Đọc sách ngàn lần - Tập 13 (Tập cuối)

Thứ năm - 08/02/2018 04:28 - Đã xem: 3321

PHÀM LÀ NGƯỜI ĐỀU NÊN ĐỌC SÁCH

Giáo viên, học sinh: Con chào thầy

Thầy Trần: Chào mọi người. Đây là tập cuối cùng của chuỗi tiết mục “Đọc Sách Ngàn Lần” rồi. Hôm nay lại tới rất nhiều bạn học, các em đến với tiết mục lần này có thể là một phần trong lớp của các cô.

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Mọi người nói ra cảm nhận của mình, những cảm nhận giống nhau thì lược bớt, để cho mọi người nghe được trọng điểm. Trước khi các em bắt đầu nói thì giáo viên các cô giới thiệu một chút về em học sinh này. Đầu tiên, các cô hãy giới thiệu em này đi.

Đọc sách ngàn lần - Tập 13 (Tập cuối)
Đọc sách ngàn lần - Tập 13 (Tập cuối)

 


Giáo viên: Thưa thầy, em học sinh này là một em học sinh xem tiểu thuyết ngôn tình từ nhỏ tới lớn, thế nên chúng ta có thể biết được ô nhiễm của em ấy nặng tới mức nào. Ngoài ra, em vô cùng gấp gáp, tính cách rất nóng nảy, thường xuyên nghe được tiếng hét của em ấy ngoài hành lang.

Thầy Trần: Con gái mà như vậy sao?

Giáo viên: Vâng. Thứ ba là em ấy không có sự hiền thục đoan trang vốn có của một bé gái mà ăn to nói lớn, nói chuyện lớn tiếng, cử chỉ mạnh mẽ, đi đứng, mọi mặt đều vậy. Ngoài ra, em ấy còn thường xuyên đau đầu.

Thầy Trần: Đau đầu?

Giáo viên: Vâng, nguyên nhân đau đầu chủ yếu là do bất kính cha mẹ. Khi lên cấp ba thì em ấy mới tới đây. Tụi con xem hình trước đây của em ấy, bị ô nhiễm rất nặng, mặt bị tóc che.

Học sinh: Con chào thầy. Qua “đọc sách ngàn lần”, bản thân con có một số cảm nhận sau. Thứ nhất là con phát hiện ra “đọc sách ngàn lần” có thể dưỡng tâm.

Thầy Trần: Dưỡng tâm đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Phương pháp như thế nào?

Học sinh: Bởi vì chính con là một người rất nóng nảy, thông qua “đọc sách ngàn lần”, con phát hiện con an tĩnh lại, càng ngày càng an tĩnh.

Thầy Trần: Cái này trước đây chưa từng thể hội qua?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Thầy cô giáo của tụi con nói con giống như một tên nhóc vậy, giống một con nhóc nghịch ngợm, không có một chút dịu dàng của con gái đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Lớn như vậy mới thể hội được sự an tĩnh. Tại sao gọi là dưỡng tâm?

Học sinh: Chính là hôm đó đột nhiên có cảm nhận này. Đọc kinh xong cả người cảm thấy không thích nói chuyện lắm, hơn nữa tâm cũng cảm giác như vậy, đối với lời nói của những người bên cạnh bản thân cũng không để tâm nữa.

Thầy Trần: Trước đây thích nói chuyện phiếm sao?

Học sinh: Vâng, có chút thích náo nhiệt. Hơn nữa cảm giác đó, cái tâm đó không còn nóng nảy như trước đây nữa. Cái tâm đó rất an tĩnh. Con nói không nên lời cảm giác này.

Thầy Trần: Cảm nhận này chỉ có người học văn hóa truyền thống mới có, bạn để em ấy nói em ấy cũng nói không được. Rốt cuộc là cảm giác gì? Bạn tự mình thử xem, tự mình học xem thì bạn liền biết được. Hai chữ dưỡng tâm mà em ấy nói, không ngờ là học sinh có thể nói ra được. Phương pháp như thế nào? Tự bạn biết được, có cảm giác, hình như có sự vun đắp rất tốt cho bản thân. Em ấy nói bình thường thích náo nhiệt, thích nói chuyện phiếm không ngừng với người khác. Còn bây giờ bạn để cho em ấy nói thì em ấy nói không nên lời, lười nói. Có rất nhiều bạn học đều có cảm nhận này đúng không? Không còn lời thừa để nói nữa. Cái này tốt biết bao! Tự tánh vốn định. Bạn xem người này nói liếng thoắng không ngừng, tâm phiền ý loạn. Thông qua lời nói của họ thì bạn biết được. Phàm là nói nhiều, nói nhanh thì bầu không khí gấp gáp nóng nảy đó của họ, bạn đều thể hội được rất rõ ràng, tâm của họ rất loạn, vô cùng kích động. Nếu như không phải giáo viên các cô giới thiệu trước, thì khán giả nhìn thấy một em gái thế này, hai hình tượng hoàn toàn khác nhau, hoàn toàn thay đổi rồi. Khi nãy con nói không thích nói lời dư thừa, cái tâm này cảm thấy vô cùng thoải mái đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Vô cùng an tĩnh, không cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt, chân chánh dưỡng tâm. Đúng vậy, điều này sư phụ đã nói rồi. Chúng ta nhất định phải biết được, tự tánh là dinh dưỡng tốt nhất, không cần cầu bên ngoài. Bạn khôi phục tự tánh rồi, không có gì là không tốt, sao có thể không dưỡng bạn chứ! Bạn ở bên ngoài tìm kiếm dinh dưỡng, đó là ô nhiễm, không cần thiết. Trong tự tánh không có [DTNT1] dinh dưỡng, không cần những thứ này, không cần phải thuốc bổ. Tự tánh vốn tốt, thêm một chút thì không còn là nó nữa, đó là thừa thãi. Sư phụ thường giảng giống như một trái bóng tròn, thêm một chút trên trái bóng thì nó không còn tròn nữa, không viên mãn nữa. Tự tánh vốn tốt như vậy, ít một chút cũng không được. Thế nên có người hỏi chúng tôi, anh nói lời này huyền ảo quá? Tự tánh thêm một chút là dư, ít một chút là thiếu, đến mức độ này mới viên mãn? Đúng vậy. Anh có thể lấy ví dụ không? Tôi nói có thể, chính bạn là ví dụ tốt nhất. Ý là gì? Tôi nói bạn nhìn cơ thể bạn xem, lục phủ ngũ tạng, tâm can tỳ vị thận đều đầy đủ, người nào cũng vậy. Cho hỏi nếu bạn thêm một chút thôi, không cần quá nhiều, một chút thôi, bạn chịu nổi không? Bạn đừng nói là ngũ tạng, chỉ cần nói tới chân bạn mang giày vào, trong giày chỉ cần có một hòn đá nhỏ cỡ này, bạn đã không đi nổi rồi, đúng không? Đây không phải ví dụ sao? Thêm một chút là chịu không nổi, thiếu một chút cũng không được, tự nhiên viên mãn. Tự tánh và cơ thể là cùng một đạo lý, đâu cần phải ra bên ngoài tìm thuốc bổ, dưỡng sinh?

Sư phụ thường nói, niệm Phật là cách dưỡng sinh tốt nhất. Tại sao vậy? Câu Phật hiệu này chính là đức hiệu của tự tánh, cứu cánh viên mãn. Hay nói cách khác, “đọc sách ngàn lần”, nội dung mà bạn đọc được đều tương ưng với tự tánh, đó là dưỡng tâm dưỡng thân tốt nhất. Bạn xem, các em học sinh đều tốt rồi. Một em học sinh nữ nóng nảy như vậy, em ấy ngồi ở đây an tĩnh nói cho bạn nghe những lời đầy trí tuệ. Đây là sự hiển lộ của tự tánh.

Học sinh: Cảm nhận thứ hai của con là bản thân phát hiện đọc sách đích thực có thể thay đổi con người. Bởi vì trong lúc đọc sách phải nghiêm túc, rất chuyên tâm, như vậy thì bình thường một người cẩu thả bất cẩn cũng trở nên tỉ mỉ. Hơn nữa, lúc đọc sách cũng rất an tĩnh, như vậy thì từ từ sẽ càng ngày càng trở nên trầm ổn. Bởi vì sách đọc đều là kinh điển của Thánh Hiền, cho nên bản thân có thể phân biệt càng rõ ràng hơn đối với thị phi thiện ác. Đây là cảm nhận thứ hai của con. Cảm nhận thứ ba là trước đây bản thân con có chút hoài nghi với câu “Đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu”.

Thầy Trần: Không tin tưởng?

Học sinh: Dạ không tin tưởng.

Thầy Trần: Làm sao bản thân có thể hiểu được? Thầy cô giáo không dạy thì con cũng hiểu được. Lúc đầu không tin đúng không?

Học sinh: Vâng. Sau đó qua “đọc sách ngàn lần” thì chính con mới phát hiện ra, không phải nói ở đó chỉ đọc miệng suông mà thể hội được, nhất định phải rất chuyên tâm, lục căn thâu nhiếp vào trong việc đọc kinh, phải nghiêm túc. Giống như sư phụ giảng vậy, định có thể sanh trí tuệ, thế nên khi nghiêm túc đọc thì từ từ sẽ có chút thể hội đối với nghĩa lý trong kinh điển.

Thầy Trần: Những thể hội này đều không phải là thầy cô giáo dạy cho con, là con tự sinh ra từ trong tâm của chính con đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Bạn xem, đây không phải một người, không phải là một người có cảm nhận như vậy, hơn nữa tuổi cũng không lớn. “Đọc sách ngàn lần tự hiểu đạo lý trong đó”. Bản thân bạn vốn biết, qua câu nói này chúng ta phải tin tưởng bạn vốn là Phật, vốn là Thánh Hiền. Thế nên chúng ta phải thường sinh tâm sám hối, tôi vốn là Phật sao lại biến thành thế này? Ô nhiễm vô cùng, mê hoặc điên đảo. Bạn xem, từng ví dụ một đang tăng trưởng tín tâm của mọi người.

Học sinh: Thưa thầy. Cảm nhận thứ nhất của con đó là trước đây con là đứa rất thích nói chuyện phím, tán gẫu. Trước đây thầy cô giáo thường nhắc nhở con, cũng vì chuyện này mà thường xuyên bị phê bình, trách cứ, nhưng mà nhiều lần vẫn không sửa.

Thầy Trần: Tình trạng của con thầy nghĩ vẫn là để chủ nhiệm lớp của con nói. Vốn em ấy thích nói lời dư thừa như thế nào?

Giáo viên: Thưa thầy, em học sinh này là nữ vương nói lời dư thừa, vô cùng nhiều, hơn nữa còn không khống chế được, không dừng lại được. Khi em ấy ở trong nhà bếp, tay vừa làm việc, miệng vừa nói lảm nhảm không ngừng, cũng không ai để ý tới em ấy.

Thầy Trần: Không ai để ý tới em ấy.

Giáo viên: Vâng không ai thèm để ý, em ấy tự mình lảm nhảm.

Thầy Trần: Miệng nói không ngừng?

Giáo viên: Không ngừng lại được. Hơn nữa chuyện không liên quan tới em ấy, em ấy cũng có thể xen vào nói.

Thầy Trần: Quen nói lảm nhảm.

Giáo viên: Vâng, hơn nữa đứa trẻ này bởi vì khẩu nghiệp rất nặng, nói quá nhiều, thế nên làm cái gì cũng làm không xong, đến nói chuyện cũng không được hoàn chỉnh.

Thầy Trần: Tôi nói cho cô biết, người nói nhiều thì tâm loạn. Tâm loạn thì làm sao mà làm tốt việc được? Làm việc phải chuyên tâm. Bưng cái chén mà cũng không vững, tại sao? Tâm loạn.

Giáo viên: Thưa thầy, thầy không biết tâm em ấy loạn tới mức độ nào đâu. Em ấy cầm cái gì là làm bể cái đó, chính là để em ấy trông coi thứ gì thì thứ đó bị hỏng, bị biến chất, mọc rêu, có mùi hôi.

Thầy Trần: Thầy nghe nói vứt đi hàng giỏ rồi  đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Con nói xem tới mức độ đó không? Có chút đồ mà trông không được, chắc chắn là sẽ mốc lên đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Tâm loạn. Cô nói xem một bé gái trẻ tuổi như vậy, mắt to lông mày rậm, tôi thường nói lông mày của em ấy là lông mày sao chổi, rất giống với Trương Phi, cho thấy điều gì? Lơ đãng chểnh mảng. Tướng do tâm sanh. Thế nên con xem những ai có cặp lông mày và đôi mắt mảnh mảnh thì tâm thường khá an tĩnh. Con gái mà có cặp lông mày rậm và đôi mắt lớn thì các cô đặc biệt phải cẩn thận, đặc biệt chủ nhiệm lớp các cô nhìn thấy thì phải biết được tâm của những em đó luôn có vấn đề,nhất định là như vậy. Vậy thì con “đọc sách ngàn lần” xong thì có cảm nhận gì?

Học sinh: Trước đây thầy cô giáo luôn nói con thích nói lời dư thừa, nói lảm nhảm, thích náo nhiệt. Con luôn cảm thấy thầy cô giáo đổ oan cho con, bởi vì con cảm thấy những lời con nói đều có tác dụng.

Thầy Trần: Không chịu thừa nhận đúng không?

Học sinh: Vâng. Qua “đọc sách ngàn lần”, đột nhiên vô cùng bài xích những môi trường náo nhiệt, đều cảm thấy như vậy là không đúng, đột nhiên hiểu ra những lời thầy cô giáo nói với con là muốn tốt cho con. Trước đây luôn cảm thấy mọi người đổ oan cho con, rất uất ức.

Thầy Trần: Đó là cái gì? Đó là mê mờ, mê mờ đến cùng cực. Con nhất định phải biết trong tự tánh không có thứ gì náo nhiệt, không có thích náo nhiệt, nói lời thừa. Con thích nó là vì đó là tập khí. Đem tập khí xóa bỏ thì tự nhiên sẽ không còn sanh ra cảm ứng với chúng nữa, như vậy gọi là chiêu cảm, đó không phải là một loài. “Vật họp theo loài”, câu này trong Chu Dịch nhất định phải hiểu. Con và chúng không phải là một loài. Người dạy tốt rồi, có tâm Thánh Hiền, tâm Bồ Tát rồi thì tự nhiên sẽ không còn cảm giác với tà ma ngoại đạo. Các con đều không thích nói lời thừa, nói lảm nhảm. “Nói nhiều lời, không bằng ít”, “nơi ồn náo, chớ đến gần”, cầm súng theo dí chúng chúng cũng không đi, tại sao vậy? Nơi đó chúng không có hứng thú. Con người tại sao lại không đi tới những nơi xấu xa? Không tiếp cận với những kẻ tà môn ngoại đạo, những kẻ rảnh rỗi? Không có cảm ứng, tâm của chúng thay đổi rồi. Tâm chúng thay đổi rồi thì nhìn thấy mấy thứ này sẽ không có phản ứng, không sanh ra phản ứng nữa. Vậy cảm trong đó là chiêu cảm, tâm thay đổi rồi thì không còn sanh ra phản ứng với tà ma ngoại đạo nữa. Con người làm sao mà dạy thành tốt? Chính là phải chuyên chú vào tâm của họ. “Đọc sách ngàn lần”, hết thảy quy tắc đều dùng để khắc chế cái tâm. “Tri chỉ”, “chỉ” không phải là nói hành vi bên ngoài, nhốt lại ngây người trong 8 giờ  cũng không được, nhất định phải quản chặt, khống chế tâm của chúng. “Chỉ” ở đây nghĩa là cấm chỉ, bạn định chạy ra ngoài, tâm niệm của bạn vừa động thì không cho phép động. Chính là nhờ vào kinh điển này mà người đó trở thành như vậy.

Học sinh: Trước đây con vô cùng thích nói lảm nhảm, thầy cô giáo cũng thường nói một người thích nói lảm nhảm là bởi vì tâm của họ vô cùng vọng động. Trước đây con không thừa nhận. Sau đó qua quá trình đọc kinh bèn hồi tưởng lại trước đây, làm chuyện gì là hỏng chuyện đó, cầm đồ vật gì là làm rơi đồ vật đó.

Thầy Trần: Con có phải là khi đó tìm không ra nguyên nhân?

Học sinh: Dạ tìm không ra.

Thầy Trần: Vậy tại sao người ta không làm bể mà chính mình lại làm bể? Không biết.

Học sinh: Trước đây con đều cho rằng hình như trời sanh năng lực con rất kém.

Thầy Trần: Trời sanh làm bể đồ đúng không?

Học sinh: Vâng. Chưa từng nghĩ qua là tâm của chính mình có vấn đề.

Thầy Trần: Hết thảy chúng sanh vốn đều là Phật, làm gì có chuyện Phật mà lại làm bể đồ? Con với mọi người là bình đẳng, nhất định phải nhớ bổn tánh là một, con không kém hơn ai cả. Con người phải có lòng tin, con không thể nói tôi chính là kém hơn người khác, vậy thì con sai rồi, tri kiến của con là tà tri tà kiến.

Học sinh: Thế nên sau đó gặp phải công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ hay là tương đối quan trọng, thầy cô giáo trước giờ đều không dám giao cho con.

Thầy Trần: Đúng vậy, nhìn thấy con là sợ.

Học sinh: Vâng, hình như đều tránh né con.

Thầy Trần: Bây giờ thì sao?

Học sinh: Bây giờ không như vậy nữa. Bây giờ thông qua “đọc sách ngàn lần”, tâm của con từ từ an định lại, thứ tự trong não cũng khá rõ ràng, thế nên mỗi một chuyện con đều rất cẩn thận, đều không làm rơi đồ nữa.

Thầy Trần: Tự nhiên sẽ an ổn lại. Có thể sau này con vẫn làm rơi, cũng không sao, càng ngày rơi càng ít, nó cũng phải có một quá trình. Thế nên chúng ta nhất định phải có lòng tin là con người có thể sửa đổi được.

Học sinh: Thưa thầy, qua “đọc sách ngàn lần”, con nhận được lợi ích rất lớn, trước đây có rất nhiều lỗi lầm mà chính con cũng không biết. Sau khi “đọc sách ngàn lần” thì đột nhiên phát hiện lỗi lầm trước đây của chính mình. Ví như nói có một quyển sách tên là “Sách Phủ Nguyên Quy”.

Thầy Trần: “Sách Phủ Nguyên Quy”, đúng rồi, sách này ở đây chúng ta có.

Học sinh: Con vẫn luôn đọc nó sai rồi thành “quy nguyên phủ sách”.

Thầy Trần: Thật là có bản lãnh này, “Quy Nguyên Phủ Sách”. Sau đó thì sao?

Học sinh: Sau khi “đọc sách ngàn lần”, nhìn thấy cuốn sách đó con mới phát hiện ra. Bởi vì khi “đọc sách ngàn lần” phải chỉ theo đọc, đọc từng chữ từng chữ một, tâm rất an định. Con nhìn lại cuốn sách đó một cách tỉ mỉ thì mới phát hiện ra từ trước giờ con đã đọc sai tên sách.

Thầy Trần: Đọc ngược đúng không?

Học sinh: Vâng ạ. Bản thân đột nhiên phản tỉnh được con rất là nóng vội, sau đó mới có thể đọc được toàn bộ tên quyển sách.

Thầy Trần: Thầy cảm thấy con người bây giờ thật sự nên xem tiết mục “Đọc sách ngàn lần” này, chúng ta đã phạm rất nhiều sai lầm không nên phạm. “Sách Phủ Nguyên Quy”, con nói xem phải đọc như thế nào mới đọc thành được “Quy Nguyên Phủ Sách”?

Phải cầm ngược cuốn sách này mới đọc như thế nào. Cầm ngược mà cũng không biết? Người bây giờ cũng không biết, bạn nói xem em ấy mê mờ tới mức độ nào! Thế nên chúng ta hôm nay có rất nhiều người lý lẽ hùng hổ: “Tôi thế này, thế nọ”, trên thực tế bạn sai rồi, bạn đã hoàn toàn mê mờ ở bên trong. Bạn nghe em học sinh này nói thì bạn biết được bạn đã phạm phải sai lầm không nên phạm, nhưng mà bởi vì mê mờ quá sâu rồi, chính là bất tri bất giác. “Đọc sách ngàn lần” cũng giống như lấy gương ra soi vậy, những thói quen xấu trong cuộc sống của mình, tập khí trước đây đều biểu lộ ra.

Học sinh: Thưa thầy, con có một điểm thể hội, đó là khi mà người khác phê bình con thì trong lòng con có những cảm xúc không tốt như uất ức,hay oán hận, nhưng khi con học văn hóa truyền thống, con sẽ dùng đạo lý mà thầy cô giáo dạy con để chèn ép nhưng suy nghĩ không tốt trong đầu, nhưng chỉ là chèn ép xuống.

Thầy Trần: Chèn ép, cưỡng ép dễ tức giận.

Học sinh: Thế nên trong tâm mãi không vượt qua được.

Thầy Trần: Đúng vậy.

Học sinh: Qua một thời gian dài con mới có thể thực sự đem chuyện này bình phục [DTNT2] được. Nhưng hiện tại, bởi vì tâm đã an định nên đạo lý này đột nhiên thật sự hiểu được, chứ không phải như trước đây chỉ là người khác nói cho con biết, thế nên tâm của con đột nhiên xoay chuyển lại, không cần quá trình phải tốn rất nhiều thời gian để bình phục lại như trước đây.

Thầy Trần: Bây giờ người khác phê bình con, thầy cô giáo dạy bảo con, con có phản ứng gì?

Học sinh: Trong lòng đột nhiên biết bản thân sai rồi.

Thầy Trần: Hay nói cách khác là khi đó có thể tiếp nhận được.

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Cảnh giới mà em ấy nói, mọi người biết đó Khổng Lão Phu Tử từng hình dung qua, một câu nói thôi: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, nói cách khác là nghe cái gì cũng thuận tai, thuận ý. Khổng Lão Phu Tử lấy đôi tai làm đại biểu cho chúng ta, trên thực tế là tới 60 tuổi nhìn thấy cái gì cũng đều thuận mắt, không có cái gì không thuận mắt nữa; lời nói ra cũng không có lời nào không thuận theo người khác nữa; nghe cái gì cũng thuận, không có cái gì không thuận tai. Đây là cảnh giới mà em ấy nói. Con bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Con 18 tuổi.

Thầy Trần: 18 có chút cảm nhận này rồi. Thế nên chúng ta luôn nói phong thái Thánh Hiền từng chút mà có. Hiện nay có mấy người mà bạn phê bình họ thì họ có thể tiếp nhận, thuận theo như vậy? “Cha mẹ dạy, phải kính nghe, cha mẹ trách, phải thừa nhận”, có được mấy người? Em ấy có được một chút phong thái này. Thế nên chúng ta nhất định phải biết Thánh Hiền là dạy mà ra. Em ấy nhỏ như vậy, dạy từng chút một, tương lai nhất định có thành tựu. Tiền đề là gì? Những gì bạn dạy phải phù hợp với tự tánh, tương thông với tự tánh của em ấy thì không có gì là em ấy không thể tiếp nhận. Tại sao vậy? Tự tánh vốn có. Cái bạn dạy là tự tánh thì nhất định tương thông, bởi vì đó là một, thế nên em ấy tiếp nhận rất hoan hỷ. Các con bây giờ “đọc sách ngàn lần” có hoan hỷ không?

Học sinh: Hoan hỷ ạ.

Thầy Trần: Càng đọc càng thích.

Học sinh: Trước đây cô giáo từng nói với con một câu là con cầm sách mà có thể cầm ngược được.

Thầy Trần: Đúng vậy, con đúng là người như vậy.

Học sinh: Trước đây con không có hứng thú đọc  sách. Thông qua “đọc sách ngàn lần” thì cảm giác đọc sách giống như một chuyện rất vui vẻ, rất hưởng thụ. Trước đây con có đọc “Luận Ngữ”. Trong “Luận Ngữ” Khổng Lão Phu Tử nói “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”,  “một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong căn phòng chật hẹp, người khác không chịu nổi nhưng Nhan Hồi vẫn không thay đổi niềm vui”. Trước đây xem những câu này thì không hiểu, cũng không biết tại sao họ lại nói như vậy.

Thầy Trần: Đúng vậy, con cũng xem không hiểu, bọn họ cũng không nói lời thừa, con càng xem không hiểu.

Học sinh: Thông qua “đọc sách ngàn lần” thì hiểu ra niềm vui của họ, niềm vui này là đến từ tự tánh.

Thầy Trần: Con có thể hội hay không?

Học sinh: Con có chút thể hội. Bây giờ cảm giác khi đọc sách rất vui vẻ, nhìn thấy sách rất là thân thiết, con phát hiện bản thân thích đọc sách rồi.

Thầy Trần: Hai giáo viên chủ nhiệm đều ở đây. Hai cô nói xem một bé gái như vậy, cuối cùng lại có được niềm vui của Khổng Tử, Nhan Hồi. Đây là chính miệng em ấy nói ra, đọc sách là một sự hưởng thụ. Trước đây thích nói chuyện phím , nói lời thừa là hưởng thụ, bây giờ không còn như vậy nữa, đọc sách là một sự hưởng thụ. Hai mươi ngày “đọc sách ngàn lần”, niềm vui vô cùng! Dạy người trở thành tốt. Điều này là tự hai cô tận mắt nhìn thấy. Thế nên, “mọi việc đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao thượng”. Sách đây là nói kinh điển của Thánh Hiền, không phải là tùy tiện lấy một quyển sách nào đó. Nhất định phải ghi nhớ kinh điển tương ứng với tự tánh mới có thể đem đến cho con người sự hưởng thụ và niềm vui vô cùng tận.

Giáo viên: Em học sinh này luôn khiến tụi con đau đầu. Tại sao vậy? Thứ nhất là không thích đọc sách, cứ đến lúc đọc sách là chạy ra ngoài, tìm mọi lý do để không phải ngồi lại trong phòng học đọc sách. Thứ hai là tâm thị phi rất nặng, luôn thích tìm chủ đề này nói vài câu, tìm chủ đề kia nói vài câu, nói xem cái này không hay, xem cái kia không hay. Thứ ba là không có tâm cảm ân. Thầy cô giáo đối tốt với em ấy, nhưng em ấy không cảm  nhận được, không có tâm cảm ân. Thứ tư là luôn cảm thấy tự mình ra ngoài ăn xin cũng rất tốt? Trước đây thầy cô giáo nói với em ấy là em có môi trường tốt như vậy, em không đọc sách không lẽ em muốn ra ngoài đường xin ăn? Em ấy thật sự định đưa em trai mình cùng đi ra ngoài xin ăn.

Thầy Trần: Con biết được những đứa trẻ này là tự cam chịu đọa lạc, không biết ra đường xin ăn là đáng hổ thẹn. Tuổi còn trẻ vậy có thể dựa vào sức của mình, tại sao lại thò tay ra xin người khác? Không thể nào so sánh được với những người có hoàn cảnh đặc biệt. Tuổi còn trẻ, lại còn nhỏ như vậy, thề thốt ra đường đi xin ăn, vậy thì gia tộc của chúng đích thực là xuất hiện đứa con bại gia rồi. Thế nên nói gia tộc, đại gia đình trước đây đều rất hiểu đạo lý, ai cũng không dám nói những lời bại hoại gia phong như vậy. Con cái nuôi dạy không tốt thì cha mẹ phải chịu phạt trước. Ai đánh? Là ông nội, bà nội gọi những người làm cha làm mẹ tới phạt đánh: “Gia đình chúng ta chỉ có hai đứa con như vậy, nhà họ Vương cũng chỉ có hai người kế tục như vậy, nghe chúng nói gì chưa? Đi xin ăn? Có phải là nuôi chúng lớn rồi không? Học được cái thói xin ăn? Nhà họ Vương lại nuôi ra những kẻ xin ăn?”. Đánh cho một trận, “dạy con như thế nào vậy?”. Trưởng bối như vậy bây giờ không còn nữa. Những chuyện hổ thẹn hơn xin ăn mà còn làm ra được, là chuyện gì? Về nhà ăn bám cha mẹ, còn hổ thẹn hơn là đi xin ăn. Ngày ngày ở trước mặt khiến cha mẹ buồn rầu, chúng cũng không có cảm giác, các người phải nuôi tôi.

Thế nên nói giáo dục tâm hổ thẹn không còn nữa, đều không biết gì, mở miệng đòi ăn. Tại sao những em học sinh này nói những lời này? Xin ăn cũng không là gì. Vậy sĩ diện cũng không cần nữa, thế nên giáo dục chữ “sỉ” trong “hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ” không còn trong xã hội nữa. Phía sau không còn thì phía trước cũng không còn, từ Hiếu cho đến Sỉ đều không còn, bạn biết được con người vì sao lại đọa lạc. Sư phụ thường nói tâm liêm sỉ không còn thì chuyện xấu gì cũng có thể làm ra. Do đó từ nhỏ phải thường nói với các em học sinh, nói với con cái phải có giáo dục gia đình, trường học phải dạy cái gì? Muốn thể diện hay không? Thể diện vứt đi đâu? Có tâm hổ thẹn không? Lời này phải thường nói ở cửa miệng, đây chính là cách giáo dục tâm hổ thẹn tốt nhất.

“Đọc sách ngàn lần” là vì cái gì? Chí tại Thánh Hiền. Nếu như bạn dám nói tôi không làm, bạn thử xem! Nuôi bạn lớn như vậy, bạn muốn làm cái gì? Hiện nay đều nghe con cái nói “đi xin ăn”? Được, để tìm cho con cái gậy đánh chó, phụ huynh rất phối hợp, “chú ý xe cộ, đừng để bị đụng!”. Bạn nói xem dạy chúng như vậy có thể dạy tốt sao? Con cái nếu như nhìn thấy cha mẹ bị ông bà nội đánh cho một trận: “Đem con cái dạy thành thế này”, bạn nói xem chúng không sợ hãi sao? Chúng dám nói sao? Nghĩ cũng không dám nghĩ. “Ngươi dám nói ra như thế à? Đứa con bại gia của nhà họ Vương chính là bắt đầu từ ngươi đó. Đừng có nằm mơ, đánh gãy chân ngươi”. [DTNT3] Đời đời chúng ta đều nhận giáo dục như vậy mà được dạy thành người tốt. Hiện nay không dạy nữa, được thôi, từ những người 8x trở về sau các bạn xem xem. Thế nên nguyên nhân con người đọa lạc là do đánh mất giáo dục luân lý đạo đức, gia giáo không còn nữa.

Đứa trẻ này, hai giáo viên chủ nhiệm các cô từ bi, thầy cô giáo từ bi lưu chúng lại. Tôi nghe nói cha mẹ quỳ dập đầu ở đây, các em học sinh ở đó ăn cơm, phụ huynh quỳ ở phía trước, có hình chụp lại. Tại sao vậy? Cầu xin thầy cô giáo đừng để cho chúng ra đường xin ăn. Thực ra cũng không phải là ai để em ấy đi xin ăn, là em ấy tự mình đọa lạc. Vậy phụ huynh làm sao mà dạy? Phụ huynh thực sự sanh tâm hổ thẹn. Cư sĩ học Phật, bất luận thế nào cũng để con cái phải đi theo con đường chí tại Thánh Hiền. Bạn thông qua cái này có thể thấy được cha mẹ vì con cái mà từ bỏ, cái gì cũng có thể xả được, phạt quỳ cũng được, để cho con cái nhìn thấy, cha mẹ chịu sự sỉ nhục lớn như vậy, sao chúng lại không hổ thẹn! Đây là những bậc cha mẹ minh bạch. Những đứa trẻ đó nhìn thấy đều hiểu được. Ai dạy? Bạn xem trong Đệ Tử Quy giảng: “Thân bị thương, cha mẹ lo”, đó là chuyện nhỏ; “đức tổn thương”, không biết liêm sỉ, tự chịu đọa lạc, “cha mẹ tủi”. Bạn nhìn thấy cha mẹ vì bạn phải chịu sự tủi nhục trước mặt mọi người. Cách giáo dục này chỉ có trong văn hóa truyền thống, đó là thật sự yêu thương con cái, chịu khổ cầu xin. Thế nhưng thói xấu tập khí của đứa trẻ này nặng, phải dùng phương pháp “đọc sách ngàn lần” để dạy em ấy.

Học sinh: Thưa thầy, trong thời gian “đọc sách ngàn lần”, con là một học sinh phải nhận hình phạt. Cô giáo phạt con ngủ ngoài hành lang, nguyên nhân là do khi con đọc sách rất nôn nóng, không thể nào mà định tâm lại được

Thầy Trần: Cứ luôn muốn chạy ra ngoài đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Thầy nghe nói tìm mọi lý do, đi toilet tới nỗi ở trong toilet luôn, vậy các cô phạt em ấy là đúng. Sau đó thì sao?

Học sinh: Lúc mới đầu vô cùng lợi hại đó là không thể nào ở yên một chỗ, có khi đứng cũng không đứng yên. Ban đầu con cũng không tin, cô giáo nói “đọc sách ngàn lần” có thể khiến tâm định xuống, bản thân con không tin tưởng, bởi vì tâm của con luôn nôn nóng, con vô cùng không thích chỉ tay đọc chữ.

Thế nên con không hề tin tưởng đối với việc “đọc sách ngàn lần” có thể định tâm. Nhưng sau khi bị phạt, khi đọc sách thì tâm từ từ định lại. Có một lần đọc sách không phải là bản thân nghĩ tới, mà tự nhiên có một cảnh hiện ra trước mắt con. Trước đây không học hành đàng hoàng thì cha mẹ phải chịu tội thay con, phạt quỳ ở phía trước. Khi đó nghĩ tới điều này thì nước mắt rơi xuống. Còn có một điều nữa là sau khi đọc sách thì phát hiện bản thân trở nên kiên nhẫn hơn trước. Trước đây, khi nhìn thấy các em nhỏ phạm lỗi thì không chịu được, lớn tiếng trách mắng chúng.

Thầy Trần: Con xem đó, đây là tâm cảm ân, tâm hiếu thuận với cha mẹ, lòng kiên nhẫn, tâm yêu thương với các em nhỏ. Trong “đọc sách ngàn lần” có giới định tuệ, cứ đọc thì cái tốt cái thiện của tự tánh đều xuất hiện. Những cái này mọi người chúng ta phải vô cùng tin tưởng, dù em học sinh không tốt đến mấy mà tự tánh của em ấy từ từ khai mở thì tự nhiên em ấy cũng từ từ mà biến thành người tốt. Em ấy có thể bây giờ vẫn chưa phải là quá tốt, nhưng không sao, đọc tiếp 1.000 lần nữa, trường kỳ huân tu thì em ấy nhất định sẽ thay đổi. Còn những thay đổi nào nữa?

Học sinh: Còn có đó là phát hiện bản thân thích đọc sách hơn trước. Trước đây đối với cổ văn, đặc biệt là văn ngôn văn, bởi vì con xem không hiểu, cầm cuốn sách lên là không muốn xem. Thầy cô giáo đưa cho tụi con rất nhiều sách tham khảo, cơ bản đều là cổ văn, con dường như không đụng tới.

Thầy Trần: Bây giờ thì sao?

Học sinh: Bây giờ thì con muốn xem. Giống như quyển  “Tiểu Học Tập Giải”, trong đó đều là cổ văn, bây giờ con bắt đầu muốn xem. Trước đây thì đọc không nổi, cũng không muốn đọc.

Thầy Trần: Tại sao người bây giờ đọc cổ văn là đau đầu? Vừa đọc vào cuốn chữ phồn thể dọc là không thể đọc, mang đi đi. Tại sao vậy? Chúng ta xem chữ giản thể, chữ hàng ngang, xem những thứ của phương Tây quá nhiều rồi, chúng ta thân thiết với nó. Cái đó gọi là “vật họp theo loài”, gọi là chiêu cảm. Bây giờ con đã điều chỉnh lại, thân cận với giáo dục Thánh Hiền, “đọc sách ngàn lần” 8 giờ  đồng hồ, vậy đó là thân cận Thánh Hiền, từng chữ từng chữ trong miệng nói ra, lớn tiếng đọc, sau đó nhập vào tai nhập vào tâm, dung hòa thành một thể. Đó là thân cận, tự nhiên sẽ cảm tình với cái đó. Có cảm tình chỉ là biểu hiện, trên thực tế đó là một thể. Chữ phồn thể dọc của chúng ta, bao gồm những gì trong sách cổ nói đều là thiện. “Hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ” là tốt, không tốt đều bị bài trừ rồi. Không giống sách hiện nay không tìm thấy tốt, đều là xấu, sát đạo dâm vọng, tham sân si mạn đều mang ra cho bạn. Do đó, chúng ta nhất định phải biết làm thế nào mới có thể thân cận với văn ngôn văn, với chữ phồn thể dọc mà sư phụ nói. Có cảm tình rồi! Những gì em ấy nói chính là ví dụ. Nhất định phải bồi dưỡng cảm tình với dân tộc.

Bồi dưỡng cảm tình dân tộc tuyệt đối không phải là khẩu hiệu suông, mà nhất định phải như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, bạn xem bộ đồ vest của tôi rất lâu không có mặc tới rồi, những gì trước đây đều là để ở chỗ đó. Tất cả những gì trước đây của chúng ta, hết thảy mọi người, khán giả xem thấy đều là những gì mà văn hóa truyền thống chúng ta đều có. Chúng ta có nhiều sách, sách của chúng ta đều là như vậy. Quạt chúng ta có. Con người sống ở trên đời, những thứ ăn mặc ngủ nghỉ mỗi ngày mà bạn tiếp xúc được đều là sản xuất trong nước, đều là tổ tiên lưu lại cho chúng ta, thì bạn sẽ sanh tâm cảm ân khi tế bái tổ tiên, sanh ra cảm tình, luôn ở cùng nhau mà. “Đọc sách ngàn lần” chính là ngày ngày ở cùng nhau, tám giờ đồng hồ không thể rời xa, cảm tình từ đó mà được bồi dưỡng, tự nhiên chúng sẽ muốn xem những cái này.

Thế nên thân cận Thánh Hiền nhất định phải mang tính cưỡng chế, không học không được. Bạn nghe theo con cái, chúng muốn học thì học, chúng muốn xin ăn thì xin ăn, không thể nào! Nghe chúng thì cái gia đình này bị diệt vong rồi. Thế nên phải có cha mẹ là người minh bạch, thầy cô giáo ép buộc để dạy chúng. Vào lúc này không nên đi nói mấy lời “phải yêu thương bảo vệ con cái, phải tôn trọng chúng”, vậy là hại chúng, oan gia trái chủ tới phá hoại. Do đó nhất định phải biết khởi tâm động niệm của chúng ta (đây là chỉ tâm) là nhớ tới Thánh Hiền, những gì tiếp xúc đều là truyền thống của dân tộc chúng ta, tự nhiên chúng ta sẽ có cảm tình với văn hóa truyền thống, cảm thấy thân thiết, dân tộc này mới có khả năng phục hưng. Mở miệng đều là tiếng nước ngoài, mặc đồ Tây, xung quanh đều là tiếp xúc với biệt thự, xe sang, đây đều là những thứ của phương Tây, mà bạn để chúng học văn hóa truyền thống thì cũng giống như em ấy không thích xem mấy cuốn sách chữ phồn thể xếp dọc.

Như vậy, chỗ tốt của “đọc sách ngàn lần” quá nhiều rồi, đều là xem từng chữ phồn thể một, tương lai khi mở những cuốn sách được truyền thừa mấy ngàn năm nay ra xem sẽ cảm thấy vô cùng thân thiết. Hiện nay chúng ta đều là xem tiếng Anh, xem tiếng nước ngoài thấy vô cùng thân thiết, nhìn thấy hàng hiệu của phương Tây cảm thấy vô cùng thân thiết. Nhất định phải ghi nhớ: “Gần người nhân”, chữ nhân này nghĩa là gì? Kinh điển của Thánh Hiền, chữ phồn thể là đại biểu. Những đứa trẻ này, những em học sinh này có thể đi lên con đường Thánh Hiền này do nguyên nhân gì? Chính là do trong nhà có môi trường này, bạn nhất định phải đi con đường này, phải học cái này, từ từ chúng sẽ bước vào. Hiện nay trên ti vi không có truyền thống dân tộc nữa, quá ít rồi, bạn không nhìn thấy.

Bạn mặc bộ quần áo này đi ngoài đường, người ta đều nói bạn là quái vật, mặc đồ Tây mới là bình thường. Đó là trang phục dân tộc của người ta. Dân tộc chúng ta cũng có trang phục của chính mình, đúng ra là trang phục nhà Hán, bộ này đã đơn giản lại. Thế nên nói viết chữ, viết bút lông, nghe nhạc là cổ nhạc, hành lễ là cổ lễ, viết văn là dùng văn ngôn văn, viết chữ là chữ phồn thể, khởi tâm động niệm đều là lời dạy của Thánh Hiền, dân tộc chúng ta đã đứng sừng sững trong khu rừng dân tộc thế giới. Nếu không, đó là giả. Tại sao vậy? Họ dùng chuối để lấy ví dụ, nói người này là người chuối, chúng ta vừa nghe mới hiểu, lớp da bên ngoài là màu vàng, bạn xem da vàng, bóc ra bên trong là màu trắng, người da trắng. Ý này nghĩa là gì? Chính là tư tưởng của bạn, luân lý đạo đức, giá trị quan trong nội tâm hết thảy đều là của người da trắng phương Tây, không phải là của người da vàng, thế nên họ dùng chuối để lấy ví dụ. Mọi người chúng ta bây giờ phải hiểu được vì sao phải phổ biến “đọc sách ngàn lần”? Đó là bồi dưỡng cảm tình của mọi người đối với kinh điển giáo dục của Thánh Hiền, ngày ngày đọc tự nhiên sẽ có cảm tình. Bạn xem những bạn học 30 - 40 tuổi này, hoặc là lớn hơn, khi nghe thấy “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” thì rơi nước mắt. Khi tôi còn nhỏ đã đọc những cái này, thật thân thiết, cho dù là đi tới chân trời góc biển mà nhìn thấy những chữ này, bạn xem họ ở nước ngoài, nhìn thấy những cái này giống như mọi người nói nhìn thấy “tiểu học tập giải” thì không buông tay. Tại sao vậy? Hồi nhỏ tôi đã đọc cái này. Đi trên đường nhìn thấy những người mặc trang phục như vầy thì chạy tới. Cảm tình dân tộc không có thì nói gì đến phục hưng dân tộc chứ?

Chúng có cảm tình với người phương Tây, toàn bộ đều là giá trị quan của phương Tây, cảm tình quá sâu đậm, vậy thì rốt cuộc là phục hưng văn hóa nào? Như vậy có thể thấy được rõ ràng, người mình phục hưng văn hóa phương Tây, vậy không phải thành phản đồ sao? Dân tộc của chính mình không cần nữa sao? Dân tộc này sẽ bị diệt vong, lụn bại, hết thảy đều phá sản. Lụn bại đều từ đâu mà bắt đầu? Không có tình cảm với tổ tiên của chính mình, người thân của chính mình, không có cảm tình với chính gia đình mình, gia đình này nhất định lụn bại. Dân tộc, quốc gia, xã hội cũng đều là đạo lý này.

Cho nên chỉ tay đọc từng câu từng chữ một, tình cảm rất nồng nàn. Bạn xem chúng ở đây, nhiều học sinh như vậy nói cảm ân Lão Tử, cảm ân Thái Thượng Lão Quân, cảm ân Thánh Hiền xưa, tâm cảm ân của chúng từ đâu mà có? Chúng nhận được lợi ích. Nhận được cái tốt từ ai? Giáo dục của tổ tiên, chúng thực sự cảm nhận được. Cũng giống em học sinh này nói nhớ tới lúc mẹ bị phạt quỳ mà rơi nước mắt. Bình thường không dễ gì có được cái tâm này, tâm của em ấy mê mờ. Làm sao mà em ấy lại trở thành như vậy? Phải có người tốt dùng lời hay tới dạy em ấy. Hiện nay tìm không được người tốt, cũng không có lời hay, dạy người thành hư. Tiết mục đặc biệt “đọc sách ngàn lần tự hiểu đạo lý trong đó”, chúng ta biết được tự hiểu đạo lý trong đó chỉ là đại biểu, chuyện tốt của “đọc sách ngàn lần” quá nhiều. Tiết mục cuối cùng, chúng tôi hi vọng mọi người nhìn thấy sự chứng thực này. Cái này là sư phụ đề nghị, sư phụ cứu chúng ta, cứu những đứa trẻ trong thiên hạ, cứu hàng ngàn hàng vạn hộ gia đình. Đây là lời thật, tuyệt đối không phải là lời khách sáo.

Chúng ta có thể hội gì khi xem thực nghiệm này?

Thứ nhất, chúng ta phải tin tưởng, phải thừa nhận con người ai cũng có tự tánh. Hơn nữa tự tánh là một. Tự tánh có những tác dụng gì, trong kinh điển đều viết. Những em học sinh này đều chứng minh cho bạn thấy, bạn xem có cảm nhận nào là không tốt không? Đều vô cùng tốt. Con người vốn lương thiện, đây là chân lý, không sai. Bạn có thể không tin tưởng sao? Con người thật sự từ khi sanh ra đã có “minh đức”.

Thứ hai, chúng ta phải hiểu giáo dục là nhiệm vụ lớn nhất, cũng là nhiệm vụ duy nhất, là cái gì? “Minh minh đức”, khiến chúng khôi phục cái tốt vốn có, giống như một người quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân. Không nên hoài nghi. Chúng có thể tốt một phần thì nhất định có thể tốt mười phần; có thể tốt mười phần thì nhất định có thể tốt trăm phần. Điều này rất có đạo lý. Một trăm phần là viên mãn, Phật tánh viên mãn, thuần tịnh thuần thiện, thiện ác đều không có, tốt đẹp sạch sẽ như vậy. Thứ hai, [DTNT4] chúng ta phải hiểu sứ mạng của giáo dục. Nhà giáo dục, phụ huynh, thầy cô giáo, các nhà lãnh đạo, đây đều là nhà giáo dục. Chủ doanh nghiệp hiện nay cũng rất quan trọng.

Thứ ba là nhất định phải có người làm. Hay nói cách khác là chính bạn phải làm, không thể nói mà không làm. Bạn nói với người ta: “Bạn mau xem, hay lắm! Tiết mục này quá hay!”, nói xong thì thôi, ngày mai vẫn tiếp tục đi kiếm tiền, con cái vứt ở nhà, vứt vào trường học, vậy thì không có tác dụng. Cái gì gọi là “thuyết thực sổ bảo” (kể tên món ăn, ngồi đếm của báu), chính là nói người ta ăn ngon biết bao, nói chán mà mình không ăn; “sổ bảo” nghĩa là bảo bối của người ta đếm xong rồi, không liên quan tới mình. Không làm những chuyện khờ dại như vậy, nhất định chính mình phải làm được, để con cái làm được, bạn tới giám sát, dẫn dắt.

Thứ tư là cảm nhận của chúng ta, trong thiên hạ này dù ở trong nước hay ngoài nước thì trường học văn hóa truyền thống rất nhiều, chúng ta nhất định phải có thầy hướng dẫn. Hôm nay các bạn học có nhiều thu hoạch như vậy, hai mươi ngày, chúng ta chứng minh cho người trong thiên hạ xem. Uống nước nhớ nguồn, những chỗ tốt này, cát tường hạnh phúc từ đâu mà có? Phải có minh sư. Trường học văn hóa truyền thống nhiều như vậy, các bạn có kế thừa không? Chúng ta tìm thấy rồi, sư phụ là thầy hướng dẫn chúng ta. Nếu như mọi người cũng có thể đi con đường này, đây không phải là Phật pháp, đây là văn hóa truyền thống, cũng có thể nhận được lợi ích to lớn như vậy. Chúng tôi cảm thấy bạn là người có đại phước báo. Đây không phải là mê tín, 13 tiết mục đã được làm, mọi người xem xong rồi, có tập nào, có câu nào là mê tín không? Có câu nào không thể thuyết phục không? Người đồng tâm này, tâm đồng lý này, bạn xem thấy cái này bạn có thể không ngưỡng mộ sao? Bạn có thể không cảm thán sao? Bạn có thể không nhận tổ quy tông sao?

Giáo viên: Thưa thầy, nghe nhiều em học sinh chia sẻ nhiều cảm nhận như vậy, suy nghĩ đầu tiên của con đó là có rất nhiều người đều nói trí tuệ của tổ tiên ngày nay đã không còn tác dụng nữa, thậm chí còn nói trong đó có sạn, nhưng hôm nay những em học sinh này đã chứng minh cho mọi người thấy là rất tốt, chúng thực sự nhận được lợi ích. Văn hóa 5.000 năm dùng tới ngày nay, chỉ cần chịu làm theo, chúng nhất định có được lợi ích.

Thầy Trần: Liền thay đổi.

Giáo viên: Vâng. Thế nên trí tuệ của tổ tiên thật sự là xưa nay chưa hề thay đổi, thật sự là chân lý, thật sự là ai làm cũng có thể có được lợi ích.

Thầy Trần: Tăng trưởng tín tâm của các cô rồi.

Giáo viên: Vâng, tín tâm rất lớn.

Thầy Trần: Tăng trưởng tín tâm của người trong thiên hạ.

Giáo viên: Thứ hai là mọi người nhìn thấy rất nhiều em học sinh có tập khí, có thói xấu ít; cũng có những em bị ô nhiễm khá nặng, tập khí khá nặng; có em thì còn nhỏ tuổi, cũng có những em học sinh 3 - 4 tuổi tham gia, cũng có những em lớn hơn, có em hai mươi mấy tuổi, không có hạn chế tuổi tác, không có hạn chế tốt xấu, chỉ cần chịu làm theo phương pháp này, quy tắc này, yêu cầu này thì sẽ nhận được lợi ích. Hơn nữa nhận được lợi ích đều giống nhau, tự tánh là giống nhau.

Điểm thứ ba là hướng tới kinh điển của Thánh Hiền xưa. Mỗi lần con nghe tới thầy giảng Đại Học là con muốn đi đọc[DTNT5] , rất muốn đi xem. Trong Đại Học có mấy câu vô cùng thâm sâu, hơn nữa giảng vô cùng cứu cánh, thấu triệt, vừa thông tục [DTNT6] mà lại dễ hiểu, không khó. Con cảm thấy là người của dân tộc mình thật vĩ đại, tổ tiên thật vĩ đại, trí tuệ quý báu nhiều như vậy, con cảm thấy tụi con nhất định phải đọc nhiều hơn, phải xem nhiều hơn.

Thầy Trần: Có tâm hướng tới giáo dục Thánh Hiền, hướng tới kinh điển.

Giáo viên: Vâng, còn có tăng trưởng tín tâm cho những người làm giáo viên như con. Có rất nhiều em học sinh thực sự khiến con cảm thấy đau đầu, thậm chí là nghĩ mọi cách, có nhiều lúc còn nghĩ tới từ bỏ, thật sự cảm thấy là không còn hi vọng nữa, dạy không nổi. Nhưng sau 20 ngày “đọc sách ngàn lần”, con cảm thấy con người đều có thể dạy thành tốt, bởi vì tự tánh của chúng đều là thiện lương nhất, vốn đều là Phật, vốn là tốt, chẳng qua là bị mức độ ô nhiễm nặng nhẹ không giống nhau, chỉ cần chúng ta dùng tâm yêu thương, dùng trí tuệ quý báu của tổ tiên, lại thêm những quy tắc khiến chúng phải trì giới, vậy thì chúng đều có thể trở nên tốt, đều có thể trở thành Thánh nhân, trở thành Hiền nhân, thành Quân tử.

Giáo viên: Thưa thầy, 13 tiết mục cũng là 13 buổi học, phải nghe từ đầu đến cuối. Chúng ta không thể giống như các em học sinh một ngày đọc sách tám giờ, nhưng nghe từ đầu đến cuối, lại thêm trải nghiệm từng chút một của chính bản thân chúng con, cũng cảm giác được dường như chúng con cũng có được chút gì đó vô cùng lợi ích. Ngoài ra, nghe thầy giảng giải thì phát hiện được những điều mà trước đây không phát hiện ra, ví dụ như là trước đây con cảm giác con rất nghe lời, con cũng rất tin tưởng lời thầy, nhưng mà nghe xong những lời thầy dạy, con cảm thấy trong số đó con là người có tâm nghi ngờ nặng nhất.

Thầy Trần: Còn kém xa đúng không?

Giáo viên: Còn kém quá xa. Tâm nghi ngờ nặng không thể sanh nổi tín tâm. Con đối với chính mình không có lòng tin, vậy thì đối với thầy, đối với hết thảy xung quanh cũng không thể nào có lòng tin. Ngoài ra, con phát hiện dục vọng của chính con vô cùng nặng, trước đây con không hề phát hiện ra, trước đây con cảm thấy bản thân cũng rất….

Thầy Trần: Cũng rất biết đủ.

Giáo viên: Vâng, cho rằng mình là người đạm bạc, là người rất biết đủ, thực ra cái biết đủ của con là không cầu mong tăng tiến, muốn ổn định như hiện tại.

Thầy Trần: Là đọa lạc.

Giáo viên: Là đọa lạc. Hơn nữa, trước đây thầy nói con danh văn lợi dưỡng, con cảm thấy rất  oan ức, con còn khóc với thầy, con nói thưa thầy con ham danh văn lợi dưỡng sao? Con ở đây cái gì con cũng không cầu mà? Sau đó con phát hiện tâm khống chế, dục vọng khống chế của con rất mạnh, tâm ích kỷ rất mạnh, cái này chính là danh văn lợi dưỡng. Hơn nữa, tâm hưởng thụ cũng rất mạnh, đó chính là lợi dưỡng. Thế nên nghe mấy buổi học, tâm của con đột nhiên có cảm giác thoải mái, vô cùng lợi lạc.

Thầy Trần: Chúng ta nghe nhân viên quay phim, biên tập, nghe các nhân viên nói họ không có cơ hội “đọc sách ngàn lần”, mấy ngày nay quay video tiết mục, nghe được 13 buổi này, bọn họ cảm thấy tâm thanh tịnh của chính mình sanh khởi, giác ngộ rồi, hình như có chút hiểu ra. Đổi một cách nói khác, 13 buổi học này bạn nghe mấy lần đối với bạn đều có lợi ích rất lớn. Bạn liền biết được giáo dục Thánh Hiền không quan trọng ở hình thức, chỉ cần bạn chăm chỉ học theo, có thành tâm, phải tin tưởng. Không tin tưởng thì vô dụng, kết duyên mà thôi. Thế nên phần cuối của tiết mục chúng ta, chúng tôi chúc càng nhiều gia đình, trường học đều có thể “đọc sách ngàn lần”. Tổ tiên dạy chúng ta, làm theo phương pháp này không mất mặt. Bạn không làm thì ai làm? Ngược lại, nếu không làm theo phương pháp này mới mất mặt. Tại sao vậy? Phản bội tổ tiên, quên mất nguồn gốc. Thế nên chúng tôi hi vọng càng nhiều người còn làm tốt hơn cuộc thực nghiệm của các em ở đây, vậy thì quá tốt rồi, cảnh tượng hưng thịnh, mọi người chỉ là thả con tép bắt con tôm. Tóm lại một câu, “đọc sách ngàn lần” tại sao có thể thay đổi con người? Đạo lý gì vậy? Tại sao có thể dạy con người thành tốt như vậy, cuối cùng thành Thánh Hiền, nguyên nhân là gì? Ba chữ “Giới định huệ”. Chỉ có ba thứ này học không được bỏ sót mới có thể hiển phát tự tánh của con người, thiếu một cái cũng không được. Do đó, chúng ta nhất định phải an định lại. Bạn không nên gấp gáp “đọc sách ngàn lần” ngay. Hình thức không quan trọng, chỉ cần không có “giới định huệ” thì “đọc sách ngàn lần” đó là giả, bạn không thể tu thành chính quả. Cho nên chúng tôi đặc biệt nhắc nhở quý vị khán giả.

Tiết mục đặc biệt lần này đến đây là kết thúc. Cảm ơn mọi người!


 [DTNT1]OK


 [DTNT2]Dịch sát nghĩa đúng rồi. Hoặc là qua một thời gian dài thì chuyện này mới trở về bình thường được.


 [DTNT3]Lời của ông nội la cha mẹ chúng


 [DTNT4]Thầy Trần nói thứ hai, haizz, thầy nói lung tung cả lên.


 [DTNT5]Ok


 [DTNT6]Ok: quen thuộc phổ biến

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây