Lịch sử về chùa Khai Nguyên - Xã Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội.

Thứ năm - 07/03/2019 12:06 - Đã xem: 14407
- Chùa Khai Nguyên: xưa kia có tên là ''Cổ Liêu Tự'' thường được gọi là Chùa Cheo thuộc địa danh Thôn Tây Ninh - Xã Sơn Đông - Thị Xã Sơn Tây - TP Hà Nội, gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Ngôi Chùa có niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi Chùa đã được nhân dân, phật tử trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần, hiện những di vật có niên đại lịch sử lâu nhất của chùa là hai bia đá: một được tạc vào niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười chín (1759); một được tạc vào niên hiệu Gia Long thứ mười bốn (1816) và chuông đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi hai (1870).Chú ý: Chùa Khai Nguyên và Chùa Tản Viên là 2 ngôi chùa khác nhau nhưng cùng thầy trụ trì quản lý và địa điểm của Chùa Tản Viên nằm trong quần thể vườn Quốc Gia núi Ba Vì của huyện Ba Vì. Rất mong rằng mọi người nên tìm hiểu rõ thông tin này để tránh nhầm lẫn giữa 2 ngôi chùa với nhau . Không như các bài viết đăng trên một số trang cá nhân câu view và video Vlog không tìm hiểu rõ thông tin trực tiếp từ phòng thông tin của nhà chùa lại tự ý lấy thông tin họ đã đăng trên các trang ngoài luồng để đăng tải và truyền đạt tới người đọc và người xem là cùng một chùa Khai Nguyên khiến cho người xem hiểu lầm nếu chưa từng tìm hiểu kỹ về chùa Khai Nguyên.

        Theo lịch sử bia ký kể lại: Vào năm 1759 thừa lệnh Lý Trưởng Phùng Cương Đỉnh, nhân dân và Phật tử thập phương cho tu sửa lại chùa và đúc đại hồng chung để thờ tự. Vì được sự quan tâm của Lý trưởng họ Phùng cho nên nhân dân đã cung tiến rất nhiều tiền của và đất đai để mở rộng khuôn viên xây dựng cũng như làm quỹ hương hỏa cúng Phật (toàn bộ khu đất gò Chùa Cheo và rộc Cheo khoảng 9 - 10ha). Vì lâu không có sư trụ trì, cho nên cảnh quan của ngôi chùa ngày một xuống cấp nặng nề, từ năm 1964 tới năm 1985 phần lớn đất chùa được Hội người cao tuổi của xã và Hợp tác xã Tây Ninh lấy để trồng cây. Năm 1981, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, các già vãi khi đó có hơn 10 cụ đã đi quyên hóa nhân dân và thập phương cho tu sửa lại phần mái cũng như sơn phết lại phần tượng của chùa. Sau năm 1985 phần lớn đất Chùa được chia cho các hộ dân trong xã trồng hoa màu và cấy lúa, đất Chùa chỉ còn lại khoảng trên 5.000m2. Tới năm 1990 Hợp tác xã Xã Sơn Đông tiếp tục cắt đất giao cho Hội phụ nữ đấu thầu để gây quỹ, do vậy đất chùa chỉ còn lại khoảng trên 1000mđất nội tự, thời điểm này ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích. Toàn bộ cảnh quan của ngôi phạm vũ, nguy nga, tráng lệ xưa kia chỉ còn lại 5 gian chính điện thờ Phật và 3 gian nhà bếp.
 
chuakhainguyen
   
    Tới năm 2003, được sự đồng thuận của các cấp chính quyền, nhận lời thỉnh mời của nhân dân và tín đồ phật tử địa phương, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây đã bổ nhiệm Đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom, trụ trì, xây dựng và phục vụ tín ngưỡng tại Chùa. Bằng uy tín cũng như sự nhiệt tình của người con Phật, Đại Đức Thích ĐạoThịnh đã vận động các đoàn thể và nhân dân tình nguyện hỷ cúng lại phần đất của Chùa xưa kia để lập đề án - hồ sơ - quy hoạch xin các cấp chính quyền hữu quan Thành phố Hà Nội cho mở rộng khuôn viên Chùa Khai Nguyên để tu bổ, cải tạo, đầu tư xây dựng lại cảnh quan của chùa nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, cũng như tín đồ Phật tử thập phương.
        Từ khi Đại đức Thích Đạo Thịnh về trụ trì Chùa cho đến nay (2022) các tổ chức như: Hội Phụ Nữ, Hội Người Cao Tuổi và các hộ gia đình được giao đất canh tác, trồng hoa màu, cấy lúa, trồng cỏ, nuôi cá đã tình nguyện bàn giao lại quyền sử dụng đất cho UBND Xã và nhà Chùa để nhà chùa lập hồ sơ - quy hoạch, trình các cấp có thẩm quyền Thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt và cấp phép xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.
        Từ năm 2006, Chùa Khai Nguyên được UBND Thị xã Sơn Tây cho trùng tu lại, trải qua  hơn 10 năm kiến thiết, đến nay ngôi Chùa đã xây dựng được các hạng mục công trình như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tháp Báo Ân, Nhà Khách, Vãng Sinh Đường, Thư Viện, Chùa một cột, Nhà Tạo Soạn, Nhà Pháp Hội, Nhà Tăng, Ao phóng sinh, Gác Chuông. Các công trình đang thi công như: Cổng Tam Quan, Đại tượng Phật A Di Đà Vì Hòa Bình Thế Giới, Nhà Đa Năng và một số công trình phụ trợ khác.
     Từ năm 2015 trở lại đây, Chùa Khai Nguyên là một điểm đến quen thuộc đối với đông đảo Phật tử thập phương và nhân dân trong cả nước. Hàng năm, nhà chùa thường mở các khóa tu học giáo lý nhà Phật cho Tăng Ni, Phật tử ở khắp các nơi về tu học, mỗi khóa có hàng nghìn phật tử tham gia. Đặc biệt là các khóa tu học ngắn ngày dành cho các bạn trẻ là học sinh và sinh viên, các khóa học này thường gắn liền với các chương trình thiện nguyện, nhân đạo như hiến máu, từ thiện...
     Qua mỗi khóa tu có hàng nghìn bạn trẻ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, ngoan hơn, lễ phép hơn, biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương bạn bè, bỏ việc ác, làm điều thiện... đặc biệt là các bạn đã ý thức được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đem áp dụng vào cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho đất nước.
     Để đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng cũng như hoằng pháp lợi sinh theo tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã xin phép các cấp chính quyền Xã Sơn Đông cho lập đề án thiết kế, quy hoạch tổng thể để trình các cấp có thẩm quyền trên địa bàn Thị Xã Sơn Tây và Thành phố Hà Nội xin được phê duyệt, cấp phép đúng trình tự, thủ tục quy định của nhà nước về công tác xây dựng và quản lý các công trình thờ tự của tôn giáo.

Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động của chùa Khai Nguyên năm 2022

MX0A3974
Tổng thể chùa Khai Nguyên nhìn từ cổng vào

285561536 1088100292050573 3136214225431818124 n

285544608 1088100318717237 8027207621815045311 n
Mái gác chuông chùa Khai Nguyên với kiến trúc, hoa văn mang đậm dấu ấn thời nhà Lý

MX0A9759
Chùa Một cột nằm tọa lạc giữa ao Phóng sinh trong khuôn viên chùa
 
MX0A1529
Đại tượng Phật A Di Đà vì hòa bình thế giới

MX0A9340

MX0A9451

IMG 20210204 162313
Chùa Khai Nguyên được biết đến là ngôi chùa có nhiều tượng Phật, trong đó có rất nhiều pho tượng được làm từ các chất liệu quý như Ngọc bích, đồng,...

CKN07825
Trái tim tượng Phật - nơi linh thiêng và ý nghĩa đặc biệt trong lòng công trình Đại tượng Phật A Di Đà vì hòa bình thế giới
 
CKN07577
 Các Pháp hội với sự tham gia của hàng nghìn Phật tử

CKN07030
Chùa Khai Nguyên được biết đến nhiều hơn qua các pháp hội Tam Thời Hệ Niệm cầu Quốc thái Dân an.

DSC02787

DSCF2501

DSCF2538
Các khóa tu học ngắn ngày dành cho các bạn trẻ là học sinh và sinh viên được nhà chùa thường xuyên tổ chức và duy trì đều đặn.

Xem bản đồ đường đi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây