Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Thứ ba - 20/11/2018 09:46 - Đã xem: 6609

Các vị thầy cô giáo tôn kính! Xin chào mọi người!

Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ tâm đắc khi học tập chương thứ tư  “Phụ hạnh” trong “Nữ Giới”. “Phụ hạnh”trên thực tế chính là bốn đức hạnh của phụ nữ: Phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công. trong “Nữ Giới”, bốn đức hạnh đức, ngôn, dung, công” là phần mà tôi có cảm xúc lớn nhất trong quá trình học tập bảy chương này. Bởi vì tầm tuổi này (tôi sinh năm 1972, năm nay tôi ba mươi tám tuổi), nhưng đối với tam tòng tứ đức tôi lại không có bất cứ khái niệm gì. Hơn nữa, nếu như nghe những lời này thì tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu, rất phản cảm, vì một chút tôi cũng chưa từng tiếp xúc qua. “Nữ Giới” là do tình cờ năm ngoái khi học tập văn hóa truyền thống, tôi nhìn thấy một quyển sách nhỏ hay, chính là “Quyển sách mà phụ nữ đời nay không thể không đọc”. Sau đó tôi thuận tay lật vài trang đặc biệt, nhìn thấy phần “phụ hạnh” tôi rất chấn động, bởi vì tôi cảm thấy nó hoàn toàn khác so với tưởng tượng của tôi. Sau đó, tôi liền đem cuốn sách này về công ty. Lúc đó tôi đã in khoảng 1.000 quyển. Trước tiên tôi phát cho nhân viên nữ trong công ty, sau đó thì phát cho các hội viên. Kỳ thực tôi cũng không nghiêm túc học tập, chỉ cảm thấy nó rất hay. Đương nhiên sau đó tôi cũng in mấy vạn cuốn phát ra bên ngoài để cho các nhân viên nữ học tập, nhưng họ lại không hiểu lắm. Lúc đó các nhân viên nữ còn nói với tôi: “Giám đốc Trần à! Cô giảng cho chúng tôi đi!”. Tôi nói: “Kỳ thực, tôi làm cũng không tốt, nên không giảng nổi. Mọi người hãy đọc nhiều lần. Chẳng phải nói, đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu hay sao?”.

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)
Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

 

Trước khi giảng giải thì tôi xin chia sẻ một chút với mọi người sự kết duyên của tôi với quyển “Nữ Giới” này. Việc mà giúp họ thay đổi nhiều nhất chính là khi học phần “phụ hạnh”. Lúc đó, bởi vì tất cả nhân viên nữ trong công ty chúng tôi đều là con một, phần lớn đều là thế hệ 9X, tức là khoảng hơn hai mươi tuổi, cho nên thứ nhất là không biết nấu cơm, thứ hai là không biết dọn dẹp nhà cửa. Khi học “Nữ Giới”, mặc dù các nhân viên nữ không hiểu tầng ý nghĩa thâm sâu bên trong, nhưng sau khi học xong thì thay đổi đầu tiên họ nói với tôi là: “Giám đốc Trần à! Buổi trưa chúng tôi có thể tự nấu cơm”, là do các nhân viên nữ tự họ yêu cầu. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui, tôi nói: “Được, vậy chúng ta tự nấu cơm nhé!”. Bởi vì trước đây họ đều mua cơm hộp về ăn, sau khi tự nấu ăn thì tôi đã nói với toàn thể nhân viên là: “Mỗi buổi trưa tôi sẽ trợ cấp tiền cơm trưa cho các bạn. Nếu các bạn ở lại tự nấu cơm thì tôi sẽ xuất ra một phần tiền của tôi, nhưng chỉ dùng số tiền này để nấu cơm trưa mà phải nấu chay. Nếu các bạn muốn ăn thì các bạn ăn, còn các bạn không muốn ăn thì có thể tiếp tục dùng tiền trợ cấp ăn trưa để mua thịt kho tàu. Nhưng nếu các bạn ăn cơm chay tôi nấu thì không thể tay này lại cầm một cái lạp xưởng được. Hai bên đều muốn, đều ăn, thì không được”. Lúc mới bắt đầu thì chỉ có hai - ba người hưởng ứng. Sau khi họ tính toán kỹ lại thì thấy, nếu ăn cơm chay của tôi thì một ngày tiết kiệm mười đồng, một tháng chí ít có thể tiết kiệm được ba trăm đồng. Sau đó tất cả đều ăn chay. Khi mới bắt đầu ăn chay thì ai cũng than đói, có thể do họ đang ăn thịt lại chuyển qua ăn chay, đặc biệt là những đồng nghiệp nam. Sau đó tôi nói: “Nếu đói các bạn có thể ăn thêm mấy bát. Dù sao trên bàn cũng không thể nhìn thấy thịt, nhìn thấy thịt vậy thì không đúng rồi, không công bằng”. Sau đó dần dần họ cũng quen.

Tôi đã mở một khóa học riêng khoảng ba ngày cho các nhân viên nữ, không phải giảng “Nữ Giới” mà học về nấu ăn như thế nào. Tôi nói: “Hiện tại xem sách dạy nấu ăn thì quá khó, nên trước tiên tôi sẽ đơn giản nói qua với các bạn, ví dụ như cơm phải nấu như thế nào?”. Bởi vì có khoảng hơn hai mươi nhân viên, nồi cơm đó rất lớn nên họ đều không biết nấu cần phải đổ bao nhiêu nước. Tôi liền nói cho họ biết phương pháp. Nồi rau lớn như vậy cần phải xào như thế nào? Xào phải có trước, có sau. Ví dụ từ khâu rửa rau, chuẩn bị rau, sau đó làm cái gì trước, làm cái gì sau. Bởi vì không có nhiều nồi như vậy nên bạn phải nấu trước, xào trước, hay là hấp trước. Tôi nói đại khái về trình tự nấu ăn, sau đó trọng điểm nói mấy nguyên tắc. Tôi nói: “Đầu tiên, ăn chay thì phải có rau ngũ sắc, không thể kén ăn. Thứ hai, không thể thiếu những món đậu, tức là đậu tương, đậu nành đều nên ăn thường xuyên. Thứ ba, các loại nấm không thể thiếu. Ví dụ như: mộc nhĩ, nấm hương nên thường xuyên ăn. Thứ tư, hạnh nhân không được thiếu. Thường xuyên rang đậu phộng, hạt điều”. Sau đó họ đều nói: “Giá thành cao quá”. Tôi nói: “Chúng ta không thể vì ham rẻ mà ăn chay. Thứ nhất, phải khiến tất cả mọi người đều cảm thấy ngon miệng. Thứ hai, phải để họ ăn xong thì cảm thấy thân thể khỏe mạnh hơn, có dinh dưỡng hơn trước đây. Do vậy, về mặt tiền bạc không thể keo kiệt. Các bạn chỉ cần mua là được rồi, bao nhiêu tiền tôi sẽ đưa một sổ tài khoản cho các bạn, các bạn tự đi rút tiền mua”.

Học “Nữ Giới” là một sự thay đổi lớn nhất đối với các nhân viên nữ trong công ty chúng tôi. Đến hiện tại thì tài nghệ nấu ăn của họ đều rất tốt, nấu ăn rất ngon. Tôi đến công ty thấy họ còn làm sủi cảo chay, bánh bao chay, nào là khoai tây kho tàu, đều do họ tự nghiên cứu ra. Đến Tết họ trở về nhà nấu cơm cho cha mẹ, cha mẹ họ đều nói: “Công ty các con còn dạy cả nấu ăn nữa sao?”. Sau đó họ đều nói: “Điều này rất tốt, bởi vì tương lai kết hôn có thể đều phải cần đến”.

Học tập “Nữ Đức” tôi cảm thấy quan trọng không phải là học tri thức, mà là sau khi học xong thì thân tâm, cuộc sống của chúng ta có phải hài hòa, vui vẻ hơn hay không.

Khi chúng tôi giảng bài có chia sẻ phần “kính thuận” trong chú giải của Vương Tương. Ông đã nói, “kính thuận”chủ yếu ở tâm. Đức hạnh của phụ nữ là nhìn ở trên sự, cũng chính là nói trong lòng bạn luôn giữ tâm cung kính và nhu thuận thì biểu hiện ra bên ngoài chính là bốn đức tướng. Do vậy, chúng ta xem phần mở đầu trong “Nữ Giới” nói như thế nào về “tứ đức”?

“Phụ đức không nhất định phải thông minh tuyệt đỉnh, phụ ngôn không nhất định phải mồm mép lanh lợi, phụ dung không nhất định phải nhan sắc mỹ lệ, phụ công không nhất định tay nghề phải khéo léo hơn người”.

Mọi người xem xong đoạn này thì tâm liền sẽ buông xuống. Kỳ thực nó rất dễ làm. Bởi vì, nếu một điều nào đó mà bạn làm rất xuất sắc, thì tâm kính thuận của bạn sẽ không còn nữa, đặc biệt bạn rất dễ sinh ngạo mạn. Bạn nghĩ xem, nếu như một người rất xinh đẹp hoặc một kỹ năng nào đó rất tốt, hoặc rất giỏi biện luận, vậy thì người phụ nữ này rất dễ trưởng dưỡng tâm ngạo mạn. Cho nên, phía trên Ban Chiêu - Tào Thái Cô [DTNT1] đã nói ra tổng nguyên tắc, tức là bốn điều này đều phải có đủ, nhưng không được chìm đắm ở trong đó. Mấu chốt là cái tâm đó của bạn. Những điều bà nói kỳ thực chính là thực hành cái đạo “Trung Dung” trong “Đại Học”. “Trung Dung” tức là không được bất cập, cũng không được thái quá. Chúng ta sẽ chia sẻ từng điều một.

Trước khi chia sẻ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy “tứ đức” thì ấn tượng đầu tiên của tôi là gì? Trên thực tế chính là giúp ba nghiệp: thân, khẩu, ý của chúng ta đều có thể thanh tịnh, không nhiễm. Bạn xem, Ban Chiêu nói “phụ đức” là gì? “Tâm chi sở thí vị chi đức” (những thứ từ tâm thể hiện ra gọi là đức). “Phụ ngôn” là: “Khẩu chi sở tuyên vị chi ngôn” (lời tuyên truyền từ miệng gọi là ngôn). “Phụ dung” là: “Mao chi sở sức vị chi dung” (phục sức dung mạo gọi là dung). “Phụ công” là: “Thân chi sở vụ vị chi công” (việc làm của thân gọi là công). Trên thân phải thêm một cái, là dung mạo của phụ nữ, bởi vì phụ nữ đều rất chú ý đến dung mạo.

Bà đã chú giải cho “phụ đức” như vầy: “U nhàn trinh tịnh, thủ tiết chỉnh tề, hành kỷ hữu sỉ, động tịnh hữu pháp”. Mười sáu chữ, nếu chúng ta học qua “Luận Ngữ” của thầy Chung giảng thì sẽ biết chữ “trinh” trong “u nhàn trinh tịnh” có bốn hàm nghĩa. Nếu chúng ta học “Nữ Tứ Thư” thời xưa sẽ phát hiện thấy chữ “trinh” này số lượng xuất hiện rất nhiều và chữ “tịnh” số lượng xuất hiện cũng rất nhiều. “Trinh”, tôi cảm thấy trong xã hội hiện tại nên đặc biệt nhấn mạnh trinh tiết. Đó chính là hàm nghĩa thứ tư. Bởi vì trước tiên chúng ta làm người thì hiếu thân tôn sư là đức hạnh vốn có, cần phải có của chúng ta. Nhưng là một người phụ nữ, thì trên cơ sở này cần phải nhấn mạnh điều gì? Tôi cảm thấy cái đức hạnh đó chính là trinh tiết.

Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì tôi từng tiếp xúc với một số phụ nữ, họ đối với mẹ cũng rất hiếu thuận, cho rằng mình rất hiếu thuận, rất cung kính, không tiếc dùng tiền phụng dưỡng mẹ, nhưng về mặt tình cảm trong đời sống hôn nhân thị lại rất phóng túng, không chú ý trên phương diện này. Khi tôi trao đổi với cô giáo này, cô ấy nói với tôi là: “Hiện tại là xã hội gì rồi?”. Bởi vì tuổi của cô ấy và tôi gần bằng nhau. Cô ấy nói: “Cô hãy xem giá trị quan của phương Tây, chúng ta đừng nên cứ mãi nắm chặt, không buông những thứ cổ hủ, phải buông xuống”. Cô ấy nói: “Cô là đồ cổ hủ”. Cô ấy nói tôi là đồ cổ hủ, vì sao vậy? Bởi vì người bạn trai đầu tiên của tôi chính là chồng tôi. Sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù chúng tôi là bạn học cấp ba nhưng cấp ba không có tiếp xúc, sau khi tốt nghiệp đại học thì anh ấy theo đuổi tôi. Lúc đó tôi đã hỏi bà nội của tôi, bởi vì từ nhỏ tôi đã sống chung với bà. Bà nội tôi nói: “Con nên mau lấy chồng đi, nếu không để lớn tuổi sẽ không còn đẹp. Nếu không lấy được chồng thì phải làm sao?”. May mà các bạn học khá hiểu rõ, tôi rất sớm, hai mươi tuổi tốt nghiệp đại học, hai mươi hai tuổi thì lấy chồng. Thế nên lúc đó cô giáo đó đã nói: “Cô là đồ cổ hủ”. Bởi vì ở bên ngoài tôi không hiểu rõ lắm. Sau đó tôi liền hỏi cô ấy: “Có phải hiện nay các cô đều có những quan điểm như vậy đúng không? Có thể ở bên ngoài có rất nhiều những mối quan hệ gọi là tình một đêm phải không?”. Cô ấy nói: “Đúng rồi! Điều này chẳng xem là gì cả”. Cô ấy cho rằng điều đó cũng không trái ngược với luân lý đạo đức, bởi vì cô ấy nói “tôi cũng rất hiếu thuận cha mẹ tôi”. Sau đó tôi cũng không nói gì.

Nhưng tôi nghĩ, nếu chúng ta nhìn từ góc độ của “Đệ Tử Quy”, trong “Đệ Tử Quy” có nói: “Đức hạnh kém, cha mẹ tủi”. Việc này có được xem là đức hạnh kém hay không? Tôi cảm thấy một người phụ nữ chân chánh thì không những tâm thanh tịnh, không nhiễm, mà thân của cô ấy cũng phải thanh tịnh, không nhiễm. Hơn nữa, tôi nghĩ hiện nay không phải chỉ có tôi nói như vậy, hai ngày trước trước khi tôi đến giảng bài ở buổi luận đàm Hàm Đan, cha tôi đã đặc biệt đưa cho tôi xem một đoạn tin tức trên báo. Hiện nay ông có một công việc, bởi vì ông muốn xem báo mà gia đình chúng tôi nhiều năm không đặt mua báo. Tôi cũng đồng ý với ông nhưng tôi nói: Ba có một nhiệm vụ, đó là giúp con cắt lấy một số minh chứng, ví dụ như quả báo của việc bất hiếu cha mẹ, hoặc những tin tức như gia đình rất hòa thuận”. Đây là một đoạn tin tức mà cha tôi đặc biệt đưa cho tôi. Tin tức này là ở tỉnh Vân Nam. Họ đã chính thức đưa chủ đề “Giữ Trinh Tiết Trước Khi Kết Hôn” vào trong giáo trình, hơn nữa còn trích dẫn những tài liệu của phương Tây. Phương Tây cũng đang tuyên truyền giảng giải điều này. Đó là một đoạn tin tức ngắn nhưng vô cùng quan trọng. Sau đó, trong buổi luận đàm ở Hàm Đan tôi còn tuyên đọc trước đại chúng. Điều này nói rõ, nước ngoài đã ý thức được phụ nữ giữ trinh tiết là một đức hạnh rất quan trọng. Đây là truyền thống mỹ đức của dân tộc, đất nước chúng ta từ xưa tới nay đều như vậy, là mỹ đức mà phụ nữ dân tộc ta nên có. Nghĩa là phải giữ trinh tiết của mình, phải giữ thân mình như ngọc vậy. Bạn không thể học những thứ không tốt của người khác, còn những thứ quý giá của mình thì vứt bỏ. Cho nên, đoạn này tôi có thể chia sẻ những trọng điểm cần thiết với mọi người, bởi vì trên phương diện này bản thân tôi không có kinh nghiệm, chỉ là tôi nhìn thấy một số ví dụ bên cạnh mình.

Ví dụ trong số những bạn nữ mà tôi từng tiếp xúc, có một phụ nữ lớn hơn tôi mười mấy tuổi, có mối tình với một người đàn ông đã có vợ từ rất sớm, khoảng mười mấy năm. Người đàn ông đó là một vị lãnh đạo, cũng chưa hề chuẩn bị ly hôn để ở với cô ấy. Cô ấy vẫn luôn ôm suy nghĩ trông ngóng, trông ngóng. Từ năm ba mươi tuổi cô ấy trông ngóng đến năm bốn mươi tuổi, nhưng không có kết quả. Sau đó vì việc này mà cô ấy đã phá thai khoảng sáu lần, toàn bộ thân tâm đều tiều tụy. Cô ấy mắc rất nhiều bệnh phụ khoa, nhìn rất già. Đương nhiên với tình trạng hiện nay của cô ấy, người đàn ông đó cũng đối xử với cô ấy không tốt lắm. Do vậy, lúc đó tôi còn nói với cô ấy rằng: “Vì sao chị phải làm như vậy?”. Cô ấy nói, vì cô ấy rất yêu người đàn ông này, còn nói như thế này, như thế kia. Do vậy tôi cảm thấy phụ nữ nên có một tình yêu lý trí, chứ không phải một tình yêu chấp trước si mê, không hay không biết, hủy hoại bản thân mình, hủy hoại gia đình mình, còn nghĩ rằng giữ mối tình đó cả đời là một việc tốt mà không hề nghĩ đến con cái, cha mẹ của mình.

Một người phụ nữ đức hạnh chân chánh thì cả đời của họ trên thực tế chịu ảnh hưởng lớn nhất đầu tiên chính từ người mẹ. Tôi cảm thấy sự ảnh hưởng cả đời này của tôi kỳ thực không phải sau này ở bên ngoài học giáo dục văn hóa truyền thống, mà là gia giáo lúc tôi còn nhỏ. Trong buổi luận đàm văn hóa truyền thống trong nước, tôi từng có một bài giảng khá có tiếng vang, chính là “Hai Người Phụ Nữ Hai Cuộc Đời”. Lúc đó, tôi cùng một cô giáo khác cùng tuổi, cùng học lực, cùng một công việc rất tốt, nhưng đời sống nhân sinh thì hoàn toàn tương phản. Hiện nay thì tôi vẫn là người chồng, hai đứa con trai này, còn cô ấy thì đã ly hôn, tự mình nuôi một đứa con và gặp rất nhiều bất hạnh. Sau đó, chúng tôi bắt đầu chia sẻ về gia giáo lúc còn nhỏ. Bởi vì lúc tôi còn rất nhỏ, khoảng hơn một tuổi đã được ông bà nội đón về nuôi. Lúc đó mẹ tôi thân thể không được tốt lắm, lại mang song thai hai đứa em trai của tôi, nên tôi sống chung với bà nội.

Bà nội tôi là một người phụ nữ rất truyền thống, mười sáu tuổi đã được gả cho ông nội tôi. Nhà ông nội tôi là một gia đình khá giả, nhưng ông là con một. Đến năm nay thì bà nội tôi đã tám mươi lăm tuổi, ông nội tôi tám mươi tuổi, nhưng họ vẫn sống với nhau rất hạnh phúc. Bà nội tôi không có học lực gì, cũng không có văn hóa, còn ông nội thì từ nhỏ đã đọc nhiều thơ kinh, rất có văn hóa, cũng có một chức vụ nhất định, nhưng ông chưa từng ghét bỏ bà nội tôi. Cả đời của bà nội cho tôi một cảm giác, chính là nhẫn nhục, chịu khó. Tôi chưa từng thấy bà la mắng ai, chưa từng thấy bà nội nói ai. Cũng giống như hôm qua cô giáo Lưu đã chia sẻ một số sự việc, lúc nhỏ tôi đều đã trải qua. Gia đình chúng tôi giống như một khách sạn vậy, tức là ai đến cũng được, ăn ở tự nhiên. Nếu không có ai đến, tôi nhớ có một lần bà nội tôi cứ đứng bên bệ cửa sổ nhìn xuống dưới. Tôi nói: “Bà nội! Bà nhìn gì vậy?”. Bà tôi nói: “Hôm qua bà nhìn thấy một người giống như ăn xin vậy, bới trong thùng rác tìm thức ăn”. Bà nội tôi đã đặc biệt hấp mấy cái bánh bao, sau đó lấy túi ni lông bọc lại cẩn thận rồi bỏ vào trong thùng rác đó. Bà luôn để ý xem người ăn xin đó hôm nay có đến tìm đồ ăn hay không. “Vừa tìm chẳng phải ông ấy liền có thể lấy được những cái bánh bao mới hấp rồi hay sao?”. Tôi nói: “Bà à! Bà đừng nhìn nữa, họ muốn lấy thì họ lấy”. Bà nội tôi nói: “Bà đợi ông ấy đến lấy. Tốt nhất ăn lúc còn nóng, không nên ăn nguội. Nên bà cứ đứng đó nhìn”.

Hơn nữa, từ nhỏ khi lên lớp tôi cũng từng chia sẻ những sự dạy dỗ của bà đối với tôi. Ví dụ: Tôi chưa từng có quần áo mới, đều là mặc đồ thừa của bà nội, của cô, của thím. Bà nội tôi nói: “Con gái không được coi trọng việc mặc đồ như vậy”. Cho nên, sau khi lớn lên tôi cũng có phản đối, phản kháng. Bởi vì sau này điều kiện kinh tế của tôi tương đối tốt, đã có một thời gian tôi điên cuồng mua y phục. Đương nhiên học xong văn hóa truyền thống thì tôi đã quay đầu. Lúc nhỏ thì tôi chưa từng được mặc áo mới.

Còn một điều nữa, bà nói không được phép kén ăn. Con gái không được kén cá chọn canh. Có một lần tôi không thích ăn mì, bà nội liền phạt tôi đứng ở dưới lầu từ bốn giờ chiều đến hơn mười giờ tối, cứ đứng đó. Tôi cũng không nói gì. Sau đó, sau khi đưa tôi lên lầu bà nội hỏi tôi có đói không? Tôi nói: “Có đói ạ!”. Bà nội lại mang bát mì đó ra rồi nói: “Đói rồi thì ăn đi!”. Tôi lại ăn bát mì đó. Do vậy, sau này nhà tôi thuê người giúp việc vì sao tay nghề nấu ăn không có tiến bộ vậy? Vì tôi không kén ăn, cô ấy nấu gì thì tôi ăn cái đó. Chồng tôi nói: “Khó ăn như vậy mà em cũng ăn được sao?”. Tôi nói: “Cũng được”. Có thể đó chính là thói quen của tôi.

Một điều nữa, chính là bà nội không cho phép tôi chiếm lợi ích. Bà nói: “Con chiếm bất cứ chút lợi ích nhỏ nào thì đó chính là con chịu thiệt lớn. Con gái đặc biệt không được có tâm lý chiếm lợi ích”. Hơn nữa, từ nhỏ tất cả việc nhà bà đều bắt tôi làm, khoảng năm - sáu tuổi tôi đã gói sủi cảo với bà rồi. Hơn nữa, nếu gói không đẹp thì bà sẽ trách mắng tôi, do vậy mà tôi gói sủi cảo rất đẹp. Sau đó vào dịp tết, ngày lễ, tất cả việc nhà đều do tôi làm.

Những điều này thực sự đã ảnh hưởng cả đời của tôi. Có thể sau khi kết hôn, bước vào trong môi trường xã hội mới bị tiêm nhiễm phải những thứ không tốt, nhưng gặp được văn hóa truyền thống, gặp được thiện duyên này, thì tôi quay đầu đặc biệt nhanh. Bởi vì trước đây tôi cảm thấy hình như từ tận đáy lòng trồng cái hạt giống đó chưa nảy mầm. Có thể trước đây có một số thứ che lấp mất, nhưng khi bạn gặp được duyên phận tốt thì nó sẽ mọc lên rất nhanh. Hơn nữa, trong cuộc sống hôn nhân không thể nói tôi đều thuận buồm xuôi gió, cũng có một số những mê muội, vì tôi không có những đức hạnh tốt như cô giáo Lưu Phương. Trong hôn nhân tôi cũng có những sự mê muội.

Ví dụ sáu - bảy năm trước, lúc đó tôi chưa có con, tôi làm việc tại một công ty nước ngoài ở Bắc Kinh. Công ty đó vô cùng xem trọng tôi. Tổng giám đốc là người nước ngoài, ông hy vọng đưa tôi đến Thượng Hải để phát triển sự nghiệp. Lúc đó, cách nghĩ của tôi tương đối ấu trĩ. Tôi nghĩ, dù sao mình cũng chưa có con, nếu dứt khoát ly hôn, thì tôi sẽ phát triển sự nghiệp của mình càng nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn. Tôi liền trở về nhà và vô cùng điềm nhiên nói với chồng tôi rằng tôi muốn ly hôn. Bởi vì con người tôi thuộc loại người không quá chấp trước tình cảm, tức là đối với tình cảm không xem trọng. Chồng tôi nói: “Vì sao vậy?”. Tôi nói: “Em muốn phát triển tốt sự nghiệp”. Chồng tôi rất tức giận, anh ấy nói: “Em có thể ly hôn nếu em viết lý do này rồi trước tiên thưa trình lên ông bà nội của em và ba mẹ em. Họ ký tên thì anh cũng sẽ ký tên”. Sau đó tôi không dám viết, bởi vì tôi rất sợ ông bà nội mắng. Từ nhỏ thực sự họ quản tôi rất nghiêm.

Tôi nhớ, có một lần tôi đứng thổi kẹo cao su, lúc đó khoảng mười tuổi, còn rất nhỏ. Lúc đó nổi lên [phong trào] một loại kẹo cao su (chewing-gum), tôi cũng vừa mới thổi. Tôi về nhà cảm thấy rất thích thú, đang ở đó thổi một cái bong bóng lớn, còn đang ở đó thưởng thức liền bị ông tôi tát một cái vào miệng. Bỗng nhiên tôi nuốt nó vào bụng. Nuốt vào bụng rồi, kỳ thực tôi cũng không nghĩ vì sao ông nội đánh tôi, tôi chỉ nghĩ có phải nó sẽ dính vào bao tử của tôi, hay tôi có còn ăn cơm được hay không? Sau đó ông tôi liền nói: “Đứng vào tường đi! Vì sao ông đánh, con có biết hay không?”. Tôi nói: “Con không biết ạ!”. Ông nói: “Làm gì có đứa con gái nào như vậy chứ, thổi phì phì phì phì, quá xấu! Cả đời này con không được phép thổi nữa”. Sau đó thực sự cả đời này tôi không dám thổi kẹo cao su nữa. Sau đó tôi còn lén hỏi bà nội là: “Nuốt cái đó vào bụng có vấn đề gì không nội?”. Bà tôi nói: “Không sao cả! Con muốn ăn cơm thì cứ ăn đi”. Nhưng giáo dục lúc nhỏ có ảnh hưởng đặc biệt suốt cuộc đời một người.

Hơn nữa, tấm gương của cha mẹ, những tấm gương của tổ tiên sẽ cho bạn sự khích lệ rất tốt. Gia đình chúng tôi không có chuyện ly hôn. Giống như cha mẹ, tôi cũng kết hôn rất sớm, khoảng hai mươi hai - hai mươi ba tuổi là tôi kết hôn. Hiện tại họ cũng đều hơn sáu mươi tuổi rồi, sống cùng nhau rất đằm thắm, giống như chồng cày ruộng, vợ dệt vải vậy. Cha tôi lái xe, mẹ tôi ngồi xe; cha tôi quét dọn vườn hoa, mẹ tôi ở nhà nấu cơm, hai người phối hợp với nhau vô cùng tốt. Giống như rất nhiều hàng xóm trong khuôn viên của chúng tôi rất ngưỡng mộ họ. Có cơ hội tôi có thể dẫn mẹ tôi đến. Mẹ tôi rất trẻ, giống như người hơn bốn mươi tuổi vậy, việc gì cũng không quản, không lo nghĩ. Bà nói: “Những việc này đều do ba con làm chủ, mẹ chỉ nấu cơm cho ngon, nhà cửa dọn dẹp cho sạch vậy là việc của mẹ đã làm xong rồi, những việc lớn khác cũng không liên quan gì đến mẹ”. Do vậy, mặc dù tôi cảm thấy mẹ tôi một đời chẳng phải là một phụ nữ thành công hay là một nữ doanh nhân gì, nhưng cuộc sống như vậy của bà có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với phận làm con cái như chúng tôi. Trong gia đình thì tôi kết hôn được mười sáu năm rồi, em trai tôi cũng kết hôn được hơn mười năm. Chúng tôi đều sống cuộc sống rất bình thường như vậy.“U nhàn trinh tịnh, thủ tiết chỉnh tề”, điều tôi có thể lý giải chính là trinh tiết.

Tôi nhớ có một lần tôi tới Hàng Châu uống trà Long Tĩnh, lúc đó họ đã nói với tôi: “Tịnh Du à! Cô thưởng thức loại trà này đi, nó đặc biệt thơm”. Tôi không biết nghệ thuật thưởng thức trà. Sau đó tôi liền nói: “Tại sao nó lại thơm như vậy?”. Anh ấy nói: “Tôi quen biết gia đình này, khi họ sao trà họ đều dùng các cô gái trong trắng, đều là những cô gái phẩm hạnh rất tốt đi sao trà, cho nên trà của gia đình họ đặc biệt thơm, đặc biệt ngon. Nếu như để những người không giữ quy củ ở đây sao trà, thì vị của trà sẽ không thơm như vậy”. Đương nhiên tôi không thường uống trà nên tôi cũng không biết, nhưng tôi cảm thấy anh ấy nói như vậy có thể có đạo lý. Bởi vì một người phụ nữ phẩm hạnh rất tốt thì từ trường của cô ấy nhất định rất tốt, sẽ cảm hóa được một số cảnh vật bên cạnh.

Vậy “hành kỷ hữu sỉ”(biết hổ thẹn khi chính mình phạm sai) là câu thứ ba của “phụ đức”. Câu nói này do Khổng Lão Phu Tử nói. Chúng ta học “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, trong đó cũng có nói: “Mới giàu có một chút đã kiêu căng chạy tội, không biết xấu hổ”. Con người sợ nhất chính là không có tâm hổ thẹn. Bạn xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” có nói cách để sửa lỗi. Cái tâm đầu tiên cần phải có chính là tâm hổ thẹn. Con người không có tâm hổ thẹn thì không khác gì cầm thú, làm việc gì cũng kiêu ngạo, không biết hổ thẹn, cảm thấy mình làm gì cũng có đạo lý, đều tự cho mình là đúng. Đặc biệt phụ nữ hiện nay, có thể trên phương diện này không có cảm giác hổ thẹn. Điều này tôi nghĩ, không thể trách phụ nữ hiện nay, phải bắt đầu làm từ chính mình, đặc biệt những đệ tử học Phật như chúng ta phải làm một tấm gương tốt để cảm hóa được những người bên cạnh mình.

Tôi có quen một cô học Phật nhỏ hơn tôi vài tuổi. Cô phản bội chồng mình đi ngoại tình với một người đàn ông khác bên ngoài, nhưng ngày ngày vẫn lên công phu khóa sáng, khóa tối. Sau khi cô ấy ngoại tình thì lại phá thai. Sau đó, có một người bạn trung gian quen biết tôi, cũng quen biết cô ấy, đã hỏi tôi. Tôi nói: “Như vậy thì quả báo sau này sẽ rất nặng nề. Cô ấy không nhận thức được chính xác thế nào là học Phật”. Ví dụ có một người nói với tôi là: “Bạn trai của cô ấy học Phật, cô ấy phát hiện thấy anh ấy có rất nhiều điểm sai sót”. Tôi nói: “Vậy cô hãy hỏi anh ta Phật là người thế nào? Anh ta đã học vị Phật nào vậy?”. Có thể trên thân chúng ta có rất nhiều phiền não tập khí, nhưng chỉ cần bạn có tâm hổ thẹn này thì bạn sẽ muốn sửa đổi.

Tập khí của tôi cũng rất nặng. Lần cuối cùng tôi nổi nóng một trận rất lớn với chồng tôi là khoảng ba năm về trước, lúc đó tôi vẫn chưa học “Đệ Tử Quy”. Lúc đó nộ khí của tôi rất lớn, thực sự là không tìm được người để thổ lộ. Bởi vì bình thường tôi cũng không có bạn bè gì, chỉ tình cờ quen một vị trưởng bối tu học rất tốt. Ông là một bác sĩ Đông y chữa bệnh miễn phí cho mọi người. Ông đã hơn bảy mươi tuổi. Tôi thường gọi ông là bác sĩ Tống. Tôi gọi điện thoại cho ông, tôi đã khóc. Tôi nói: “Con rất đau khổ, con đã gặp phải một vấn đề về tình cảm, không phải bởi vì tình cảm mà là chấp ngã”. Lúc đó bác sĩ Tống đã cười và câu đầu tiên ông nói là: “Con đang làm gì?”. Tôi buột miệng nói: “Con học Phật ạ!”. Ông nói: “Vậy con học Phật vì cái gì?”. Tôi nói: “Để thành Phật ạ!”. Ông nói: “Vậy chẳng phải đủ rồi sao? Con muốn thành Phật mà con còn đi so đo với cậu ấy làm gì? Con nói xem, voi có đi tính toán với kiến hay không?”. Đương nhiên sự so sánh này cũng không được thích hợp lắm, nhưng lúc đó tôi lại thấy nhẹ nhõm. Tôi nhẹ nhõm là do tôi nghĩ, mình có chí hướng cao như vậy thì sao phải đi so đo những chuyện phàm tục của thế gian này làm gì. Do vậy, hiện nay tôi cũng thường lấy điều này để hóa giải một số chuyện. Ví dụ như, việc này chẳng có quan hệ gì đến việc tôi thành Phật, chẳng  cuốn sách nào nói nhất định phải làm việc này thì bạn có thể thành Phật, vậy là tôi liền nghĩ đều tốt, tùy duyên vậy! Ví dụ giảng bài, cũng không nói nhất định phải giảng bài thì mới có thể thành Phật. Giảng hay không giảng đều tốt, có duyên thì giảng, không có duyên thì không giảng. Có duyên làm việc gì thì làm việc đó, không có duyên làm gì thì thôi. Do vậy tôi cảm thấy, đệ tử Phật thực hiện “Nữ Đức” có lẽ là dễ nhất. Bởi vì khi trong tâm có chí hướng vô cùng cao, thì chúng ta sẽ xem những việc này rất đỗi bình thường. Chúng ta còn có một tấm gương tốt như sau. Tôi từng in 1.000 cuốn “Thích Ca Mâu Ni Phật Truyện”. Tôi rất thích đọc, không rời tay, cũng tặng cho rất nhiều người. Từ đầu đến cuối tôi đã xem qua một lượt. Ngài là thầy giáo, là bổn sư của chúng ta. Ngài làm như thế nào? Mặc dù Ngài là nam, còn tôi là phụ nữ, nhưng Ngài có rất nhiều lời chỉ dạy, giáo huấn cho phụ nữ. Một người phụ nữ nên làm vợ, nên làm phụ nữ như thế nào, Ngài đã dạy như vậy thì chúng ta cũng nên làm theo như vậy, nếu không thì chúng ta đừng nói là mình học Phật. Bạn nói tôi có hứng thú với lời Phật dạy, tôi hiểu rõ, ấy thế mà thực sự lại là người không tốt.

Tâm hổ thẹn là do thông qua học tập, thông qua việc không ngừng phản tỉnh bản thân mà sanh khởi. Con người nếu không phản tỉnh bản thân thì sẽ không có cảm giác hổ thẹn. Bạn làm rồi bạn sẽ cảm thấy rất có đạo lý, nên làm như vậy. Khi bạn vừa phản tỉnh bản thân thì tâm hổ thẹn của bạn sẽ sanh khởi.

Phản tỉnh như thế nào? Tôi cảm thấy, ví dụ bạn gặp phải một số nghịch cảnh, gặp phải một số chuyện không như ý, gặp phải một số chuyện phiền não, hoặc là bạn sanh bệnh, những lúc này bạn phải tịnh tâm lại phản tỉnh chính mình một chút. Vì sao bạn lại sanh bệnh, vì sao người như vậy lại đến bên cạnh bạn? Do chiêu cảm mà ra. Chẳng phải là: Vật ở theo bầy, người chơi theo nhóm” (vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân) hay sao? Tại sao người như vậy lại đến tìm bạn? Chẳng phải họ nói ra đều là những lời nói rất khó nghe hay sao? Thế nên bạn phải phản tỉnh chính mình.

Hôm đó tôi nghe thầy Chung giảng “Luận Ngữ”, phần để lại cho tôi ấn tượng sâu nhất chính là: “Dân vô tín tắc bất lập”. Đây là một chương trong “Luận Ngữ”. Tôi cảm thấy cho dù là học gì thì “tín” có lẽ là quan trọng nhất, nếu không có “tín” thì đều sẽ xuất hiện vấn đề. Cũng giống như sáng hôm qua, kỳ thực tôi không lạc đường, con đường tôi đi hoàn toàn chính xác, nhưng đi nửa đường thì tôi lại nghĩ, “có phải con đường này không, hình như không phải”, liền quay lại. Quay lại rồi tôi đứng ở đó. Sau đó tôi nghĩ, sắp đến giờ rồi không tìm nữa, hay là tìm thiện tri thức đến dẫn về. Tôi liền gọi điện thoại cho cô Du. Tôi nói: “Hình như tôi lạc đường rồi, tôi ở đây chờ cô”. Kết quả, chờ chưa đến hai phút thì cô Du đến. Cô nói: “Cô đi đúng đường rồi, chính là con đường này. Cô cứ đi thẳng là đến”.

Trong quá trình học của chúng ta đều là như vậy, đều do dự mình học cái này có đúng không, có phải như vậy không? Nếu vậy thì bạn đã làm lỡ thời gian. Do vậy, kiên định lòng tin chính là không cần gì phải do dự, chỉ cần làm như vậy thì đúng rồi. Học “Nữ Đức” có thể thành tựu một đời này của chúng ta. Nó là nền tảng để chúng ta học Phật.

Nếu mọi người có hứng thú thì mở “Ấn Quang Đại Sư Văn Sao”, sẽ thấy một lượng lớn đều giảng về “Nữ Đức”. Chi tiết đến mức, đeo đồ trang sức hay không, có thể xuất gia hay không, làm sao dạy con cái, làm sao chỉ bảo chồng, nên cho con cái xem những sách gì, đặt tên như thế nào, nhất cử nhất động Ngài đều nói. Tôi cảm thấy Tổ Sư Ấn Quang thật từ bi, bao gồm cả việc đặt tên Ngài cũng nói cho bạn. Con gái nên đặt những tên gì, cần đặt những tên tương tự như là “u nhàn trinh tịnh”, không nên quá khoa trương[DTNT2] . Đặt tên như vậy để lúc nào chúng cũng nhắc nhở chính mình.

Tên của tôi là do ông nội tôi đặt cho. Bởi vì lúc đó ông đã chọn hai cái tên. Một là Trần Vũ Tâm, hai là Trần Tịnh Du. “Vũ” nghĩa là trời mưa; “tâm” là tâm linh, cảm giác khá thanh tịnh mà linh hoạt. Ông nội tôi là người rất thích đọc sách. Sau đó ông tôi chọn tên cho tôi là Tịnh Du. “Tịnh” là ông hy vọng cả đời tôi giống như một người phụ nữ phải yên tĩnh, giữ được sự thanh tịnh. Ông nói với tôi: ““Du” có nghĩa là ngọc đẹp, không tỳ vết, hy vọng phẩm hạnh của con có thể giống như một viên ngọc đẹp, không tỳ vết vậy”. Nhưng bản thân tôi rất hổ thẹn, vì tôi có rất nhiều khuyết điểm. Do vậy mà tôi cần phải thông qua học tập giáo huấn của Thánh Hiền để có thể loại bỏ từng chút một, chuyển hóa những khuyết điểm đó.

“Động tịnh hữu pháp”“Động tịnh hữu pháp” đứng sau ba câu phía trước. Chữ “pháp” này chính là quy tắc, quy củ, cũng chính là nói khi bạn khởi lên một lời nói, một hành động hay khi bạn trầm mặc tĩnh tọa, thì đều phải có một cái tướng uy nghi. Kỳ thực, một người phụ nữ sau khi bạn làm được bốn câu này thì sẽ khiến mọi người cảm thấy người phụ nữ này rất đức hạnh đoan trang, bao dung, không lẳng lơ, rất đúng mực, lịch sự nho nhã, điềm đạm, khiêm tốn. Tôi tin đây có lẽ cũng là tiêu chuẩn của yểu điệu thục nữ.

Nhưng một người phụ nữ như vậy, trong xã hội hiện nay thật sự vô cùng khó tìm. Nguyên nhân căn bản chính là thiếu sự giáo dục, không có người dạy. Cha mẹ chúng ta không dạy, trường học không dạy, xã hội đương nhiên càng không dạy. Chúng ta hãy mở tất cả tạp chí ra xem, có quyển nào chuyên dạy về “Nữ Đức” hay không? Tất cả tạp chí đều chỉ dạy bạn làm sao để trang điểm, làm đẹp, mặc những trang phục hết sức gợi cảm. Đều là những tạp chí bới móc đời tư của các minh tinh, làm thế nào để tìm người có tiền,….

Tôi đến thẩm mỹ viện, sau đó tôi đã kiến nghị họ nên thay những quyển sách tạp chí đó bằng quyển “Hạnh Phúc Nhân Sinh” của thầy Thái Lễ Húc, “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn”. Sau đó họ nói, họ không có những loại sách này, không mua được. Tôi liền mang đến rất nhiều sách, tôi nói: Những quyển sách này có thể xem, những quyển kia nếu khách hàng thích có thể thỉnh về”. Nhưng họ cũng không thay đổi toàn bộ sách, mà vẫn giữ lại những quyển sách báo của họ. Sau đó họ nói, hiệu quả cũng khá tốt. Có người xem liền nói: “Quyển sách này tôi chưa từng xem qua, hoàn toàn mới mẻ, cũng có đạo lý”. Bởi vì trước đây tôi cũng đi mỹ viện, tiền trong thẻ của thẩm mỹ viện trước đây vẫn chưa dùng hết nên vẫn phải tiếp tục sử dụng, muốn trả lại họ cũng không đồng ý. Tôi đến rồi ngồi ở đó. Tôi nói: “Tôi muốn xem tạp chí”. Sau đó tôi nói đùa với họ là: “Những quyển tạp chí này của bạn tôi không cách gì xem được, chúng đều ảnh hưởng không tốt đến thân tâm của tôi”, nên tôi muốn giúp họ đổi sang sách khác.

Khi yên tĩnh một mình phải nhất tâm hướng thiện, không nên có tạp niệm, không nên để những chuyện hỗn tạp vào trong tâm. “Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” có nói: “Thường tư duy thiện pháp, thường quán sát thiện pháp”. Đây chính là việc chúng ta cần làm khi yên tĩnh một mình. Bạn phải luôn tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp. Nhìn mọi người, nhìn nhất cử nhất động của người bên cạnh bạn, họ đều đáng để bạn học tập. Bạn học như thế nào, làm như thế nào, làm sao để giúp đỡ người khác, bạn hãy tùy duyên tùy phận, không cần phải đặc biệt cố gắng đi tìm cầu.

Con người ai cũng có một đặc điểm, khi họ quen làm việc thiện thì thiện tâm và thiện căn của họ sẽ tích lũy càng ngày càng sâu dày, khi sâu dày tới một mức độ nhất định thì sẽ xuất hiện một cảnh giới bất khả tư nghì. Nhưng nếu bạn không đi tích lũy, bạn không tích công lũy đức, thì cảnh giới đó vĩnh viễn sẽ không xuất hiện. Vậy khi làm những việc này bạn nên tùy duyên là được.

Ví dụ năm ngoái, khi tham gia buổi luận đàm ở đảo Tần Hoàng tôi đã quen được một nhà hảo tâm. Nhà hảo tâm đó đã giúp đỡ tất cả những nông dân nghèo khổ ở vùng núi, chủ yếu là giúp đỡ gửi một số quần áo cũ, mua một số gạo, mì, dầu đến đó. Sau khi trở về, bởi vì quần áo cũ của tôi, quần áo lao động của các nhân viên không mặc cũng rất nhiều, một số thứ khác như: ga giường, mền, chăn, giày mà gia đình của các nhân viên này không dùng chúng tôi đã thu gom được khoảng sáu thùng lớn. Chúng tôi gom xong đem đi giặt sạch sẽ, xong gửi qua bên đó. Hoạt động này làm từ năm ngoái, đến hiện tại vẫn duy trì việc gửi đồ qua bên đó. Hoạt động này sau đó đã được nhân rộng ra.

Tôi có một hội tịnh tâm [DTNT3] riêng. Trong hội chúng tôi, có một số bạn bè đều cùng nhau học văn hóa truyền thống. Họ đều là một người truyền cho hai người, hai người truyền cho ba người, định kỳ mang một số quần áo trong nhà không dùng đem đến hội. Sau đó, trong hội có hai cô giáo đem chúng đi giặt sạch sẽ rồi đóng gói lại  gửi qua bên đó. Họ làm việc này dường như đã trở thành một việc vô cùng tự nhiên. Không phải bạn ráng sức đi làm, hoặc như thế nào đó, mà dần dần nó sẽ khởi phát cái tâm thiện lành của mọi người.

Khi nói đến động, đương nhiên bao gồm miệng động và thân động. Phía sau có nói nên làm như thế nào? Nói tóm lại, một người phụ nữ đức hạnh họ biểu hiện ra luôn là một người có quy tắc, có khuôn phép, nghiêm túc, không nóng vội, tâm rất an tĩnh, có định lực. Một người có định lực thì sẽ khiến mọi người cảm thấy rất vững vàng, khiến mọi người cảm thấy có thể nương tựa được. Họ sẽ cảm thấy khi gần bạn tâm sẽ định lại, họ sẽ muốn đến tìm bạn.

Trước tiên hãy khoan nói đến lo cho mọi người bên ngoài, mà chính là bạn có thể lo liệu tốt cho gia đình nhỏ trong nhà bạn hay không. Ví dụ, tôi không thể nổi giận hoặc nóng vội. Tâm tôi vừa nóng vội thì chồng tôi liền không định. Anh ấy nói: “Trong tâm anh thấy bất ổn, dạo này em làm sao vậy?”. Do vậy, tâm của phụ nữ phải yên tĩnh, tâm phải định. Tâm bạn vừa định thì từ trường trong nhà bạn cũng sẽ định lại. Bạn ở trong nhà giống như là vật báu trấn biển vậy. Cho nên bạn không được dao động, bạn vừa dao động thì gia đình bạn liền sẽ nổi sóng thần, cuồng phong dữ dội, đều sẽ  làm bất ổn đến con cái cũng hoảng sợ, chồng bạn cũng thấp thỏm, họ sẽ cảm thấy ở đây có vấn đề gì vậy. Do vậy bạn xem, từ xưa đến nay những bà lão trong gia đình rất uy nghiêm ngồi ở đó. Các bà ngồi ở đó thì gia đình đều rất ổn định. Tương lai chúng ta nên trở thành những bà lão như vậy, không nên dao động.

Sau đây chúng ta tiếp tục chia sẻ phần “phụ ngôn”“Phụ ngôn” vô cùng hay, cũng có bốn câu là: “trạch từ nhi thuyết” (“từ” là ngôn từ), “bất đạo ác ngữ” (nghĩa là không nói những lời thô ác), “thời nhiên hậu ngôn”(“thời” là thời gian). “Thời nhiên hậu ngôn, bất yếm ư nhân” (“yếm” là đáng ghét).

Bốn câu này có ý nghĩa gì vậy? Nghĩa là bạn phải suy nghĩ xem, những lời mà bạn nói ra, những lời mà bạn chọn lựa đó có nên nói hay không, có thể nói hay không?

“Trạch từ nhi thuyết”. Nhìn một cách đơn giản thì những lời chúng ta nói ra không thể là những lời thô ác. Nhưng trên thực tế, nếu phân tích ra thì cũng không dễ dàng. Trước tiên bạn phải phân biệt được thiện - ác. Bạn còn cho rằng những lời nói ra đều là lời thiện lương, nhưng trên thực tế đều là những lời thô ác, vậy phải làm sao? Học tập tiêu chuẩn của thiện - ác, kỳ thực trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” đã phân biệt rất rõ ràng, đặc biệt là trên phương diện ngôn ngữ. Lời lưỡng thiệt, lời vọng ngữ, lời ỷ ngữ, lời ác khẩu đều thuộc lời nói thô ác. Vậy, những lời nói thông thường khác nên nói như thế nào?

Đối với phụ nữ, tôi xin phân tích những điểm trọng yếu như sau. Thứ nhất, phụ nữ không nên tụ tập nói chuyện phiếm, tán gẫu. Đây là điều mà phụ nữ đặc biệt dễ phạm. Vì sao vậy? Bởi vì những nhân viên nữ trong công ty chúng tôi trước đây đều là như vậy. Nghĩa là hai - ba người một tốp, ba đến năm người một nhóm, ngồi đó nói chuyện y phục của bạn như thế này, khuyên tai của tôi như thế kia, hôm qua bạn xem phim gì, phim Hàn Quốc gì…. Bạn xem, đó không phải vọng ngữ, cũng không phải ác khẩu, cũng không phải lưỡng thiệt, cũng chẳng phải ỷ ngữ, nhưng những lời nói này không có một chút tác dụng gì. Sau đó, sau khi tôi học tập “Nữ Giới” tôi liền nói rất rõ ràng với họ là: “Chúng ta phải sửa đổi một chút, có thể không túm năm tụm ba nói những lời vô nghĩa này được không. Các bạn tập trung lại, nếu có công việc thì nói công việc, khi không có chuyện gì thì chúng ta xem giáo huấn của Thánh Hiền hoặc nghĩ xem việc này nên làm như thế nào để có kết quả tốt hơn”. Tôi nói: “Những lời này thực chất lãng phí thời gian, tinh lực, và thể lực của chúng ta”. Hơn nữa, còn dễ dẫn tới mâu thuẫn. Đó là tâm so sánh cao thấp. Bộ y phục này của bạn đẹp, ngày mai tôi cũng đi mua một bộ; bạn xem bộ phim Hàn Quốc đó, ngày mai tôi cũng xem. Những chuyện không tốt sẽ truyền đi càng ngày càng nhiều. Hơn nữa, ba đến năm người tụ tập lại dễ xảy ra vấn đề là mọi người cảm thấy, có phải hai - ba người kia họ cũng khá tốt, như thế này thế kia. Đặc biệt sẽ dễ xảy ra tranh cãi trong đoàn thể. Đây là một điều mà sau khi học “Nữ Giới” tôi đã chia sẻ cùng các nhân viên của mình.

Còn một điều mà tôi đã nói với rất nhiều thầy cô giáo và bạn bè rằng, không nên nói những lời bông đùa. Bởi vì, có rất nhiều phụ nữ đặc biệt thích nói đùa, đặc biệt những phụ nữ phương Bắc chúng ta tính cách rất qua loa, thoải mái. Chúng ta nói chuyện thường tùy tiện, cẩu thả, thuận miệng là nói ra những lời nói đùa. Những lời nói đùa này thường là: “Người nói vô tình người nghe hữu ý”. Có thể người nói không có ý gì, nhưng người nghe lại để tâm, nên họ sẽ tính toán so đo. Bởi vì bên cạnh tôi đã xảy ra một số việc. Trong số họ, có một cô gái đặc biệt thích nói đùa, kết quả đã đắc tội với người khác nhưng cô lại không hề biết, cô còn cảm thấy mình rất biết nói chuyện rất hài hước. Việc này không gọi là hài hước. Nếu chúng ta học “Nữ Luận Ngữ”, trong  “Nữ Luận Ngữ” đã chỉ ra, đối với những lời nói này phải rất cẩn trọng, đặc biệt là phụ nữ không được nói những lời bông đùa.

Thứ ba, chính là không được nói những lời không nghiêm túc, đặc biệt khi bên cạnh có những bạn khác giới. Bởi vì tôi cũng phát hiện có một số phụ nữ, ví dụ khi ăn cơm cùng khách hàng hay cùng một số những vị lãnh đạo chức vị tương đối cao thì rất thích biểu hiện bản thân, nói hoài nói mãi, đến lúc nói ra những lời không thực tế. Thêm vào đó, có thể dáng vẻ tương đối ưa nhìn, khá xinh đẹp, những lời này càng nói càng không nghiêm túc. Kết quả, dẫn đến một số phiền phức. Có thể người nam này cho rằng, có phải bạn có tâm tư gì không, hay thế này thế nọ. Điều này sẽ rước họa vào thân. Do vậy, nếu bản thân chúng ta có thể trang nghiêm thì sẽ không dẫn đến những việc không tốt đó.

Trong cuộc sống, mỗi người có thể đều đã trải qua cám dỗ, nhưng quan trọng là xem bản thân bạn cư xử như thế nào. Bạn có thể rất kiên định thì một lần là nắm bắt được, vượt qua được đề thi này rồi, sẽ không có lần thứ hai. Cuộc đời của tôi, trong ấn tượng thì có hai lần tôi trực tiếp đối diện.

Lần thứ nhất, lúc đó tôi đang làm việc trong công ty của chồng tôi. Sau đó có một khách hàng lớn, ông không biết thân phận của tôi nên thường đến công ty mời tôi đi ăn cơm. Bởi vì tôi không làm bên nghiệp vụ, tôi làm văn phòng. Tôi nói: “Anh làm bên nghiệp vụ không có liên quan gì với tôi cả, nên anh không cần thiết phải mời tôi đi ăn cơm. Anh nên mời giám đốc nghiệp vụ đi ăn cơm”. Sau đó anh ta nói: “Tôi ăn cơm với cô thì tôi sẽ mua đồ của công ty cô”. Tôi nói: “Anh mua hay không mua không quan hệ gì với việc có ăn cơm với tôi hay không”. Tôi đã nói trước toàn thể nhân viên. Lúc đó tôi đã không hề khách khí mà nói như vậy.

Sau đó khi lần thứ ba anh ta đến tìm tôi, tôi đã trực tiếp nói rằng: “Tôi có con rồi, có gia đình rồi, nên tôi không cần phải ra ngoài ăn cơm với người khác, trong nhà tôi cũng rất bận”. Anh ta nói: “Vậy cô mang cả con đi cùng”. Tôi liền cười và nói: “Điều đó không thể được. Con người tôi tương đối truyền thống, tôi là người như vậy”. Sau khi anh ta đi rồi, mọi người nói với tôi rằng: “Chị có nghĩ, anh ta có thể là một vị lãnh đạo không?”. Tôi nói: “Điều đó không có quan hệ gì với tôi. Anh ta thích thì mua, không mua thì thôi”. Đây là một lần.

Còn có một lần, chính là khi tôi đã rời khỏi tập đoàn công ty của chồng tôi để lập công ty riêng. Tôi cũng gặp một vị giám đốc. Lúc đó, chúng tôi cũng đang cùng ăn cơm để nói những việc liên quan đến công việc. Nói một lúc anh ta liền chuyển chủ đề, anh ta nói: “Tịnh Du à! Cô có biết trong xã hội hiện nay nam nữ qua lại có thể còn có quan hệ gì không?”. Tôi nói: “Điều đó không liên quan gì với bữa cơm hôm nay của chúng ta. Anh muốn ăn thì anh hãy nghiêm túc ăn, nếu không ăn thì sau này đến đây là kết thúc”. Đó là lần cuối cùng chúng tôi cùng nhau ăn cơm. Trước đây, khi anh ta đến còn thường gọi tôi là Tịnh Du này Tịnh Du kia, nhưng từ đó về sau khi anh ta đến công ty chúng tôi mua một số đồ thì anh ta khá nghiêm túc nói: “Giám đốc Trần à! Tôi muốn mua cái này (cái kia), cô có thể giảm giá được không?”. Tôi nói: “Cái đó giảm giá một chút cũng có thể được”. Tôi đã gặp qua hai lần như vậy, sau này thì không còn những loại đề thi này nữa. Bởi vì dường như ông trời chính là như vậy, phát cho bạn một bài thi, rồi lại phát thêm một bài thi nữa, nếu thấy ý chí của bạn khá kiên định thì ông trời sẽ không thử bạn nữa, nếu không thì sẽ luôn có những bài thi như vậy. Cuộc đời tôi đã gặp chuyện này hai lần. Chồng tôi cũng biết tôi gặp chuyện đó, nhưng rất thản nhiên, trở về tôi còn nói đùa với anh ấy. Sau đó anh ấy nói: “Em vẫn còn sức hấp dẫn sao? Tại sao anh không nhìn ra vậy?”. Tôi nói: “Đúng! Con người em rất bình thường, thật không ngờ!”. Cho nên là phụ nữ, bạn chỉ cần giữ vững bản thân thì sẽ không gặp phải những vấn đề này, mọi người sẽ rất tôn trọng bạn. Khi nói chuyện đừng nên nói những lời ngả ngớn, bởi vì sau khi nói ra những lời này đều sẽ dẫn đến một số phiền phức cho chính mình.

Còn một điều quan trọng nhất, cũng là điều mà chúng ta có thể cần phải làm được, chính là không được trách móc người khác. Phụ nữ chúng ta đặc biệt bản thân có một số những ưu điểm như vóc dáng rất xinh đẹp, công việc tương đối tốt, nhận được tiền lương cao hơn chồng, trở về nhà trước tiên chúng ta không nói người khác, mà sẽ nói này nói nọ với chồng, nói những lời thị phi. Vậy nói ra những lời này có tác dụng hay không? Tôi cảm thấy không có tác dụng gì. Bởi vì bạn trách móc người khác thì họ cũng không nhất định sẽ nghe, sau đó bạn còn đắc tội với họ. Do vậy, tốt nhất không nên nói.

Nói tóm lại, tối hôm qua tôi đã tổng kết lại, những lời nói ra nên “nhu ngôn ái ngữ”. Vì sao gọi là “nhu ngôn”? Tức là ngữ khí phải dịu dàng, ôn hòa, lời nói ra đều là ái ngữ, trân trọng bảo hộ người khác. Đặc biệt là trân trọng bảo hộ tánh đức của người khác, trân trọng bảo hộ tánh đức của bản thân. Những lời nói tuân theo tự tánh thì bạn nên nói với anh ấy. Nói chuyện rất quan trọng, bởi vì từ xưa đến nay đều nói: “Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào”. Miệng là cửa của họa - phước. Cái cửa này thường bị phụ nữ chúng ta hễ không cẩn thận một chút là liền mở ra[DTNT4] . Sau khi mở ra thì thường xuyên là họa nhiều, phước ít. Chúng ta nghĩ xem, những lời chúng ta nói ra trong một ngày được phước báo nhiều hay tai họa nhiều? Tỉ mỉ mà suy xét thì thường là phước ít, họa nhiều. Có lúc chúng ta còn tự cho những lời nói ra rất có lợi ích đối với người khác, trên thực tế bạn nghĩ xem, những lời bạn nói ra có khế cơ hay không, có thực sự khế lý hay không? Không khế cơ, không khế lý, thì họ không thể tiếp nhận, nếu nói vô ích còn dẫn đến oán hận. Ở nhà sống cùng chồng cũng như vậy.

Chúng ta giúp chồng dạy con không hoàn toàn chỉ dùng thân giáo, bởi vì người trong nhà không phải là người câm, nên nói nhiều hơn, thường nói nhiều hơn so với bên ngoài một chút. Nếu bạn muốn lời nói của bạn có thể khởi được tác dụng giúp đỡ và dạy dỗ, thì mỗi một câu nói phải rất cẩn thận. Nếu như vậy thì mỗi lời bạn nói ra sẽ có trọng lượng. Bởi vì bạn ít nói những lời vô nghĩa, ít nói những lời tạp nhạp, mà những lời bạn nói ra đều có mục tiêu, vậy thì tự nhiên họ sẽ tương đối nghe theo bạn.

Tôi nói chuyện với chồng tôi cũng không nhiều, bởi vì anh ấy khá bận rộn. Thông thường khi trở về nhà, nếu anh ấy mệt thì tôi sẽ không nói chuyện gì với anh ấy. Nếu khi bạn nhìn thấy anh ấy không mệt mỏi mà khá vui vẻ, thì nhất định là anh ấy rất muốn nói chuyện với bạn. Sau đó tôi nói đùa với anh ấy là: “Tối nay có phải anh muốn buôn dưa lê một tí phải không?”. Anh ấy nói: “Đúng vậy!”. Sau đó tôi liền đến nói chuyện với anh ấy. Bởi vì anh ấy trở về khá muộn, nói chuyện với anh ấy nhưng thường thì tôi luôn lắng nghe anh ấy nói nhiều hơn. Mọi người nên nhớ, bất luận là chồng hay người già trong nhà thì bạn nên làm người lắng nghe nhiều hơn. Đặc biệt là người già, họ muốn nói thì bạn nên ở đó lắng nghe.

Ví dụ mẹ chồng tôi, có những chuyện tôi tin chắc bà đã nói với tôi hơn trăm lần rồi. Tôi gả vào trong nhà bà mười lăm năm, thực sự tôi có thể thuật lại, đọc thuộc lại. Bởi vì bà đặc biệt thích nói, còn tôi thì luôn ở đó lắng nghe. Sau đó, có một lần chồng tôi nói: “Anh vô cùng hoài nghi cái tâm chân thành của em. Làm sao em có thể nghiêm túc nghe mẹ nói như vậy?”. Tôi nói: “Thật sự em có thể đọc thuộc câu phía sau của mẹ, nhưng mẹ thích nói thì em sẽ ở đó nghe”. Bởi vì mọi người trong nhà đều không muốn nghe, cuối cùng là tôi nghe. Tôi nói: “Mẹ à, mẹ cứ nói đi!”. Sau đó bà lại tiếp tục đem những chuyện huy hoàng khi bà còn trẻ nói thêm lần nữa với tôi. Chồng tôi có lúc cũng như vậy, anh ấy cũng phạm cái lỗi này. Kỳ thực anh ấy đã từng nói rồi, nhưng anh ấy vẫn nói. Tôi lại nghiêm túc lắng nghe. Cuối cùng anh ấy nói xong rồi, tôi nói: “Việc này hôm đó anh đã nói rồi!”. Anh ấy nói: “Nói rồi sao? Sao anh không cảm thấy vậy?”. Tôi nói: “Đúng vậy!”.

Có lúc tôi cảm thấy mình không cần nói gì, nhưng cũng có lúc tôi sẽ ở bên cạnh dẫn dắt anh ấy một chút. Tôi xin nói một ví dụ đơn giản liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp. Bởi vì anh ấy quản lý công ty này là một tập đoàn. Anh ấy mở công ty được mười mấy năm, còn công ty của tôi mới mở được ba năm, thêm năm nay nữa là bốn năm. Chúng tôi có hai phong cách quản lý khác nhau. Anh ấy thì hoàn toàn thả lỏng để nhân viên tự mình tùy ý làm, hoàn toàn dùng cách của Phương Tây để khích lệ họ. Nghĩa là bạn làm được việc thì tôi thưởng tiền cho bạn, còn bạn không làm được thì bạn không được thưởng. Còn tôi chẳng phải đã học văn hóa truyền thống rồi hay sao, đặc biệt là năm ngoái bắt đầu đặc biệt chú trọng đến đức hạnh. Mọi người giống như dùng chung một nồi cơm lớn vậy, chúng ta chẳng phải lợi hòa đồng quân sao? Trên căn bản thì lương cũng không thấp hơn quá nhiều, mà tiền thưởng cũng không ít hơn quá nhiều, đãi ngộ đều rất tốt, có hai mươi người. Nhân viên của tôi không nhiều bằng chỗ anh ấy, người của anh ấy nhiều hơn tôi. Anh ấy nói với tôi cách thức quản lý của tôi như vậy là không được. Tôi nói: “Kỳ thực em tin chắc văn hóa truyền thống có một điểm “đức hạnh là gốc, tiền tài là ngọn”. Nếu như đức là gốc, vậy thì đối với gia đình cũng là như vậy, đối với một doanh nghiệp có phải cũng là như vậy không? Đối với một đất nước có phải cũng là như vậy không? Nếu như đạo lý này chỉ thích hợp cho một người mà không phù hợp cho một doanh nghiệp, vậy thì nó sai rồi, nó không phải là chân lý. Doanh nghiệp cũng là do rất nhiều người tạo thành”. Tôi nói: “Nếu như nó phù hợp với doanh nghiệp, vậy thì em chỉ chú trọng đến đức hạnh của nhân viên. Cho dù đức hạnh của nhân viên rất bình thường, nhưng ít nhất nhân viên này sẽ không gây ra những sai lầm quá lớn”. Bởi vì chúng tôi kinh doanh “tiền tệ theo pháp luật quy định”, cũng thuộc về nhà bán lẻ được cấp phép. Tôi nói tôi làm như vậy thì chí ít tôi cũng không có lỗi với tổng công ty, tâm tôi không thẹn, hỏi lòng không hổ thẹn. Thực sự điều này tôi không cảm thấy có lỗi, bởi vì tôi chấp hành các quy định của Tổng công ty vô cùng nghiêm ngặt.

Kết quả, hai ngày trước lãnh đạo của Tổng công ty tới nói tôi là: “Điều này cô có chút si mê rồi. Cô xem cùng ngành của chúng ta, cô phải học cách khen thưởng, khích lệ, cô không thể chia đều như vậy được. Đạo đức chỉ để nói vậy thôi, hiện tại thì ai còn thực sự đi chú trọng nữa. Trong công ty mà cô chú trọng đạo đức, vậy còn có thể kiếm được tiền nữa hay không?”. Sau đó tôi ở đó lắng nghe, cũng không lên tiếng. Lời của lãnh đạo chúng ta nên lắng nghe, “đúng, đúng!”. Tôi ngồi lắng nghe cũng không lên tiếng, rồi tôi pha trà cho anh ấy. Sau đó lãnh đạo nói tôi rằng: “Nếu không thì cô đừng làm nữa, công ty này sẽ bại trong tay cô mất. Cô cũng không giống một giám đốc, cả ngày chỉ bồi dưỡng văn hóa truyền thống cho nhân viên”. Sau đó tôi nói: “Lãnh đạo à! Chỗ tôi có mấy quyển sách, anh mang về xem qua để hiểu thêm về công ty của chúng tôi. Chúng tôi căn cứ vào cuốn “Làm sao để đầu tư một nhân sanh hạnh phúc” và giảng giải “Đệ Tử Quy” để học tập. Việc này thực sự có thể thấy hiệu quả rất chậm”. Bạn nói xem, “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, nhưng tôi tin tưởng thời gian tồn tại của công ty này sẽ dài lâu. Chúng ta không gấp gáp đi tranh cái lợi ích nhất thời này, cần phải phóng tầm mắt ra xa hơn. Sau khi vị lãnh đạo này mang sách về xem thì anh ấy đã gọi điện thoại cho tôi. Anh ấy đã nói với chồng tôi là: “Tầm mắt của vợ anh thực sự rất xa. Làm được điều này cần phải có một lòng nhẫn nại và nghị lực nhất định”. Tôi nghĩ, chúng ta học rồi thì phải tin tưởng. Như cô Lưu Tố Vân đã nói: “Lão thật, nghe lời, thực làm”. Nếu bạn học rồi mà không làm thì đó là giả.

Tôi thường xuyên thảo luận với chồng tôi, thảo luận khoảng hơn một năm. Hai ngày trước, anh ấy đến công ty chúng tôi mở một cuộc họp. Anh ấy nói rằng: “Tố chất này của em thực sự rất tốt. Khí chất của nhân viên thực sự rất khác”. Chúng ta không thể nói tố chất của văn hóa truyền thống là như thế nào, nhưng khi bạn nhìn nhân viên này sẽ có cảm giác họ rất trong sạch, cảm giác không giống với hiện tượng tranh đoạt trong xã hội, cảm thấy ai cũng rất lịch sự nho nhã, khi giao tiếp thì đều nghĩ cho đối phương trước mà không nghĩ cho bản thân mình, đối với khách hàng cũng như vậy. Chồng tôi nói, anh ấy cảm thấy tôi làm điều này sẽ có hiệu quả. Đương nhiên anh ấy vẫn chưa hoàn toàn đồng ý, vẫn còn phải đợi thời gian để chứng minh. Bởi vì tôi không giống thầy Hồ Tiểu Lâm. Thầy là người đứng đầu, còn tôi dù sao cũng đứng ở vị trí thứ hai, phía trên tôi còn có chủ tịch. Công ty này anh ấy là Chủ tịch nên tôi đều phải nghe lời của anh ấy, do vậy mà chỉ có thể làm từng chút một.

Khi tôi học phần “phụ ngôn” này thì cảm xúc lớn nhất là phụ nữ không đơn thuần chỉ chú ý đến lời nói. Hiện  nay chúng ta có rất nhiều tác giả là phụ nữ, còn có rất nhiều tác giả ở trên mạng là phụ nữ, nghĩa là họ viết một số thứ ở trên mạng. Việc này có thuộc về ngôn ngữ hay không? Bởi vì thực sự nó có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Tôi từng xem một quyển tiểu thuyết do một tác giả nữ viết, tôi xin phép không nói tên của cô ấy. Tôi đã xem mấy năm về trước. Lúc đó, khi xem xong tôi có một nghi vấn, “sau khi cuốn sách này xuất bản thì sẽ có ảnh hưởng gì đối với mọi người”. Năm ngoái, bộ sách này đã được quay thành phim truyền hình dài tập, đã gây chấn động lớn. Nó đã thịnh hành một quan niệm gì vậy?

Thứ nhất, phụ nữ làm người thứ ba không cảm thấy đáng xấu hổ, hơn nữa còn rất đẹp.

Thứ hai phụ nữ phải giàu có. Bởi vì sau khi giàu có thì cô ấy sẽ sống trong nhung lụa, tương lai có thể kết hôn với một người giàu sang, người nghèo thì không xứng với cô ấy .

Lần này tôi đến Hồng Kông, một người bạn ở Hồng Kông của tôi là phó chủ tịch một ngân hàng đến đón tôi. Vị phó chủ tịch này đã hỏi tôi: “Đến đây làm gì?”. Tôi nói: “Tôi đến Hiệp hội Phật Đà Hồng Kông học tập văn hóa truyền thống”. Cô ấy nói: “Vậy tôi hỏi cô một vấn đề, phụ nữ có cần giàu có hay không?”. Bởi vì cô ấy có một đứa con gái mười mấy tuổi, điều kiện gia đình cũng rất tốt. Tôi nói với cô ấy là: “Không cần giàu có”. Trên đường tôi đã chia sẻ với cô ấy rất nhiều. Tôi nói: “Phụ nữ giàu có, từ nhỏ sống trong nhung lụa, một ngày nào đó bạn bước vào xã hội mà có chút không hài lòng thì bạn sẽ có cảm giác bực bội, khó chịu đúng không? Cô ấy có cảm giác bực bội khó chịu vậy thì cô ấy có thể tự nghĩ thông suốt được không? Nếu một khi nghĩ không thông, liệu cô ấy có làm một số việc cực đoan hay không? Cô có thể bảo đảm cô sẽ mãi ở bên cạnh con gái để bảo vệ nó không?”. Bởi vì khi tôi học nghiên cứu sinh, tôi đã tận mắt chứng kiến một cô gái ở bên cạnh ký túc xá của tôi. Sau khi đi làm tôi mới học nghiên cứu sinh, còn cô ấy thì học trực tiếp lên nghiên cứu sinh, hơn hai mươi tuổi. Buổi trưa hôm đó, khi tôi ăn cơm trở về thì cô gái đó đã tự chốt trái cửa trong phòng và nhảy từ tầng ba xuống, chết ngay tại chỗ. Mẹ của cô ấy ở bên ngoài khóc rất đau thương. Sau đó chúng tôi đều đến khuyên mẹ của cô gái này. Chúng tôi đều không dám xuống dưới xem thảm cảnh đó. Chúng tôi đã hỏi mẹ của cô gái này: “Vì sao lại như vậy?”. Mẹ cô ấy nói: “Từ nhỏ đã nuông chiều nó không giống những đứa trẻ khác, chiều chuộng mọi thứ”. Việc này là do khi lên đại học cô ấy quen một cậu bạn trai, chưa quen được mấy ngày thì cậu bạn trai đã bỏ cô ấy đi quen một người bạn gái khác. Cô ấy nghĩ không thông, sau đó đã nhảy lầu. Trường học đã phát hiện một số dấu hiệu không bình thường nên đã gọi mẹ cô ấy đến. Hôm đón mẹ đến thì cô ấy đã chết trước mặt mẹ mình. Năm đó tôi hai mươi sáu tuổi, học nghiên cứu sinh ngành pháp luật. Cô gái chết như vậy. Tôi nói, đây là thứ nhất.

Thứ hai, phụ nữ nếu từ nhỏ đã sống trong nhung lụa thì cô ta sẽ không có đức hạnh tốt. Bạn nói xem, cô ấy có biết nấu cơm không, có biết thu dọn nhà cửa không, biết cách chăm sóc người khác hay không? Những điều kiện thấp nhất của một người vợ cô ấy cũng không có. Cô ấy lấy chồng, bạn có thể đảm bảo người chồng này nhất định sẽ có tiền tìm người giúp việc để cô ấy không cần làm việc gì hay không. Hơn nữa, có rất nhiều việc mà người giúp việc không thể thay thế được. Bạn nói xem, buổi tối người chồng trở về nhà, người giúp việc pha một tách trà tốt hơn, hay là bạn pha cho anh ấy một tách trà tốt hơn? Bạn nói xem, người chồng mặc y phục để bạn đi chọn tốt hơn, hay để người giúp việc đi chọn tốt hơn? Bạn nói xem, người chồng ăn cơm do người giúp việc nấu thì tâm tình anh ấy thoải mái hơn hay là bạn xuống bếp nấu một bữa ăn thì anh ấy sẽ thoải mái hơn? Nhất định là không giống nhau. Bởi vì bản thân tôi đã có những thể hội này.

Chồng tôi chưa bao giờ ăn cơm do người giúp việc nấu, người giúp việc nấu có nấu ngon hơn nữa thì anh ấy cũng thấy không ngon. Tôi cảm thấy tôi nấu không ngon lắm, nhưng anh ấy lại cảm thấy rất ngon. Tôi nói: “Anh thật kỳ lạ, chọn người cũng chọn thật lợi hại”. Do vậy, thông thường anh ấy ở nhà thì tôi nhất định phải nấu cơm, cho dù là món đơn giản nhất. Những món đơn giản nhất như chiên trứng gà, xào ớt xanh với thịt, sau đó làm một món canh chua cay gì đó, rồi cắt hai miếng lạp xưởng vào. Những món vô cùng đơn giản mười phút là có thể nấu xong, nhưng anh ấy cũng thấy rất ngon. Người giúp việc nấu thịt kho tàu gì đó, nấu rất nhiều, anh ấy nói không ngon. Tôi nói: “Em thật không hiểu anh như thế nào nữa, anh thật sự đã quá xem trọng em rồi. Em rất cảm ơn anh!”. Nhưng đó là cầu nối trong tình cảm vợ chồng.

Cho nên phụ nữ viết văn chương, đặc biệt là diễn tả những việc trên phương diện này nên chú ý. Hiện nay trên mạng Internet truyền tải cũng rất nhanh, một tác phẩm ngôn tình, một tác phẩm bóp méo đức hạnh phụ nữ của bạn một khi được lưu truyền thì nhân quả sẽ rất nặng. Bạn nói xem, những người chịu ảnh hưởng những tác phẩm của bạn họ sẽ từng đời truyền lại cho thế hệ sau. Họ đã xuất bản thành sách, đều diễn thành phim, nó sẽ  như vậy mà lưu truyền.

“Phụ ngôn”, chúng ta xem kỹ hơn trong “Đệ Tử Quy”. Phần “tín” trong “Đệ Tử Quy” giảng rất nhiều về cách nói chuyện như thế nào như: “Phàm nói ra, tín trước tiên”“Nói nhiều lời, không bằng ít”“Khen người thiện, tức là thiện. Chê người ác, tức là ác”. Chúng ta phải bắt đầu làm từ đây. Sư phụ nói, đây là những giới nhỏ, chúng ta phải bắt đầu làm từ những giới nhỏ này. Sau khi có những oai nghi nhỏ rồi thì hãy tiếp tục tích lũy từng chút một.

Phương diện thứ ba là: “Quần áo dơ phải mau chóng giặt giũ sạch sẽ. Tắm gội đúng giờ, giữ cho thân thể sạch sẽ. Không có cáu bẩn gọi là phụ dung”. Chúng ta thấy Ban Chiêu viết đoạn này có thể rất đơn giản. Nghĩa là chúng ta phải giữ cho bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng, để thân thể không bị cáu bẩn. Nhưng trên thực tế nó có một hàm nghĩa rất sâu. Chữ “cáu bẩn” này không phải chỉ bụi bặm, hơn nữa nó còn chỉ những thứ ô nhiễm không thanh khiết trong tâm bạn, khiến đức hạnh của bạn bị vấy bẩn, biểu hiện ra bên ngoài chính là dung mạo của bạn.

Hôm qua chúng ta nghe “Kinh Vô Lượng Thọ”, bạn thấy trước khi Phật giảng Kinh thì Ngài dùng tướng mạo để nhiếp thọ chúng sanh trước. Tướng mạo trang nghiêm, vẻ mặt vô cùng rạng rỡ. Một người phụ nữ cũng là như vậy. Bạn xem, một người phụ nữ có tâm tà dâm nặng, có thể bạn vừa nhìn thì sẽ thấy tướng mạo của cô ta giống như hồ ly vậy. Tôi từng gặp qua phụ nữ như vậy, chính cô ấy kể trong buổi luận đàm văn hóa truyền thống. Khi tôi giảng xong bài “Nữ Đức” thì cô giáo này đã tìm riêng tôi để sám hối. Cô ấy nói, khi cô ấy hơn bốn mươi tuổi, những người đàn ông mà cô ấy quen biết quan hệ với cô ấy có khoảng mười mấy người, những người cô ấy không quen biết thì không đếm xuể. Trên phương diện này thì cô ấy vô cùng phóng túng. Sau đó tôi nói: “Cô tự nhìn lại dung mạo của mình xem? Mặt mày thì đen thui, môi thì không còn sắc hồng, khuôn mặt thì nhọn nhọn, nhãn thần của đôi mắt không đoan chánh”“Tướng do tâm sanh”. Cho nên, phụ nữ không nên trang điểm quá lộng lẫy.

Từ nhỏ tôi đã không trang điểm, trước khi chưa học văn hóa truyền thống tôi còn đánh chút son, xịt một chút nước hoa mùi khá dịu nhẹ, sau khi học tập văn hóa truyền thống thì tôi đã không dùng những thứ này nữa. Có một số người cũng từng hỏi tôi, tôi ba mươi tám tuổi nhưng một số người cảm thấy không giống. Tôi chưa từng dưỡng sinh, chỉ cần không thiếu nước là được rồi. Bởi vì có thể tôi thuộc chòm sao song ngư, nên chỉ cần không thiếu nước là được. Môn thể thao duy nhất mà tôi ưa thích chính là bơi lội. Hiện nay, cơ bản tôi cũng không có thời gian đi bơi. Mấy năm đầu tôi còn đến thẩm mỹ viện, hiện nay căn bản tôi không đi nữa, thỉnh thoảng mới đi cùng mẹ hoặc là mẹ tôi tự đi.

Tướng mạo của con người không phải dựa vào đồ trang sức. Nếu bạn có đức hạnh tốt thì tướng mạo của bạn sẽ trang nghiêm, người khác sẽ muốn nhìn bạn, sẽ sanh tâm hoan hỷ. Hiện nay phụ nữ trang điểm quá cầu kỳ.

Tôi từng gặp một phụ nữ, khi nhìn thì cô ấy rất xinh đẹp, kết quả buổi tối trở về nhà khi cô ấy tẩy trang xong đã làm tôi giật mình. Cô ấy lớn hơn tôi vài tuổi. Trước đây tôi cho rằng cô ấy rất trẻ, sau đó tôi thấy, cô giáo này tại sao lại già như vậy. Cô ấy nói: “Chỗ này của tôi không được, tôi nhất định phải bôi một lớp phấn nền. Phải đánh phấn, phải đánh một số loại phấn gì đó”. Bạn nghĩ xem, buổi tối khi bạn về nhà với dáng vẻ như vậy gặp chồng bạn, có phải làm anh ấy kinh sợ hay không? Ban ngày còn xinh đẹp, đến tối thì lại như vậy, người chồng sẽ nghĩ “có phải đổi thành người khác rồi không?”. Do vậy dáng vẻ như thế nào thì nên như vậy, không cần phải hóa trang. Bạn nên cố gắng giữ gìn cái tâm của mình là tốt rồi. Đặc biệt bạn không nên đi phẫu thuật thẩm mỹ.

Hiện nay phụ nữ có thể tốn rất nhiều tiền để đi phẫu thuật thẩm mỹ. Môn học này nếu mọi người từng ngồi đây nghe qua cô giáo Đinh Gia Lệ chia sẻ, có thể cô ấy chia sẻ hay hơn tôi vì kinh nghiệm của cô ấy nhiều hơn tôi. Tôi cũng có kinh nghiệm một lần đi thẩm mỹ. Không phải tôi muốn đi thẩm mỹ, là tôi đi cùng một người bạn nữ muốn nâng mũi. Kỳ thực, trước đây tôi cũng không hài lòng với cái mũi của tôi lắm. Cô ấy nói: “Cô cứ xem tôi nâng mũi trước, sau đó cô hãy quyết định là nên nâng hay không”. Tôi nói: “Được!”. Tôi đi cùng cô ấy, nhưng sau khi đi thì cô ấy lại sợ, cuối cùng cô ấy do dự hơn một giờ đồng hồ. Cô ấy nói: “Hay là chúng ta cứ cùng nhau làm thì tôi không sợ nữa. Tôi cũng hoàn toàn làm bố thí vô úy”. Cô ấy nâng rất nhiều. Tôi nói: “Tôi chỉ nâng một chút”, đại khái nâng chưa to bằng hạt đậu tương, là nâng ở đây. Bởi vì tôi cảm thấy chỗ này hơi thấp, nên nâng thêm một chút. Phẫu thuật xong cũng không có cảm giác gì. Tôi cũng không dám nói với chồng tôi. Bởi vì anh ấy rất phản đối việc tôi động vào bất cứ bộ phận nào trên thân thể, đặc biệt là mũi. Có một lần anh ấy đã vì cái mũi của tôi mà an ủi, đặc biệt tìm một thầy tướng số, là một vị thuộc cấp đại sư. Vị thầy này nhìn tôi không nói điểm nào, chỉ khen ngợi cái mũi của tôi. Nói cái mũi của cô như thế nào đó…, dù sao cũng đều là tướng vĩ nhân, lại có thể phát tài, rồi lại nói thế nào đó… Cuối cùng tôi rất lấy làm lạ, liền hỏi chồng tôi: “Ông ấy tại sao chỉ chọn cái mũi của em để nói vậy?”. Anh ấy nói: “Anh chú trọng để ông ấy xem cái mũi của em đó, tuyệt đối không được động vào”. Nhưng tôi đã động vào rồi. Sau khi phẫu thuật thì tôi nghĩ, tôi mới chỉ nâng có chút xíu, như vậy chồng tôi nhất định không nhìn thấy, nhưng trong tâm cũng thấy xấu hổ. Buổi tối khi trở về nhà tôi luôn cúi đầu xuống, cũng không dám lên tiếng, không nói chuyện. Sau đó sáng ngày thứ hai, lúc đó tôi vẫn làm ở công ty của anh ấy, khoảng sáu - bảy năm trước. Tôi ngồi ở ghế phụ trên xe anh ấy, tôi cũng không nói chuyện. Tôi luôn như thế này nhìn ra bên ngoài, anh ấy thì lái xe. Khi sắp tới nơi thì tôi xuống xe, còn anh ấy phải đi xử lý việc khác. Kết quả, lúc đó anh ấy nói một câu đã khiến tôi chột dạ. Anh ấy nói: “Em phải nhớ thời gian này biểu hiện tốt một chút. Nếu thái độ của em không tốt thì anh sẽ đấm cho cái mũi của em bị lệch đi đấy!”. Tôi nói: “Sao vậy?”. Anh ấy nói: “Em mới đi nâng mũi phải không?”. Tôi vô cùng sợ hãi, tôi nói: “Vâng, em đã cùng (ai đó) đi nâng mũi, nâng cũng không nhiều”. Sau đó anh ấy nói: “Có thể lấy cái đó ra được không?”. Tôi nói: “Có thể không lấy ra được nữa rồi, để như vậy thôi. Nếu như ảnh hưởng đến tài vận của anh thì em rất xin lỗi, sau này em sẽ không bao giờ làm nữa”.Vì cái mũi này mà tôi rất đau khổ. Thật sự thời gian đó tôi biểu hiện rất tốt. Vì cái mũi này tôi vô cùng lo lắng anh ấy sẽ đánh tôi thật.

Khi tôi nghe cô Đinh Gia Lệ giảng bài, tôi luôn cảm thấy mũikhông thoải mái. Sau khi cô ấy đi xuống dưới, tôi nói với cô Đinh là tôi cũng nâng mũi, nhưng tôi không làm nghiêm trọng như cô ấy. Cô ấy dùng một miếng nhựa silicone to nhét vào trong, còn tôi làm còn nhỏ hơn hạt đậu tương một chút, sau đó như vậy mà tiêm vào bên trong. Nói tóm lại, tốt nhất không nên phẫu thuật thẩm mỹ. Lúc đó tôi còn trẻ, đặc biệt chưa học văn hóa truyền thống, nên cũng không nghĩ nhiều như vậy, bạn bè vừa lôi kéo thì liền đi theo làm cùng cô ấy.

Ấn Tổ Ngài từng khai thị phụ nữ không nên tích đồ trang sức. Nguyên nhân vì nó đặc biệt làm hao tổn phước báo của bạn. Bởi vì chúng ta dùng một số tiền lớn để mua những thứ này, cuối cùng thì không có tác dụng gì. Tôi nghĩ, nếu tôi sớm thấy được những điều này thì tôi sẽ không mua đồ trang sức. Những đồ trang sức của tôi rất nhiều, hiện nay tôi cũng không có cách gì xử lý được. Hôm đó tôi còn nghĩ, không biết có hiệu cầm đồ không, nếu có thì tôi có thể mang đến đó. Bởi vì hiện nay học văn hóa truyền thống rồi nên tôi cũng không đeo mấy thứ leng keng đó, hơn nữa  cảm thấy rất phiền phức.

Năm ngoái bởi vì đã học văn hóa truyền thống rồi, tôi cùng chồng tôi tham gia một buổi gặp gỡ của những người có tiền. Có một bà vợ rất giàu có, cô ngồi bên cạnh tôi. Đó là một buổi gặp mặt gia đình. Sau đó tôi đã nói nhỏ với chồng tôi là: “Từ đầu đến chân cô ấy nếu như bị người ta cướp, thì kẻ cướp đó rất vừa ý”. Bởi vì một khuyên tai bằng kim cương rất lớn, tay bên này đeo hai cái nhẫn lớn, tay bên kia hai cái nhẫn lớn; tay này một cái vòng lớn, tay kia một cái vòng kim cương lớn, sau đó đeo những chiếc vòng ngọc đều rất lớn. Toàn thân trên tay cô đều đeo quá nhiều những thứ leng keng. Thông thường tôi cảm thấy, đeo một chiếc nhẫn còn có thể chấp nhận được, nhưng cô ấy đeo một tay hai chiếc, rồi còn đồng hồ, dây chuyền. Sau đó chồng tôi liếc nhìn tôi và nói: “Ừ, cũng hơi nhiều một chút”. Những thứ ngọc ngà châu báu, trang điểm lộng lẫy, trong văn hóa truyền thống chúng ta học như “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” thì biết, thầy Chung từng giảng qua rồi. Đó gọi là trang điểm diêm dúa, bạn rất dễ chuốc lấy tai vạ. Bạn nói xem, người ta thực sự muốn cướp thì đến cướp một chút đồ của bạn là họ đã vừa ý rồi. Hơn nữa, cô ấy khoe khoang như vậy thì rất dễ ra bên ngoài khoe khoang.

Hiện nay, đặc biệt phụ nữ Hồng Kông nên đặc biệt chú ý. Bởi vì trước đây tôi cũng như vậy, vô cùng thích chạy theo hàng hiệu nổi tiếng như túi xách nhất định phải là hãng LV, mặc y phục nhất định phải là Chanel hay Prada. Lúc đó, những nhãn hiệu mà tôi chạy theo tôi đều đã từng tìm hiểu qua, cảm thấy vô cùng có ý nghĩa. Nhất định phải mặc những đồ hàng hiệu có ý nghĩa, vì lúc tôi đó rất chấp trước, rất mê hoặc. Quay đầu nghĩ lại, kỳ thực không có tác dụng, vì những vật ngoài thân thì một thứ cũng không mang theo được, bạn chỉ đang làm hao tổn phước báo của bạn mà thôi. Con người hưởng phước tức là họ đang tiêu phước, con người chịu khổ tức là họ đang thoát khổ, vậy thì không bằng chịu khổ. Bởi vì tôi đã nếm đủ các thứ khổ rồi, nên đến lúc già bảy mươi - tám mươi tuổi thì tôi không có bệnh tật, không có tai họa. Không bệnh mà chết thì tốt biết bao!

Rất nhiều phụ nữ vì mặc những thương hiệu nổi tiếng này, hay nhìn thấy những người giàu có mặc những thứ ngọc ngà châu báu này thì cực kỳ ngưỡng mộ. Họ hoặc là không tiếc dùng thân thể của mình để đi đổi lấy tiền bạc, hoặc là ra sức làm việc để kiếm tiền, hoặc là cố gắng đi tìm những người giàu có,… những cách như vậy.

Tôi từng gặp một cô giáo dạy văn hóa truyền thống. Bởi vì từ nhỏ cuộc sống rất gian khổ, lại cực kỳ ham thích cuộc sống vật chất, nhưng lại không muốn làm những công việc rất cực khổ nên cô đã đi làm gái mại dâm. Cuối cùng cũng kiếm được một số tiền, nhưng cô đã làm thân thể mình bị các bệnh phụ khoa tổn hại rất nghiêm trọng. Còn một vấn đề là phước báo của cô ấy có thể giữ được hay không? Không thể giữ được.

Chúng ta đọc “Liễu Phàm Tứ Huấn” thì liền rõ ràng. Trong mạng của bạn nhiều tiền tài như vậy, bạn đi làm những việc chánh đáng, tiền tài có thì nó sẽ đến. Dù bạn dùng phương pháp không chánh đáng để có được tiền, nhưng vẫn là trong mạng bạn vốn có tiền. Kết quả sẽ như thế nào? Vốn dĩ là năm triệu, bạn dùng phương pháp này nên cuối cùng bị hao tổn biến thành còn hai triệu. Bạn vẫn cảm thấy rất nhiều tiền, tôi có thể kiếm được hai triệu thật sung sướng, nhưng lại không biết, nếu bạn đường hoàng đi làm người thì có thể kiếm được hơn năm triệu.

Tôi nói với những nhân viên của chúng tôi, còn có rất nhiều bạn bè ở bên cạnh là: “Chúng ta học văn hóa truyền thống thì phải nhìn cho thấu chữ tài này. Điều này quan trọng nhất”. Người thế gian chẳng phải có câu: “Người khắp thiên hạ đều vì lợi mà chạy đôn chạy đáo”, nghĩa là họ đều vì tiền bạc mà xảy ra chuyện. Tôi nói một câu bạn sẽ dễ hiểu hơn một chút: “Đức là gốc của tài”. Bạn có đức thì sẽ có tài. Mọi thứ bạn đều phải buông xuống. Có rất nhiều người không nhìn thấu điểm này, do vậy mà xảy ra rất nhiều vấn đề.

Còn một điểm nữa, “phụ dung” chính là bạn mặc y phục. Đặc biệt là phụ nữ, nhất định không được mặc những y phục rất hở hang. Bao gồm rất nhiều đệ tử học Phật, mặc y phục đều không chú ý. Đặc biệt vào mùa hè, mặc bộ y phục đó, vừa cúi người xuống thì các bộ phận bên trong thân thể có thể bị hở ra. Mặc váy ngắn cũng không kiểm tra kỹ.

Vì sao không nên mặc những bộ y phục hở hang, gợi cảm như vậy?

Thứ nhất, đối với bản thân không tôn trọng, không trang nghiêm. Thứ hai, dễ dẫn khởi những tà tư tà niệm cho người khác giới. Như vậy bạn chẳng phải đang tạo nghiệp hay sao? Rất nhiều người nam chính là như vậy.

Khi tôi mới giảng về “Nữ Đức”, có một phóng viên đến công ty phỏng vấn tôi. Cô ấy nói: “Chị giảng đều là những thứ cổ hủ, không có tác dụng”. Tôi liền giảng cho cô ấy nghe “Nữ Đức” là như thế nào. Cô phóng viên này là một cô gái còn rất trẻ, hơn ba mươi tuổi. Sau đó cô ấy nói: “Chị Trần à! Chị nói thật rất có đạo lý”. Đại Liên chúng ta là một thành phố tương đối phóng khoáng, phụ nữ cũng rất xinh đẹp, vóc dáng cao lớn, rất thích mặc đẹp. Cô ấy nói: “Chị nói rất có đạo lý! Thời gian trước tôi thấy sở trưởng của một đồn công an nói, thật lo buồn lại đến mùa hè rồi. Đến mùa hè là các vụ án phạm tội cưỡng dâm đều tăng lên rất nhanh. Tóm lại một câu là gì? Đều trách các cô gái đó ăn mặc quá hở hang”. Tôi tin tưởng nếu họ học “Nữ Đức”, học phần “phụ dung”, thì họ sẽ không bị như vậy, cũng sẽ không thích mặc những loại y phục như vậy nữa. Chúng ta kiểm tra xem, trong tủ quần áo của chúng ta có những bộ y phục như vậy hay không, nếu có thì phải bỏ hết ra.

Vì sao chúng ta học văn hóa truyền thống đều đề xướng mặc những y phục truyền thống? Vì nó vô cùng trang nghiêm. Tôi và mẹ tôi còn tổng kết, không chỉ phía trên rất đoan trang mà thông thường phía dưới còn rất dài. Do vậy khi bạn cúi xuống làm việc gì đó cũng không bị hở lưng. Bạn xem, phụ nữ chúng ta hiện nay mặc áo rất ngắn, vừa cúi người xuống, không chỉ là lưng bị hở, mà quần lót cũng bị hở ra. Bản thân bạn không nhìn thấy, vì bạn không có một đôi mắt ở phía sau, nhưng những người nam ở phía sau thì họ nhìn thấy, họ đều chăm chăm nhìn vào đó.

Nhân viên nữ trong công ty tôi khi mới vào làm cũng như vậy. Tôi nói: “Y phục của các bạn nhất định phải đến đây, đến cổ”. Cô ấy nói: “Mặc như vậy không thoải mái, hơi khó thở. Mặc đến ngực như vậy thì thấy dễ chịu, thoải mái”. Tôi nói: “Các bạn thoải mái, khi bạn đến quầy hàng cúi người xuống lấy đồ cho khách thì khách hàng không nhìn vào đồ mà chỉ nhìn bạn”. Sau đó, các nhân viên nữ của chúng tôi nói: “Vậy phải làm thế nào?”. Tôi nói: “Vậy thì thống nhất may một kiểu đồng phục”. Ban đầu đồng phục của chúng tôi là áo sơ mi, đều yêu cầu nút áo phải cài từ đây. Sau này, từ năm ngoái học văn hóa truyền thống thì đổi thành y phục văn hóa truyền thống. Y phục văn hóa truyền thống trên căn bản đều cài nút như vậy, là ở đây. Sau khi chúng tôi đổi thành y phục văn hóa truyền thống thì người tán thán nhất chính là những hội viên nam (những khách hàng nam của công ty chúng tôi). Họ nói: “Những bộ y phục này tại sao lại đẹp như vậy? Các cô mua ở đâu thế?”. Sau đó tôi nói: “Tại sao nam giới họ lại đặc biệt tán thán như vậy?”. Cho nên, chúng ta từ trong tâm mà suy nghĩ, tánh người thật sự vốn thiện. Bạn là phụ nữ,  bạn thật sự trở về tự tánh, quay về đức hạnh tự tánh của bạn, thì người nam sẽ tán thán, tôn trọng, kính trọng bạn, đều sẽ yêu kính bạn từ tận đáy lòng. Bạn nói xem, có người đàn ông nào lấy một cô gái bán hoa về nhà hay không? Giống như lời thầy Chung nói, không phải là đại trí thì cũng là đại ngu. Đại trí thì chưa thấy xuất hiện, họ thật sự là như vậy. Bạn nói ai có thể lấy một cô gái phong trần ở bên ngoài về nhà làm vợ chứ? Bạn là một người phụ nữ, bạn nói thời gian sống trong phong trần dài hay là thời gian bạn chân thật sống dài? Dẫu sao thì cả đời này thời gian xinh đẹp mỹ miều của bạn cũng không nhiều, hai mươi - ba mươi tuổi, mười năm hai mươi năm, cuối cùng đến lúc hơn bốn mơi tuổi kỳ thực bạn rất khó có thể dùng nhan sắc của mình để nuôi sống mình nữa, lúc đó bạn sẽ rất thê thảm.

Năm ngoái, khi tôi tham gia buổi luận đàm ở Đường Sơn, có một cô giáo không phải mặc quần áo hở hang, nhưng cô lại chuyên bán những loại y phục đó. Cho nên sau này khi cô phản tỉnh lại, cô nói những y phục này xem ra cô không thể tiếp tục bán được nữa, cũng là đang trồng một cái nhân không tốt. Đúng lúc chúng tôi lại quen biết nhau, cô ấy còn nói với tôi là: “Vậy cô nói xem, tôi nên bán cái gì?”. Tôi nói: “Cô bán y phục truyền thống Trung Hoa đi! Cô xem người nam, người nữ mặc đều đẹp như vậy, trang nghiêm như vậy. Đừng nên bán những loại áo hai dây, y phục diêm dúa nữa”. Cô nói: “Không học cái này thực sự không biết, tôi còn cảm thấy việc kinh doanh đó của tôi rất tốt. Hiện tại nghĩ kỹ lại, tôi thấy đều là những cô gái bán hoa đến chỗ của tôi mua đồ”.

Có một cô giáo nói với tôi là: “Trước đây tôi luôn không hiểu tại sao tôi thường nhận được những cuộc điện thoại do những người nam không đứng đắn gọi cho tôi. Sau đó, tôi nghe cô giảng về “Nữ Đức” thì tôi mới hiểu rõ, đều là do khuôn mặt của tôi gây ra. Cô nhìn tôi hóa trang, dùng mascara vẽ lông mi rất đậm. Ba tôi còn nói, cảm giác như không tìm thấy mắt nữa. Môi tôi đánh rất đỏ, mi mắt thì phải vẽ thành màu đen. Đây là màu hun khói đang kiểu thịnh hành nhất. Khi tôi trở về nhà thường làm ba tôi giật mình. Ba tôi nói: Tại sao con lại trang điểm giống như quỷ vậy?”, nhưng cô ấy lại cảm thấy rất đẹp, rất xinh. Đây là một cô gái trẻ hai mươi tám - hai mươi chín tuổi. Cô nói: “Tôi không hiểu tại sao tôi luôn nhận những cuộc điện thoại nói những lời rất khó nghe từ những người nam. Tôi không phải là người như vậy, tôi cũng không làm những việc đó”. Tôi nói: “Đó là do dáng vẻ của cô gây ra. Họ nhìn vào tướng mạo mà! Nếu cô trang điểm nhẹ nhàng, thanh  lịch, gọn gàng thì sẽ không dẫn đến những việc như vậy”. Cho nên, dung mạo của phụ nữ rất quan trọng.

Chúng ta học bốn đức hạnh này của phụ nữ, trên thực tế chính là trồng một cái nhân tốt cho cuộc sống của mình. Bạn đem bốn cái nhân tốt này trồng xuống là được rồi. Cũng giống như một cái bàn, bốn chân vững chắc thì mặt bàn sẽ được ổn định. Phước báo của bạn từ đây mà sinh ra, bạn liền tạo phước cho gia đình. Bạn đừng nóng vội, đáng có tiền thì sẽ có tiền, đáng có quyền thế thì sẽ có quyền thế, đáng có một người chồng tốt thì sẽ có một người chồng tốt, đáng có con cái tốt thì sẽ có con cái tốt. Mọi người chẳng phải nói: “Không trồng cây ngô đồng làm sao dẫn phượng hoàng vàng đến”. Nếu bạn là cây ngô đồng, thì chồng bạn sẽ là chim phượng hoàng vàng. Bạn nói xem, nếu bạn không phải là người như vậy, thì bạn còn hy vọng tìm được một người chống tốt như vậy hay không? Vật cùng loại sẽ tụ hợp lại với nhau. Nam châm còn có một nguyên lý, cùng chiều thì đẩy nhau. Quy luật của đại tự nhiên nói với chúng ta vô cùng rõ ràng. Bạn nói bạn là một người rất phóng túng, bạn lại hy vọng tìm được một người chồng chung thủy, rất giữ lễ tiết với bạn, điều này trên mặt đạo lý nói không thông rồi. Cho nên, chúng ta trồng tốt bốn cái nhân này, thì có thể đạt được những quả báo tốt.

Trong “phụ dung”, ngoài vẻ bề ngoài ăn mặc, trang điểm thì đôi mắt trên khuôn mặt rất quan trọng. Đặc biệt phải nhớ kỹ, đôi mắt của phụ nữ chúng ta không được nhìn Đông, ngó Tây. Điều này trong “Nữ Tứ Thư” nói vô cùng nhiều. Ánh mắt của phụ nữ phải nhìn xuống dưới, không được xem xem ở đây xảy ra chuyện gì vậy, lại ngó xem cô gái nào đẹp hơn tôi, lại nhìn xem có anh chàng nào đẹp trai hay không. Điều này đều sẽ gây ra một số nhân thị phi. Bạn nói, tôi không nói những lời lẳng lơ, nhưng bạn có ánh mắt lẳng lơ; bạn nói, tôi không trang điểm hay ăn mặc như vậy, nhưng ánh mắt bạn lại như vậy. Người ta chẳng phải nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” hay sao?

Tâm rất quan trọng nhất, nó không ở những việc bên ngoài. Nếu chúng ta đọc qua “Du Tịnh Ý Công Ngộ Táo Thần Ký”, sẽ thấy Du Tịnh Ý Công làm rất nhiều việc tốt như: kính trọng giấy có chữ viết (kính giấy, tiếc chữ), in Kinh, phóng sanh, kết Văn Xương Xã, khuyên người giữ giới dâm, nhưng kết quả ông lại bị nhiều quả báo xấu. Do ý niệm ác của ông quá nặng, sau đó may mắn ông đã cảm được Táo Thần xuất hiện khai thị cho ông rõ. Rất nhiều ý niệm xấu ác của ông cũng xuất hiện từ đôi mắt. Táo Thần nói: “Ông không gian dâm với vợ người khác, nhưng nhìn thấy gái đẹp thì ánh mắt của ông không ngừng dõi theo họ[DTNT5] ”. Cho nên, tâm không động thì mắt cũng không động; mắt động thì tâm bạn cũng động. Do vậy, người phụ nữ nên giữ ánh mắt không được nhìn Đông, Ngó tây, phải nhìn xuống, phải giữ an định.

Bạn xem tam thái, đặc biệt là Thái Nhậm mẹ của Chu Văn Vương. Khi bà mang thai, bà đã giữ vững ba điều: miệng không nói lời kiêu ngạo, tai không nghe dâm thanh, mắt không nhìn ác sắc. Ác sắc chính là những việc lung tung, lộn xộn. Sắc là chỉ những hiện tượng vật chất, báo chí, tạp chí, truyền hình, mạng Internet, đều thuộc về sắc. Đây chẳng phải thuộc về sắc pháp hay sao? Bạn không nhìn những thứ đó thì đúng rồi. Bạn nói tôi không xem, cả ngày tôi chỉ dán mắt vào máy tính lên những trang mạng sắc tình, điều đó cũng không đúng, mắt bạn đã đặt sai vị trí rồi. Do vậy đôi mắt rất quan trọng, phải khéo dùng đôi mắt của chúng ta.

Cuối cùng tôi xin chia sẻ cùng mọi người về đức hạnh cuối cùng chính là “phụ công”“Phụ công” là: “Chuyên tâm kéo sợi dệt vải, không thích cười đùa ồn náo, biết làm những món ăn ngon để tiếp đãi khách”. Đây là phần “phụ công”. Phần “phụ công” này chúng ta xem, cũng rất đơn giản. Dường như Tào Thái Cô nói với chúng  ta, phụ nữ thời xưa họ đều dệt vải cho nhà mình, tự mình may y phục. Ý nói phải chuyên tâm, một lòng một dạ dệt vải. Sau đó phải chuẩn bị tốt một số món ăn, chăm sóc tốt những người thân, bạn bè của chồng. Nhìn trên sự tướng thì có thể chỉ là những sự tướng như vậy, nhưng trong cuộc sống thực tế có thể làm tốt được “phụ công” thì rất khó. Vì làm tốt “phụ công” là bạn đang tích đức, tích phước. “Phụ công” làm không tốt thì bạn bị tổn đức, tổn phước.

Chúng ta nói, ở nhà phụ nữ có ba việc thường làm nhất là: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo. Chúng ta xem, hiện nay giặt quần áo có thể có máy giặt làm thay, dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm có thể tìm người giúp việc, thử hỏi xem cái gia đình này có giống một gia đình hay không? Tôi dùng người giúp việc rất nhiều năm, tôi cảm thấy gia đình không giống gia đình. Nửa năm nay từ khi người giúp việc rời đi thì tôi cảm thấy gia đình giống gia đình rồi. Do vậy tôi đã kêu gọi mọi người trong khu vực của chúng tôi, có thể tự làm được việc gì thì phải tận sức để làm, đừng nên làm phiền người giúp việc. Bởi vì chúng ta có đức hạnh cũng không cách gì có thể quản giáo tốt những người giúp việc hiện nay, sẽ xảy ra rất nhiều những sự việc như vậy. Nghĩa là người giúp việc và chủ nhà xảy ra rất nhiều những việc tranh cãi.

Thời gian trước tôi có quen một người bạn nữ, là nhân viên quản lý cao cấp trong ngân hàng. Cô nói với tôi là: “Tịnh Du à! Hai năm nay sau khi tôi kết hôn đều do mẹ đẻ giúp tôi chăm sóc gia đình. Hiện tại mẹ tôi phải trở về nhà cũ rồi, tôi có cần tìm người giúp việc không?”. Tôi nói: “Cô nhất định đừng tìm. Cô xem, cô chưa có con cái, nhà cô mặc dù hơn 200 mét vuông, nhưng y phục có thể giặt bằng máy giặt. Lại không có trẻ nhỏ chạy nhảy trong phòng, nên cô hoàn toàn có đủ tinh lực để dọn dẹp. Toàn bộ đều là rèn luyện thân thể, vừa khéo cô ở nhà nấu cơm để chồng cô nếm thử tay nghề của cô, vậy thì tốt biết mấy”. Cô ấy nghe lời của tôi thì bán tín bán nghi, sau đó cô ấy đến nhà một người bạn khác của cô ấy để tìm hiểu về tình trạng nhà cô ấy thuê người giúp việc như thế nào. Kết quả sau mấy ngày điều tra, trở về nhà cô ấy quyết định không tìm người giúp việc nữa, sau đó tự mình bắt đầu làm những việc này, làm cũng rất tốt.

Chúng ta thường nói nấu một bữa cơm, nếu như bà chủ gia đình không biết làm thế nào để nấu cho người nhà một bữa cơm. Trong này thực sự là một đại học vấn. Đối với đệ tử học Phật có thể sẽ tốt hơn một chút, bởi vì chúng ta ăn chay nên sẽ ít tạo nghiệp hơn.

Trước đây khi tôi chưa học Phật, đặc biệt vào mùa hè tháng bảy, tháng tám là lúc cua mập nhất, gia đình chúng tôi nấu từng nồi, từng nồi cua như vậy. Nhìn thấy chúng ở trong nồi nhưng không có cảm giác gì. Cho nên, vì sao chúng sanh trên thế giới này phải học nhân từ? Vì tâm của bạn đã chai sạn, vô cảm nên sẽ hoàn toàn ngăn cách; chúng là chúng, tôi là tôi. Do đó, tôi vô cùng cảm ân đời này tôi có thể may mắn gặp được Phật Pháp.

Tôi từng phá thai một lần. Tôi vô cùng cảm ân đứa con mà tôi đã phá thai. Sáng nay, khi thức dậy tôi rất sám hối, tôi đã khóc. Vì nếu không có đứa con này thì tôi sẽ không định lại chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp. Mặc dù tiếp xúc Phật Pháp rồi, nhưng nhân duyên rất lớn chính là vì đứa con này. Sau khi tôi phá thai tôi luôn nằm mộng thấy nó. Trong giấc mộng, nó là một cậu bé mập mạp, trắng trẻo. Nó nói: “Mẹ à! Mẹ tắm cho con đi. Mẹ à! Con muốn uống  sữa”, chính là như vậy. Có một thời gian, kỳ thực lúc đó tôi vô cùng mê muội, cảm thấy có chuyện này hay không, nó thật sự tồn tại, nhưng tôi lại vô cùng rõ ràng việc này không giống như mộng. Đặc biệt là khi tôi mới phá thai một - hai năm thì thường xuyên mộng thấy nó, thân thể cũng không được tốt lắm. Năm 2004 tôi học Phật. Sau khi học Phật tôi liền hỏi người giúp việc trong nhà tôi, bởi vì cô ấy là người dẫn tôi vào cửa Phật. Tôi nói: “Trong Phật Pháp có cách nào để bù đắp, giúp đỡ người đã mất không?”. Lúc đó cô ấy nói: “Có thể”. Cô ấy nói với tôi là: “Cô hãy tụng “Kinh Địa Tạng”. Nếu làm như vậy thì họ sẽ dễ chịu một chút”. Do vậy từ năm 2004 thật sự lúc đó tôi vô cùng thành tâm tụng “Kinh Địa Tạng”. Tôi tụng khoảng ba năm; buổi sáng tụng “Phổ Môn Phẩm”, buổi tối tụng “Kinh Địa Tạng”, sau đó đến tháng bảy âm lịch thì một ngày tôi tụng tám - chín lần, đều tụng như vậy. Lúc đó tôi tụng khoảng hơn một năm, tôi còn nghĩ “con à! Mẹ cũng không biết con có cảm nhận được không”. Lúc đó, khi nói tôi đã khóc. Thật sự sau khi học Phật rồi tôi mới biết xin lỗi nó. Nếu như tôi sanh nó ra thì có thể hiện tại tôi đã có ba đứa con trai, nó cũng sẽ rất hạnh phúc, rất vui vẻ. Nhưng hiện nay tôi cảm thấy, bởi vì có nó nên tôi rất muốn thành tựu, hy vọng tương lai có thể giúp đỡ đứa con này. Bởi vì, có thể tâm giữa mẹ và con tương đối khó đoạn dứt. Do vậy, tôi cảm thấy việc gì cũng có mặt tốt, mặt xấu. “Trong họa thường tiềm ẩn phúc, họa và phúc thường gần kề nhau”. Bạn thật sự có thể đem cái nhân duyên này chuyển trở lại, cũng có thể biến nó thành động lực để bản thân mình hướng lên.

Từ sau khi học Phật tôi bắt đầu ăn chay, cũng gặp phải rất nhiều vấn đề. Ví dụ, công ty chúng tôi có một cô nhân viên cũng học Phật, ăn chay, ba chồng cô ấy (ba của chồng cô) ông không học Phật, rất thích ăn cá. Cô ấy nói: “Tôi vì không muốn để ông ăn cá hoặc là đoạn dứt ý niệm muốn ăn cá của ông nên khi nấu cá đã tôi cố ý cho thật nhiều muối hoặc không cho chút muối nào, nên món cá này làm xong hoặc là rất mặn hoặc không có chút mùi vị nào”. Sau đó thì ba chồng cô ấy rất tức giận nói: “Con cố ý có phải không? Trước đây con nấu đâu có như vậy, vì sao hiện tại lại nấu thành như vậy?”. Sau đó cô ấy nói: “Ba à! Con nấu không ngon thì ba đừng ăn nữa”. Sau khi tôi tiếp xúc với cô ấy, tôi nói với cô ấy không thể làm như vậy. Bởi vì tôi không làm như vậy. Người trong gia đình, chồng tôi hiện tại vẫn ăn thịt, tôi cũng vẫn nấu những món rất ngon cho anh ấy. Tôi nói: “Anh ấy có thể có duyên phận của anh ấy, chúng ta có duyên phận của chúng ta. Anh ấy muốn ăn, chúng ta làm bà chủ gia đình  thì phải cố gắng làm tốt cho họ, đặc biệt là phải phụng dưỡng tốt người già”. Nguyên tắc của tôi mọi người trong gia đình đều biết. Tôi nói: “Em tuyệt đối không đến chợ mua những động vật sống để nấu cho mọi người ăn. Em kiến nghị mọi người cũng cố gắng không nên mua, nếu mọi người thực sự phải mua thì em cũng không còn cách gì”. Sau này, nhà tôi trên căn bản là không mua động vật sống nữa, nhưng thỉnh thoảng có người tặng thì họ không để tôi biết, vì nếu biết thì tôi đều thả chúng đi.

Một lần, có người tặng cua cho chồng tôi. Họ không để tôi biết. Anh ấy lén đem đi nấu, rồi lại mang về nhà. Tôi nói: “Vậy mọi người ăn đi, em cũng không có ý kiến gì đâu”. Hơn nữa, bạn cũng đừng nên chấp trước việc này, bạn càng chấp trước thì những sự việc như vậy càng xuất hiện trước mắt bạn.

Năm nay, có một thời gian tôi luôn nghĩ tại sao chồng tôi vẫn còn ăn? Tốt nhất là không nên ăn. Vốn dĩ anh ấy nói với tôi: “Được! Anh không ăn nữa”. Tôi rất vui mừng. Kết quả một hôm anh ấy trở về, tôi liền cảm thấy có mùi khác lạ, bởi vì mũi của tôi rất mẫn cảm. Anh ấy đem ra mười con chim bồ câu nướng. Lúc đó tôi nói: “Tại sao anh lại mua nhiều như vậy?”. Anh ấy nói: “Anh rất muốn ăn”. Tôi cũng không nói gì. Cách vài hôm, anh ấy mang về năm - sáu con. Cách mấy hôm anh ấy lại mang về nữa. Sau đó tôi liền nói: “Tại sao anh vẫn thích ăn bồ câu như vậy?”. Anh ấy nói: “Không sao, anh ở đây ăn. Em qua bên kia, cần làm gì thì làm đi”. Do vậy tôi nghĩ, con người có thể mỗi người đều có duyên phận riêng, không nên đi cưỡng cầu, cũng không nên chấp trước cái tướng này, làm tốt công việc của mình là được rồi.

Phần “phụ công” còn bao gồm những gì? Phụ nữ chúng ta hiện nay ngoài việc cố gắng làm tốt việc nhà ra, quan trọng nhất là chúng ta vẫn còn công việc ở bên ngoài. Bởi vì hiện nay phụ nữ có thể đều có công việc, dù sao phụ nữ ở nhà vẫn là số ít, vậy thì “phụ công” của chúng ta cũng là một sở trường. Chúng ta đều biết, trong bốn môn giáo học của Khổng Tử bao gồm: thứ nhất là đức hạnh, thứ hai là ngôn ngữ, cuối cùng có thể là thành thạo một nghề. Trong công ty thì phụ nữ phải nên giữ tốt bổn tánh, bổn phận của một người phụ nữ.

Nếu chúng ta xem phần thứ nhất của “Nữ Giới”, chính là nói ba điều thường đạo của phụ nữ. Thứ nhất là khiêm tốn. Thứ hai là làm việc cần mẫn. Cần là cần mẫn. Thứ ba là tiếp nối việc hương hỏa, trên thực tế chính là làm sao để nuôi dạy con cháu tốt. Do vậy, chân thật một người phụ nữ làm việc trong xã hội không phải vì kiếm tiền, không phải vì thể  hiện tài hoa của mình giỏi cỡ nào, điều kiện tiền đề là có thể chăm sóc tốt cho gia đình; dùng nhiều tinh thần và công sức hơn nữa để có thể chăm sóc tốt con cái, sau đó mới làm những việc trong công ty.

Có người nói, khí chất doanh nhân của tôi đã bị giảm đi một ít. Mặc dù mấy năm làm giám đốc, nhưng tôi luôn có một nguyên tắc từ khi tôi kết hôn cho đến hiện tại đều là gia đình luôn thứ nhất. Đặc biệt khi tôi có con cái, thì con cái ở vị trí đầu tiên. Con tôi bị bệnh hay làm bất cứ việc gì tôi đều đích thân làm cùng nó, do vậy mà hai đứa con trai của tôi có cảm tình rất sâu với tôi. Tôi cũng nói với con trai là tương lai các con tìm vợ, quan trọng nhất người phụ nữ này thứ có thiện lương hay không, thứ hai có chăm chỉ hay không, thứ ba có rộng lượng hay không. Có thể tôi nói điều này có chút hơi sớm, nhưng tôi muốn đả thông tư tưởng cho nó sớm một chút sẽ tương đối tốt. Phụ nữ phải khoan dung rộng lượng. Cuối cùng con mới xem dung mạo, học vấn của cô ấy. Những việc này đều là thứ yếu. Mặc dù chúng hiện nay vẫn còn quá nhỏ, nhưng chúng tiếp xúc với xã hội rất nhanh.

Năm trước, con trai tôi còn giới thiệu cho tôi một người. Nó nói, trong trường mầm non có một bạn rất hợp ý, bạn ấy gần như đều phù hợp yêu cầu, hỏi tôi có được hay không? Tôi nói với nó là: “Con trai à! Con nói xem, con tìm sớm như vậy? Tương lai chúng ta lại gặp một người tốt hơn vậy phải làm sao? Con không thể thay lòng đổi dạ được”. Lúc đó nó vô cùng nghiêm túc, nhìn tôi và nói: “Mẹ nói có đạo lý! Việc này tạm thời con không nghĩ nữa, tương lai sẽ có người tốt hơn”. Cho nên, trẻ nhỏ hiện nay thực sự không giống với thời đại của chúng ta.

Chúng tôi vào những năm bảy mươi, khoảng tuổi con trai tôi (đứa lớn sanh năm 2002, đứa út sanh năm 2007), hiện tại chúng ở trong xã hội bạn không thể hoàn toàn kìm hãm chúng được, chúng tiếp xúc chính là môi trường như vậy. Bản thân chúng ta ở nhà làm gương tốt cho chúng.

Ở nhà chúng tôi thường mở đĩa giảng pháp. Con trai lớn của tôi rất thích xem đĩa giảng của thầy Chung, nhưng có lẽ nó cũng chịu ảnh hưởng của bà nội. Nó nói: “Mẹ à! Thầy Chung vô cùng tốt, nhưng con là con trưởng của nhà họ Trương, tương lai con vẫn phải kết hôn, con phải nối dõi tông đường”. Tôi không dám nói nhiều, bởi vì nói nhiều mẹ chồng tôi sẽ tức giận, người già họ luôn có cách nghĩ của họ. Tôi nói: “Được, có thể! Như thế nào cũng đều tốt cả, không có cái gì là không tốt, chỉ cần bản thân làm một tấm gương tốt thì rất tốt rồi”.

Ví dụ khi xem đĩa giảng của cô Lưu Tố Vân, hai đứa chúng đều ngồi vây quanh tôi cùng xem. Sau đó chúng nói: “Bà cụ này giảng rất hay”. Tôi nói: “Đúng vậy!”. Ví dụ xem đĩa giảng của Tiến sĩ Bành Hâm, con trai lớn của tôi ngồi ở trước chân tôi, hai chúng tôi cùng nhau xem. Có chỗ nó xem không hiểu, nó còn nói: “Bác ấy nói điều này là có ý gì vậy?”. Tôi nói: “Ý của bác ấy đại khái, đàn ông nếu không cố gắng làm người tốt thì sẽ có rất nhiều quả báo hiện tiền. Ví dụ như mắc những căn bệnh không tốt, sự nghiệp bị tổn thất”. Sau khi con trai lớn của tôi xem xong, nó còn chính thức nói: “Bác ấy giảng rất chính xác, giảng rất hay. Mẹ à! Chúng ta có thể xem thêm một lần nữa không?”. Tôi không cảm thấy quá sớm để trẻ nhỏ xem những đĩa giảng này, bởi vì trong đầu chúng sẽ luôn lưu lại ấn tượng. Chúng lưu lại cái ấn tượng này, tương lai sau này chúng lớn lên, trưởng thành rồi thì nó sẽ luôn khởi hiện hành. Ví dụ cảnh giới này hiện tiền, có thể đột nhiên chúng sẽ nghĩ ra, “lúc nhỏ tôi cùng mẹ xem qua cái gì, cùng mẹ chia sẻ qua cái gì”.

Dường như một người phụ nữ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với gia đình, đặc biệt là đối với con cái. Bởi vì tôi có hai đứa con, cho nên có lúc tôi nghĩ: “Sở dĩ đời này tôi tới thế gian này, tôi lại đầu thai làm người, trong lục đạo luân hồi, vì sao lại cho tôi hai đứa con trai?”. Tôi nghĩ, làm sao để đem những thể nghiệm dạy dỗ con cái, những thể nghiệm chung sống cùng chồng tôi chia sẻ lại với mọi người, để mọi người cùng trưởng thành học tập với chúng tôi. Cuối cùng, chính là khóa học này. Sau khi hoàn thành thì buông xuống. Chúng ta nên đi đâu thì sẽ đi đến đó. Có lúc tôi nghĩ, con người không nên có tình chấp. Con người có tình chấp thì sẽ xuất hiện rất nhiều chướng ngại, lý trí của bạn sẽ không hiện tiền.

Con người tôi tình chấp tương đối ít một chút, nhưng những người bên cạnh tôi thì tình chấp rất nặng. Con trai tôi thường nói: “Mẹ à! Mẹ nhất định phải vĩnh viễn ở cùng với chúng con”. Tôi nói: “Không có chuyện như vậy, trên thế gian này không có bữa tiệc nào mà không tàn. Chỉ cần đời này mẹ làm tốt mẹ của con, con làm tốt con của mẹ, chúng ta có thể làm tốt tấm gương của người thế gian thì rất tốt rồi, không nhất thiết. Trừ khi chúng ta đến Thế giới Cực Lạc, thì có thể đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn ở cùng nhau”. Cho nên, mỗi buổi tối trước khi tôi và hai con trai đi ngủ thì chúng tôi có một tiết mục rất quan trọng, là quán tưởng cảnh tượng của Thế giới Cực Lạc. Có một vị Phật A Di Đà to lớn đứng trước mặt ba chúng tôi, là ở đây, giữa chân mày phóng quang. Chúng tôi mỗi người chọn một tòa hoa sen mà mình yêu thích. Tôi thường chọn hoa sen trắng, hai đứa chúng thì đứa chọn hoa sen màu đỏ, đứa chọn màu xanh lục, xanh lá cây. Chúng tôi nghĩ, ở đó thật thoải mái, thật tự tại biết bao. Sau đó chúng tôi niệm thầm Phật hiệu, an định đi vào giấc ngủ. Cho nên, học Phật thực sự là sự hưởng thụ tối cao của đời người. Tôi lại nhắc đến vấn đề của Phật pháp. Bởi vì tôi cảm thấy ba nhà Nho - Thích - Đạo, kỳ thực cuối cùng vẫn là quy kết về học Phật pháp mới có thể chân thật khiến bản thân đạt được giải thoát.

Hôm nay xin chia sẻ với mọi người một chút về bốn đức hạnh của phụ nữ. Có chỗ nào tôi giảng không thỏa đáng, xin các vị thầy cô giáo chỉ giáo nhiều hơn. Xin cảm ơn các vị thầy cô giáo!

Báo cáo tâm đắc về việc học tập “Nữ Đức” – Tập 4

Chủ giảng: Cô Trần Tịnh Du

Giảng ngày 8/7/2010

Tại hiệp hội giáo dục Phật Đà Hồng Kông

Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ

Biên Tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây