05:56 09/10/2014
Như vậy thờ tượng Quan Âm lộ thiên hay tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam. Đặc điểm đó như thế nào? Nếu không khéo quí Phật tử lại hiểu lầm, người Việt thờ đức Quan Âm để cầu cứu Ngài khi gặp khổ. Như thế vô tình Phật giáo Việt Nam trở thành ỷ lại, mê tín. Đó là điều chúng tôi muốn nói để quí vị hiểu cho tường tận thấu đáo.
19:05 18/05/2014
KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2014
23:12 01/04/2014
HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình) Tập 2 DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ ĐẾN LÚC NHẬN TỔ QUY TÔNG PV: Một người bắt đầu từ nhỏ cho đến khi kết thúc mạng sống sẽ không ngừng suy nghĩ về vấn đề là ta từ đâu đến, ta là ai, và ta sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, một quốc gia, một dân tộc cũng cần phải trả lời vấn đề này, nếu không thì họ sẽ không xác định được vị trí của mình và phương hướng phát triển sau này. Mười một năm trước, Trung Quốc có tổng cộng chín vị đại hiền đại đức, bao gồm những người như ngài Triệu Phác Sơ, đã cùng nhau đưa ra đề án chánh hiệp số 016. Đề án này đã kêu gọi khẩn cấp về giáo dục giá trị quan tư tưởng truyền thống Trung Quốc, họ nói rằng: giá trị quan và tư tưởng truyền thống là kết tinh trí tuệ của dân tộc chúng ta. Kinh điển truyền thống là chất truyền tải khổng lồ của tâm hồn dân tộc. Những điều này là nền tảng cho sự phát triển và sinh tồn của dân tộc chúng ta, là sức gắn kết của dân tộc mấy ngàn năm nay nên tuy nhiều lần gặp tai nạn mà không bị tan rã. Nếu như để di sản văn hóa đó bị tiêu diệt, thì chúng ta sẽ là tội nhân của dân tộc, tội nhân của lịch sử. Mọi người cầm cuốn sách xưa mà không hiểu gì cả là có lỗi với liệt tổ liệt tông, là có lỗi với nhân dân thế giới, có lỗi với nhân loại. Mười một năm đã trôi qua, những người đại biểu cho lương tâm của dân tộc như ngài Triệu phác Sơ đã lần lượt ra đi, nhưng vấn đề đó vẫn còn để đó, bây giờ chúng ta cần phải đem trí tuệ và dũng khí để tìm ra câu trả lời hay nhất.
22:44 01/04/2014
MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN
(Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô Giá Na thứ sáu)
(Phần 1)
Người giảng: Pháp sư Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Kông
Thời gian: Tháng 12 năm 2002
Chào các vị đồng tu!
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức. Cái thiện căn này trong đời này, kiếp này không khởi tác dụng. Cho nên chúng ta nhất định phải có duyên thù thắng, có thể hiểu được trọn vẹn mười cương mục này, biết áp dụng nó vào trong đời sống thường ngày thì có lợi ích công đức rất lớn, tự nhiên chúng ta sẽ thích làm, biến nó thành cương lĩnh quan trọng chỉ đạo trong đời sống chúng ta, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với mười hạnh nguyện, được như vậy thì tốt.
00:55 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 2) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Người niệm Phật tu Tịnh Độ thì đến chỗ này của chúng ta, người thích học tham thiền, nghe nói Phật Quang Sơn có mở lớp tọa thiền, thì họ đến nơi đó. Như vậy thì đúng. Người thích làm việc từ thiện, thì đến Hội Công Đức Từ Tế. Mỗi một đạo tràng có tông chỉ của họ, có phương hướng của họ, có mục tiêu của họ, không thể hỗn hợp lại với nhau cho loạn lên. Bạn không thể nói tôi dùng phương thức này để kéo tín đồ, tôi ở đây thứ gì cũng có, các người đến chỗ này của tôi thì thật tốt, mọi thứ đều có thể học được; nhưng kết quả thì chẳng có thứ nào học tốt được, vậy làm sao có thể nhìn người được chứ? Việc này nếu bạn không có cái nhìn sâu xa, không có trí tuệ chân thật, thì bạn sẽ không thể nhìn thấy được. Tuyệt đối không được có là tâm lượng nhỏ hẹp. Những người sơ cơ phải chỉ đạo cho họ có một phương hướng chính xác. Chúng ta lưu thông kinh sách băng đĩa đều là như vậy, nếu như kinh sách trái với Tịnh Độ bày ra nơi này của chúng ta, khi người ta nhìn thấy sẽ cho rằng chúng ta tiến cử những sách này, nếu như họ đi sai đường rồi thì ta có phải chịu trách nhiệm hay không? Trách nhiệm nhân quả này phải chịu gấp đôi, bạn chính mình đi sai đường là đáng kiếp, bạn làm cho người khác đi sai đường thì bạn chịu trách nhiệm nhân quả càng nặng hơn, việc này không thể không lưu ý, không thể không cố gắng cẩn trọng.