Đại lễ Phật đản – Sợi dây tìm về lịch sử Đức Phật.

Thứ bảy - 25/05/2024 21:35 - Đã xem: 1417
Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh (tiếng Pali gọi là Vesak) là ngôn từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là dịp kỷ niệm trọng đại nhất đối với Chư tăng và hàng Phật tử trên khắp thế giới. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật là con người hoàn toàn có thật, Ngài xuất hiện trên thế gian hơn 2500 năm trước, tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Tư (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
      Ngài được sinh ra trong dòng tộc Thích ca, cha là vua Tịnh Phạn - người trị vì đất nước Ca Tỳ La Vệ, mẹ là Hoàng hậu Ma Da với lời nguyện cầu tha thiết “là mẹ sinh ra các Đức Phật”. Vua cha và Hoàng hậu thường làm các việc phúc thiện như bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi khiến người dân đều kính phục và tôn quý. Vào một đêm vắng lặng, trong giấc mơ, Hoàng hậu thấy có con voi trắng 6 ngà từ không trung bay đến, báo hiệu điềm lành cho khắp nhân gian.
      Vào một ngày trăng sáng tháng Tư Âm lịch, sau cơn mưa mùa hạ, Hoàng tử Tất Đạt Đa ra đời, cùng ngày đó, bảy sinh mệnh khác cũng lần lượt xuất sinh: công chúa Da Du Đà La, con ngựa Kiền Trắc, người đánh xe ngựa Xa Nặc, con voi Kaludayi và bảy kho báu vô chủ.
      Ngay từ thời thơ ấu, Thái tử đã là con người xuất sắc về mọi mặt, lại có lòng từ bi rộng lớn, thường hay trầm ngâm suy tư về lẽ sống nhân sinh. Đến năm 19 tuổi, Ngài quyết tâm từ bỏ hoàng cung để đi tìm con đường giác ngộ, giải thoát.
      Trải qua 5 năm tầm đạo, 6 năm khổ hạnh, 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề, Ngài đã dứt sạch sinh tử, nhập vào trạng thái an tĩnh chứng đắc quả vị Chính đẳng, Chính giác. Từ đây con đường giáo hóa, độ sinh của Ngài bắt đầu, mở ra ánh sáng chân lý, thoát khổ cho muôn loài, để lại giá trị cao cả, lớn lao  cho nhân loại đến tận ngày nay.

TPTTHN T4 24 tắm Phật 66


      Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền  tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak. Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản  vào ngày trăng tròn tháng Vesak  thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
      Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia  đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
      Tại Việt Nam, các chùa chiền, tự viện tổ chức ngày Phật đản từ đầu tháng cho đến hết tháng 4 Âm lịch. theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được những người con Phật tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào dịp tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với ý nghĩa gột rửa tâm hồn, là dịp để thực hành các thiện sự. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,… Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương  tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo. Bên cạnh đó, vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh, ăn chay, thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài... 
      Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc. Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”. Đại lễ Phật đản được lưu truyền từ ngàn xưa cho đến nay, từ lâu đã trở thành lễ hội lớn, có sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc.
      Hòa chung trong không khí thiêng liêng kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sinh, tối ngày 25/5/2024 (18/4 Giáp Thìn) toàn thể Tăng Ni Đạo Tràng TT HHVN chùa Khai Nguyên long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568 - DL.2024.
      Dưới sự hướng dẫn của Chư Tôn Đức Tăng Ni, tất cả các Phật tử đã cử hành nghi thức tắm Phật theo hướng dẫn của TƯ GHPGVN: Niệm hương bạch Phật, tụng Kinh Chuyển Pháp Luân, nghi thức tắm Phật cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
      Một số hình ảnh trong Đại lễ Kính mừng Phật đản của Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam:

TPTTHN T4 24 tắm Phật 59

TPTTHN T4 24 tắm Phật 7

TPTTHN T4 24 tắm Phật 8

TPTTHN T4 24 tắm Phật 11

TPTTHN T4 24 tắm Phật 10

TPTTHN T4 24 tắm Phật 6

TPTTHN T4 24 tắm Phật 34

TPTTHN T4 24 tắm Phật 35

TPTTHN T4 24 tắm Phật 44

TPTTHN T4 24 tắm Phật 79

TPTTHN T4 24 tắm Phật 100

TPTTHN T4 24 tắm Phật 113

Nguồn tin: Chùa Khai Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây