Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
Xá-lợi
Thứ năm - 06/06/2013 15:40 - Đã xem: 3311
Xá-lợi sa. Sarīra hay Sāsīrikadhātu Pāli Sarīra, có nghĩa là tử thi, di cốt; dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân. Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng.
Xá-lợi sa. Sarīra hay Sāsīrikadhātu Pāli Sarīra, có nghĩa là tử thi, di cốt; dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân. Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã. Thông thường xá-lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật còn lại sau khi thiêu, về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Tiếng Phạn còn một từ nữa cũng được dùng chỉ cho xá-lợi, đó là Dhātu phiên âm là Đà-đô. Chữ Đà đô này có nghĩa là Toái thân xá-lợi. Bản chú thích kinh Trường Bộ thuộc văn hệ Pàli ghi rằng thân thể hoạn chỉnh sau khi hỏa thiêu, phần di cốt còn lại gọi là Toàn thân xá lợi; phần tro còn lại gọi là Toái thân xá lợi. Phân loại Xá-lợi Theo kinh Dục Phật Công Đức thì xá lợi được chia thành hai loại là Sinh thân xá lợi và Pháp thân xá lợi. - Sinh thân xá lợi còn gọi là Thân cốt xá lợi, tức là di cốt của Phật. - Pháp thân xá lợi còn gọi là Pháp tụng xá lợi, tức là Giáo pháp và Giới luật của Phật còn lưu truyền lại. Pháp Uyển Châu Lâm quyển 4 chia xá lợi làm ba loại: Xá lợi xương, xá lợi tóc và xá lợi thịt. - Xá lợi xương có màu trắng. - Xá lợi tóc có màu đen. - Xá lợi thịt có màu đỏ. Lợi ích Kinh Kim Quang Minh quyển 4, phẩm Xả thân (Đ.16, 354) viết: "Xá lợi là kết tinh công phu tu tập Giới, Định, Tuệ, rất khó được, là phước điền tối thượng". Vì vậy có chỗ nói: Lễ bái di thân của Phật, lễ bái cây bồ đề chỗ Phật thành đạo, lễ bái tòa kim cương và dấu chân của Phật đi kinh hành đều có công đức như nhau. Luận Đại Trí Độ quyển 59 chép rằng: Dù cúng dường một viên xá lợi nhỏ như hạt cải công đức cũng vô lượng, vô biên.