Ngoài ra còn có 48 giới Khinh và 10 giới Trọng dành cho các bậc thọ Bồ Tát Giới, xuất gia hay tại gia.
Giới là một trong ba môn học cơ bản của đạo Phật: Giới, Định và Huệ. "Giới như đất bằng, vạn điều lành từ đấy mà sinh ra. Giới như lương y, có thể cứu chữa khỏi mọi bệnh. Giới như hạt châu sáng, có thể phá tan mọi u ám. Giới như thuyền bè có thể đi qua bể khổ..." (Vua Trần Thái Tông).
"Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.
"Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che giấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ. (Kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn).
(Quý độc giả có thể xem thêm bài "Giới Luật Công Truyền hay Bí truyền," của TT Thích Phước Sơn trong “Phật Học Cơ Bản - Tập 3”, Nguyệt san Giác Ngộ, 2000 để biết giới hạn việc lưu truyền giới)
Nguồn tin: www.duongvecoitinh.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn