Phật giáo giữ gìn nét văn hóa truyền thống - Tết Trung thu

Phật giáo giữ gìn nét văn hóa truyền thống - Tết Trung thu

 23:22 27/09/2020

Đối với văn hóa truyền thống dân tộc, dịp này còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết đoàn viên. Đối với văn hóa Phật giáo, Tết Trung thu tổ chức trong chùa là dịp lành để thanh thiếu niên vui chơi trong không khí đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội cổ truyền quê hương.

Hà Nội: Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử Đạo Tràng TTHH Việt Nam Chùa Khai Nguyên trong ngày diễn ra lễ Tự tứ

Hà Nội: Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử Đạo Tràng TTHH Việt Nam Chùa Khai Nguyên trong ngày diễn ra lễ Tự tứ

 04:50 06/09/2020

Ngày Tự tứ nhằm đúng dịp Vu Lan báo hiếu, đây là ngày lễ truyền thống trọng đại của cả dân tộc, mọi người có cơ hội tốt để báo đáp 4 ân sâu nặng. Các vị xuất gia được thêm một tuổi đạo, gọi là tuổi hạ. Hàng năm, sau 3 tháng kiết hạ an cư chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu Lan rằm tháng 7.Tự tứ dịch nghĩa chữ Phạn là Pravàrana, phiên âm là Bát-hòa-la. Từ này còn được dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là sau khi kết thúc an cư mỗi Tỳ kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh, nếu thấy hoặc nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi họ sẽ vui lòng chỉ bảo, để cho ta biết mà sám hối sửa đổi những lỗi lầm.

 

Lịch sử về chùa Khai Nguyên - Xã Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội.

Lịch sử về chùa Khai Nguyên - Xã Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội.

 12:06 07/03/2019

- Chùa Khai Nguyên: xưa kia có tên là ''Cổ Liêu Tự'' thường được gọi là Chùa Cheo thuộc địa danh Thôn Tây Ninh - Xã Sơn Đông - Thị Xã Sơn Tây - TP Hà Nội, gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Ngôi Chùa có niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi Chùa đã được nhân dân, phật tử trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần, hiện những di vật có niên đại lịch sử lâu nhất của chùa là hai bia đá: một được tạc vào niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười chín (1759); một được tạc vào niên hiệu Gia Long thứ mười bốn (1816) và chuông đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi hai (1870).Chú ý: Chùa Khai Nguyên và Chùa Tản Viên là 2 ngôi chùa khác nhau nhưng cùng thầy trụ trì quản lý và địa điểm của Chùa Tản Viên nằm trong quần thể vườn Quốc Gia núi Ba Vì của huyện Ba Vì. Rất mong rằng mọi người nên tìm hiểu rõ thông tin này để tránh nhầm lẫn giữa 2 ngôi chùa với nhau . Không như các bài viết đăng trên một số trang cá nhân câu view và video Vlog không tìm hiểu rõ thông tin trực tiếp từ phòng thông tin của nhà chùa lại tự ý lấy thông tin họ đã đăng trên các trang ngoài luồng để đăng tải và truyền đạt tới người đọc và người xem là cùng một chùa Khai Nguyên khiến cho người xem hiểu lầm nếu chưa từng tìm hiểu kỹ về chùa Khai Nguyên.

Cách siêu độ, làm dịu oán khí của vong trẻ chết yểu, sảy phá thai

Cách siêu độ, làm dịu oán khí của vong trẻ chết yểu, sảy phá thai

 00:34 10/05/2018

Trẻ chết sớm hay do sảy, nạo phá thai thường rất khó siêu thoát. Cũng như vong chết trẻ mà người việt gọi là bà cô/ông mãnh, những đứa bé này thường rất thiêng. Bản chất những vong này vẫn mang tính trẻ con, không phân biệt đúng sai. Chúng ta thường nghe thấy vong hài nhi đi theo quấy phá thường là anh chị em trong gia đình. Bản chất là cha mẹ ít hay không quan tâm, không biết đến sự tồn tại nên thường quấy phá gia đình để mong muốn cha mẹ có ngày biết đến. Chọc cho anh chị em khó ăn uống, khó kết hôn, học hành có phần lận đận và nhiều thứ khác. Đứa trẻ cũng biết ganh tỵ, yêu anh/chị em của nó thì tự nó sẽ có sự hờn giận, nó cũng muốn có tên, được cha mẹ yêu thương. Còn về oán khí thì bỏ nó không quan tâm thì tự nhiên sự ấm ức càng lâu ngày sẽ gây nên, lại chịu nhiều khổ sở do thiếu thốn, không được thờ cúng.

Toàn cảnh chùa Vân Gia nhìn từ Flycam

Phong Cảnh Chùa Vân - Thôn Vân Gia - Sơn Tây - Hà Nội

 23:04 16/01/2018

Chùa Vân Gia hay còn gọi là Viên Quang Tự thuộc làng Vân Gia - Phường Trung Hưng- thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội chùa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố từ năm 2006, nằm tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc địa bàn thôn Vân Gia mặt tiền chùa hướng ra cánh đồng rộng, nằm ngay cạnh khu di tích lịch sử đền Và, cách chùa Khai Nguyên khoảng 6 km đường bộ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây