TẬP 073, Chúng Ta Làm Sao Để Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, lần thứ 11, 2010

admin

3 năm trước

1355 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 73]: Chúng Ta Làm Sao Để Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc? 

Khi sắp mạng chung đầu óc phải tỉnh táo, có người nhắc nhở họ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Mười niệm là có thể Vãng Sanh. Cơ duyên này là mấu chốt, một đời không gặp Phật pháp, khi sắp mạng chung, trước khi tắt thở có người nói với họ, buông bỏ tất cả niệm Phật cầu Vãng Sanh. Cầu Vãng Sanh là cầu Tịnh Độ, họ nghe sẽ có thể tin. Và họ phát nguyện muốn đi. Điều kiện đầu tiên là đầu óc tỉnh táo. Nếu người bị bệnh ngờ nghệch thì không còn cách nào khác.

Sau khi nghe sẽ hoan hỷ, tin tưởng, phát nguyện. Đây là thiện căn phước đức của chính họ. Mọi người đứng bên cạnh dẫn họ niệm Phật. Niệm mười tiếng Phật hiệu họ tắt thở khẳng định Vãng Sanh Cực Lạc. Đây là bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều này quan trọng biết bao! Đây là tinh tuý “Di Đà đại nguyện chi tuỷ”. “Thử nguyện kiến ư Nguỵ Đường lưỡng dịch”, đây là vừa đưa ra một ví dụ, sách của Khương Tăng Khải. Cuốn Đại Bảo Tích Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai hội, có mười niệm tất sanh. Mà nguyện văn trong hai bản dịch thời Hán Ngô không có mười niệm tất sanh. Sao lại có sai biệt lớn như vây? Đây hầu như là việc không thể có.

“Nhược vị Nguỵ Đường lưỡng dịch chi tứ thập bát nguyện, dữ Hán Ngô lưỡng dịch chi nhị thập tứ nguyện. Giáp thị dịch bút khai hợp chi bất đồng, tắc thật nan tự viên kỳ thuyết”. Nguyện văn này có bốn mươi tám nguyện, có hai mươi bốn nguyện. Người phiên dịch chắc chắn không thể đem bốn mươi tám nguyện biến thành hai mươi bốn nguyện. Cũng nhất định không thể đem hai mươi bốn nguyện này phân khai thành bốn mươi tám nguyện. Điều này không thể được, đây khẳng định là do hai bản phạn văn bất đồng. Cũng nói rỏ khẳng định Đức Phật Thuyết hai lần, chứ không phải một lần.

Cho nên nói: “Thế gian yên hữu như thị đại đảm chi dịch nhân, cảm suất tự ý vọng san đại nguyện chi tâm tuỷ”. Đây là cách nhận định của Hoàng Niệm Lão: “Cố tri tất thị sở cứ chi nguyên phạm bổn bất đồng phương hữu thử dị nhĩ”. Đại nguyện này, trong năm cuốn sách thì có ba loại bất đồng, bất đông qúa lớn. Không thể có sai lầm như thế. Có hai mươi bốn nguyện, có bốn mươi tám nguyện, có ba mươi sáu nguyện. Nên căn cứ thuyết này ít nhất có ba loại bất đồng. Phật tại thế tuyên giảng ít nhất ba lần.

“Hựu như ‘Ngô dịch’ nhị thập tứ nguyện trung, hữu quốc vô nữ nhân, dữ liên hoa hoá sanh chi thắng nguyện”. Điều này rất quan trọng. “Nhi Nguỵ Đường lưỡng dịch tuy cụ tứ thập bát nguyện”. Không có hai nguyện này, không có nước không nữ nhân và liên hoa hoá sanh, không có hai nguyện này. “Nhược vị nguyên bản thị nhất chư dịch chỉ thị khai hợp bất đồng. Tắc thỉnh vấn ‘Ngô dịch’ thử nhị nguyện tùng hà nhi lai. Hà dĩ nhị thập tứ nguyện trung hữu chi tứ thập bát nguyện chi bổn cánh nhiên vô chi. Khả kiến chư dịch sở cứ chi nguyên giáp bất nhất”.Chính là nguyên bản phạn văn không phải một cuốn.

“Chánh như Trầm Thiện Đăng thị sở thuyết bản Kinh mong Thế Tôn đa độ tuyên thuyết. Hựu nhân phạn giáp dị thoát lạc nãi hữu bất đồng chi nguyên bản nhĩ. Tùng thượng chi lệ, khả kiến hội tập chư dịch thật hữu tất yếu”. Trong năm cuốn sách này khác  biệt rất lớn, sâu cạn không giống nhau. Đây là lúc Thế Tôn tại thế, vì căn cơ thính chúng bất đồng, nên tuyên giảng thiện xảo phương tiện cũng không tương đồng. Khi kết tập Kinh tạng, tất cả đều kết tập, nên nguyên bản không đồng, không phải cùng một bản. Và cả năm bản đều lưu truyền.

Hôm nay chúng ta phải học tập, cần phải đọc cả năm bản này. Vì sao? Trong đó có rất nhiều điều quan trọng. Chẳng hạn như cuốn này có mà cuốn kia không có, nếu ta đọc một bản, thì sẽ không đạt được tin tức viên mãn. Chúng ta nên nghe cả năm lần, mới thật sự thấu triệt. Như vậy đối với người sơ học không tiện lợi. Học Kinh Vô Lượng Thọ phải học cả năm bản. Nên trải qua nhiều thời đại học Tịnh Độ đều học Kinh A Di Đà . Người học Kinh Vô Lượng Thọ không nhiều, nguyên nhân là như vậy. Kinh Vô Lượng Thọ quá nhiều bản, không có bản nào hoàn thiện cả. Nên cổ nhân mới nghĩ đến sưu tập các bản dịch quan trọng thành Tập Đại Thành.

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 08 tháng 07 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Biên Dịch: Hạnh Chơn
Giảo chánh:  Bình Minh

Đánh giá: 1 điểm/1 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây