40 điểm.
1. Tam Bảo là gì?
2. Lợi ích của việc quy y Tam Bảo.
3. Giải thích về đại lễ Vesak.
4. Lợi ích của đạo Phật đối với thế gian như thế nào?
5. Bổn phận của Phật tử tại gia phải làm những gì?
 

Tổng số điểm của bài viết là: 89 trong 22 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 22 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây