Đọc sách ngàn lần - Tập 6

Thứ năm - 30/08/2018 15:48 - Đã xem: 2673

TÂM ĐỊA THANH MINH, CHÍNH KHÍ TỰ ĐẦY ĐỦ

Giáo viên: Con xin chào thầy!

Thầy Trần: Xin chào mọi người!

Giáo viên: Thưa thầy! Trong “Kinh A Nan vấn Phật việc kiết hung” có nói rằng, học sinh một đời này có thể thành tựu hay không có một điều kiện rất quan trọng, đó là “theo minh sư thọ giới, chuyên tín bất phạm” (thọ giới một vị minh sư, một lòng tin theo thầy). “Chuyên” tức là một đời chỉ có một vị thầy. “Tín” là tin theo vô điều kiện, không có bất kỳ lý do nào.

Đọc sách ngàn lần - Tập 6
Đọc sách ngàn lần - Tập 6

 

Thầy Trần: Không được hoài nghi.

Giáo viên: Vâng, không được hoài nghi. Hôm nay rất nhiều khán giả đều nhìn thấy sự thay đổi của nhiều em học sinh.

Thầy Trần: Tiết mục đặc biệt “đọc sách ngàn lần” hiện tại đã quay tới tập mấy rồi?

Giáo viên: Tập thứ sáu ạ. Tương lai sau khi tiết mục này lên sóng, con tin rằng trên thế gian này sẽ có rất nhiều học sinh thay đổi.

Thầy Trần: Đúng vậy, đều có thể nhận được lợi ích.

Giáo viên: Vâng. Phần lợi ích này từ đâu mà có? Đó là thật thà nghe lời thầy. Bởi vì sư phụ trong lúc giảng kinh có nói tới, chuyện đọc kinh tám giờ này rất tốt. Con tin rằng khi đó thầy cũng không nghĩ tới sẽ tốt như vậy, mọi người đều thay đổi rất lớn.

Thầy Trần: Không ngờ tới!

Giáo viên: Thầy từng chia sẻ với chúng con là sư phụ nói muốn làm chuyện này, thầy muốn làm theo lời sư phụ. Bởi vì thầy làm theo nên hôm nay có rất nhiều người có được lợi ích. Cho nên hôm nay con cảm nhận rất sâu sắc, tại sao phải nghe lời của thầy, tại sao phải “chuyên tín bất phạm” (một lòng tin tưởng nghe theo).

Thầy Trần: Thầy nhớ ở buổi tọa đàm của doanh nghiệp Hồng Kong, thầy từng thỉnh giáo sư phụ một vấn đề, đó là nhiều người nói văn hóa truyền thống tốt, nhưng mà trong đó có tạp chất, do đó không ai dám học. Sư phụ cũng không nói tạp chất ở chỗ nào. “Loại bỏ tạp chất, lấy cái tinh hoa”, chúng ta từ nhỏ đều nghe cái này. Câu nói này thật hay lắm, mọi người đối với cổ Thánh tiên Hiền hay đối với sư phụ - một vị cao tăng đại đức đứng trước mặt con, con cũng sẽ hoài nghi là trong này có tạp chất không? Ở đâu? Luôn có cái tâm hoài nghi này, cho nên câu nói này lưu truyền một cách độc hại quá lâu rồi. Thầy hỏi sư phụ rốt cuộc có tạp chất hay không? Sư phụ nói với thầy là có tạp chất. Sư phụ nói: “Con xem không hiểu chính là tạp chất”.

Trích đoạn video thầy Trần phỏng vấn sư phụ ở tọa đàm doanh nghiệp châu Á:

Thầy Trần: Văn hóa truyền thống ba nhà Nho Thích Đạo, ít nhất cũng có hơn 100 năm chúng ta thường nghe thấy một câu nói, đó là “loại bỏ tạp chất, lấy cái tinh hoa”, nhưng chưa từng có ai nói qua tạp chất này ở đâu, chỉ là nói ở trong đó có tạp chất. Việc này làm mọi người không sanh được tâm kính trọng, cũng không sanh được tín tâm, bởi vì trong đó có thứ không tốt. Vậy chúng con xin hỏi, ba nhà Nho - Thích - Đạo mà thầy giảng là “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” là căn bản, trong đó có tạp chất không?

Sư phụ: Có. Cái gì là tạp chất? Họ xem không hiểu chính là tạp chất.

Thầy Trần: Mọi người cười nói vui vẻ, vỗ tay, ai có thể nói ra một lời có trí huệ như vậy? Thầy nhiều năm sống trên thế giới này, từ xưa tới nay, sư phụ là vị duy nhất mà chúng ta có thể gặp được. Xem không hiểu là tạp chất. Trong này có một vấn đề, chúng ta cũng có rất nhiều thứ xem không hiểu, đối với thầy mà nói đó không phải là tạp chất? Không phải. Xem ra xem hiểu hay xem không hiểu không quan trọng, con xem thầy đích thực xem không hiểu, vậy tại sao nó không phải là tạp chất? Bởi vì thầy tin thầy của mình. Thế nên trong này có điểm mấu chốt, tại sao đem những thứ này, những thứ xem không hiểu thành tạp chất. Họ không tin tưởng người xưa, đây là vấn đề căn bản nhất. Con người nhất định phải hiểu, Phật nói với chúng ta là “chuyên tín bất phạm”, “theo minh sư thọ giới”. Cho nên tìm được một người thầy tốt, ở bên cạnh không rời, nắm chắc trong tay không dám buông lơi, vậy thì đời này của con được cứu rồi, có hi vọng rồi. Trong quá trình này có điều cấm kỵ, phiền phức lớn nhất là con hoài nghi “có được không?”. Có người từng nói với thầy, sư phụ lớn tuổi rồi, có rất nhiều chuyện trong nước không hiểu được, đối với chuyện ở hải ngoại cũng không hiểu, ý họ muốn nói là phải nghe theo họ, nhưng họ cũng đi theo sư phụ để học. Người nói những lời như vậy rất nhiều. Ý muốn nói sư phụ già rồi, chắc là cũng hồ đồ rồi, không hiểu đó mà! Thầy nói nếu mà như vậy, chúng ta không cần theo sư phụ học nữa, sư phụ lớn tuổi rồi, thậm chí có khả năng hồ đồ rồi, vậy vì sao anh còn phải theo người hồ đồ học tập? Họ không nói được! Cho nên có rất nhiều người như thế nào? Ngày ngày nghe sự phụ giảng nhưng chưa chắc tin hoàn toàn, ngày mai lại nghe cái khác, cuối cùng nghe chính mình. Anh ấy không phải là “chuyên tín bất phạm” (một lòng tin tưởng nghe theo), có rất nhiều việc nhìn thấy mà không thể lý giải, không hiểu thì cho rằng đó là tạp chất. Vì sao vậy? Không tin tưởng. Điểm mấu chốt khó giải quyết căn bản, sản sinh tạp chất cũng vì không tin tưởng. Thầy thường nói nếu như có một vị cao tăng đại đức lớn tuổi trở nên hồ đồ mà con còn theo học thì không cần thiết, vậy thì không còn là cao tăng đại đức nữa. Có rất nhiều cư sĩ nói sư phụ là Phật tái lai, chuyện này cũng không biết, chuyện trong nước không hiểu, chuyện ngoài nước cũng không hiểu, còn không hiểu bằng họ, vậy thì theo gọi họ bằng sư phụ thôi, sao còn phải đi theo sư phụ học làm gì? Cái này gọi là gì? Làm không được “chuyên tín bất phạm”. Cho nên nói sanh ra tín tâm với thầy mình thật quá khó. Khó ở chỗ nào? Không phải khó ở chỗ thầy mà khó ở chỗ chúng ta. Chúng ta chính mình không biết điểm mấu chốt trong đạo thầy trò là gì. Tâm cung kính không gì sánh bằng. Có một chút hoài nghi đối với thầy là không cung kính.

Có người nói, tôi không gặp được minh sư, nếu tôi dụng tâm cung kính mà học thì tôi có rơi xuống hầm không? Cuối cùng có đưa tôi đến một nơi khác, có bị học sai hay không? Sẽ không. Vì sao vậy? “Hiếu đễ đến cùng cực có thể thông với thần minh, chiếu khắp bốn bể, không gì không tương thông”. Con thật sự phát tâm hoằng pháp lợi sanh thì đi con đường nào cũng là con đường Thánh Hiền, không gặp được minh sư mà con đã cung kính như vậy, cung kính không gì sánh bằng, chí thành cảm thông, vậy minh sư sẽ có duyên phận với con, còn người thầy hồ đồ sẽ tránh xa con, con phải tin tưởng. Con vẫn chưa có được là bởi vì vẫn chưa tin tưởng, lời nói này con không tin tưởng, luôn sợ hãi thầy mình không bằng mình, có phải là dạy sai rồi không? Luôn có cái tâm này, không những học cái này không xong, mà đến khi minh sư ở trước mặt cũng học không tốt. Vì sao vậy? Không có tâm cung kính, không có cái tâm tin tưởng thuần túy, “chuyên tín bất phạm” không làm được.

“Con người có niệm thiện thì ông trời nhất định bảo hộ”. Chúng ta tin tưởng rằng Long Thiên Thiện Thần, chư Phật, Bồ Tát, liệt tổ liệt tông đều đang bảo hộ con. Bởi vì phát tâm của con quá thuần khiết, không thể nào để cho con không gặp được minh sư , nhất định phải đưa con tới trước mặt minh sư. Con người phải có tự tin này, nếu không thì “Thái  Thượng Cảm Ứng Thiên” đều nói sai rồi. “Hễ tâm dấy khởi một điều thiện [thiện niệm] thì tuy điều thiện chưa làm được nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi”, thiện thần chính là Long Thiên hộ pháp, chư Phật – Bồ Tát, Liệt tổ liệt tông mà chúng ta nói tới.

“Hoặc tâm dấy khởi một điều ác [ác niệm]. Ác là gì? Tự tư tự lợi gọi là ác, vì bản thân mình gọi là ác. “Thì tuy điều ác chưa làm”, vẫn còn chưa làm, “nhưng ác thần đã đi theo mình rồi”. Ác thần ác quỷ cũng là những quỷ thần tự tư tự lợi tới kiếm con, họ giống với con mà. Những cái này nếu như con không tin tưởng, con hoài nghi, sư phụ thường nói: Cho dù Khổng Lão phu tử ngồi đối diện con cũng không tin tưởng, con cũng nghe không hiểu. Cho nên chúng ta nếu muốn thành tựu sự nghiệp thì nghe hiểu hay không hiểu cũng phải làm trước đã. Vậy con nói xem thầy của mình nếu như không dạy theo Kinh giáo có được không? Không được. Cho nên tìm minh sư rất quan trọng, con phải xem giá trị quan, quan niệm của người đó nói, người đó làm, người đó nghĩ có phù hợp với kinh giáo đời đời tương truyền hay không. Gọi là y pháp bất y nhân. Đây là tiêu chuẩn. Con sẽ tìm thấy người thầy chứ? Thực sự tìm được rồi nhất định theo đến hết cuộc đời này.

Giáo viên: Thưa thầy! Chúng con nhìn thấy xã hội ngày nay rất loạn, bao gồm rất nhiều người thích nước ngoài, xem thường quốc gia của chính mình, nguyên nhân quan trọng nhất là đại chúng đánh mất niềm tin dân tộc. Chúng con cũng muốn hỏi thầy, niềm tin của thầy đối với sư phụ từ đâu mà có? Bởi vì cái này tuyệt đối không phải là mê tín, hay là mê mờ mà đi tin tưởng một ai đó. Niềm tin của thầy đến từ đâu ạ?

Thầy Trần: Thứ nhất là không thể mê tín. Mê tín đa phần đều là đạo lý nói không thông, cũng không nghe rõ ràng. Cho nên nói con đang làm cái gì thì con rõ ràng nhất, đạo lý của con vô cùng rõ ràng, hơn nữa không phải hai năm này mới có, cũng không phải thầy con phát minh ra, mà đời đời tương truyền, đã truyền mấy ngàn năm rồi. Hay nói cách khác, Thánh Hiền, hào kiệt, chí sĩ trong nhiều đời đã đều kiểm nghiệm qua. Ly trà này có thể uống không? Nói lá trà này đã có từ mấy ngàn năm trước rồi, tại sao con không tin tưởng? Có người đã uống rồi, có người kiểm chứng rồi, trà này tốt đúng không? Có chứng cứ, không phải là mê tín.

Thứ hai, nhất định phải ghi nhớ nguyên lý đầu tiên trong giáo dục Thánh Hiền, trong đó giảng quy luật đạo lý của vụ trũ nhân sanh, đạo lý ở đâu? Lý là cái gì? Cái lý này đều nằm trong kinh điển. Con nên đối chiếu những gì mà thầy con giảng với cái lý này xem có tương ưng không. Y pháp bất y nhân. Không phải nói mê tín người đó, vậy thì không đúng. Nghĩa lý phải tương hợp, văn chương, sự tích, cách làm có thể có thay đổi nhưng đạo lý không thay đổi, vậy là đúng rồi. “Y nghĩa bất y ngữ”, câu này trong tứ y pháp.

Thứ ba, con xem đợt thực nghiệm “đọc sách ngàn lần” này, những gì mà các học sinh không ngoan ngồi đây nói và các học sinh ngoan nói đều giống nhau. Kết quả chứng minh giống nhau, cho thấy định luật này là thật, là đúng. Hay nói cách khác, mọi người đều có thể chứng minh kết quả của nó là giống nhau. Hơn nữa, những gì mọi người ngồi đây nói đều là lời trong lòng, là trải nghiệm của họ. Ai cũng có thể tự mình kiểm nghiệm, đều có thể chứng đắc, hơn nữa ba ngày, năm ngày liền có cảm giác.

Thầy học Phật đã tám - chín năm rồi, thầy thường nói với mọi người xung quanh là xem thầy có giống một tên ngốc hay không? Có giống một người ngu dốt mê tín không? Họ đều biết, các nhà doanh nghiệp, người nổi tiếng, bạn bè xung quanh thầy, giáo sư, những giáo sư tóc đã bạc tới hỏi thầy một số vấn đề, con làm sao mà giải thích? Có thể đi hỏi một tên ngốc mê tín không? Đến bây giờ thư mời tới khắp nơi trên cả nước tham gia tọa đàm mà thầy nhận được quá nhiều rồi, bao gồm cả nước ngoài. Con có thể tự mình kiểm nghiệm, dùng tâm trí chính mình kiểm nghiệm, con làm sao có thể không tin tưởng, con có đạo lý gì mà không tin tưởng? Cho nên niềm tin của một người không phải là từ trên trời rơi xuống, mà là chính mình trải nghiệm từng chút một. Có chút không đúng là phải suy ngẫm, nếu như cái không đúng càng ngày càng nhiều thì con phải suy nghĩ con có nên học không? Thầy học chín - mười năm rồi, hoàn toàn giống với những gì trong sách xưa giảng, lịch sử cũng được, kinh điển cũng được. Thầy vốn làm người dẫn chương trình, làm ký giả trong đài truyền hình, những sách xưa này thầy chưa từng xem, “Tứ Thư Ngũ Kinh” thầy cũng không biết. Hiện tại không thể ngờ được thầy có thể ngồi ở đây mà giảng “Tứ Khố Toàn Thư”, bài học giảng cho hoàng đế “nhật giảng tứ thư giải nghĩa”, đó là giảng nghĩa mà thầy còn có thể nhìn ra vấn đề trong đó, mọi người vừa nghe thì thấy đúng là như vậy, có đạo lý.

Năng lực trí huệ này từ đâu mà có? Câu đầu tiên trong đại học: “Đại học chi đạo”, mục đích là gì? Con học cái gì? Cái gì là đạo? Quy luật. Mọi người đều phải đi cái đạo này, đây là quy luật mà, con người nhất định phải có. Ba chữ đầu tiên là “minh minh đức”, thì ra ta có cái minh đức, có tự tánh, không gì không bao hàm trong đó, không gì không có. Những gì con muốn đều ở trong đó, đều ở trong tự tánh của con, vấn đề là con có thể biểu hiện nó ra hay không. “Minh” ở đây là động từ, “minh minh đức”, mục đích của học tập chính là hiển hiện cái minh đức này ra ngoài, quá trình học tập cũng chính là quá trình “minh”. Cái này ta hiểu rồi, ta hiểu cái gì? Phải cầu ở bên trong, những cái này ta vốn hiểu, ta vốn biết. Vậy thì tại sao mọi người xem không hiểu? Bị mê mờ, bị ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng làm cho mê mờ. Con càng nghĩ càng thấy đúng. Từ ngày thầy học Phật, sư phụ đã nói lời này. Con đường này con càng đi càng trải nghiệm, càng suy ngẫm càng thấy đúng, thực sự là như vậy.  Cho nên nói không phải thầy tự dưng xuất hiện, từ trên trời rơi xuống. Thầy cũng là leo từ cái hầm tham sân si mạn, từ hầm lửa mà ra. Dựa vào cái gì? Dựa vào niềm tin, không thể hoài nghi. Có người nói con tin tưởng như vậy không phải là mê tín sao? Bởi vì thầy hiểu rõ đạo lý, giống hệt với kinh giáo. Con tin tưởng một thời gian dài cũng không hề dao động? Vậy thì càng ngày càng không dao động. Không nên nói không dao động, mà là càng ngày càng không dao động, tín tâm càng ngày càng kiên định. Tại sao vậy? Kết quả thực nghiệm, báo cáo khoa học càng ngày càng nhiều, con nói xem con có dao động không? Vậy không phải là càng ngày càng tin tưởng thì là gì? Từng cái báo cáo bày ra trước mặt, không có lý nào là con không tin tưởng. Cho nên nói thầy cũng coi là người học được tám năm, những lời này của thầy nói ra để mọi người tham khảo, bao gồm buổi học thực nghiệm “đọc sách ngàn lần” này cũng là để cho mọi người tham khảo.

Vậy nếu có người không tin tưởng, thậm chí có người nhìn bộ quần áo trên người thầy thì không tin tưởng, thì con phải làm sao? Con không thể nào cứ mặc vest được? Đó là quần áo của người ta, người phương Tây, chúng ta có quần áo của chúng ta. Con nói văn hóa truyền thống với họ, họ cũng không hiểu, họ chỉ hứng thú với dục vọng, họ ưa thích tài sắc danh thực thùy, vậy thì không có cách nào. Họ có niềm tin với những thứ đó. Có niềm tin cũng không sao, nhất định phải nhớ câu này trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”“họa phước không có cửa nẻo, đều do con người chiêu cảm tới”, không oán trách người khác được. Có hứng thú, có niềm tin với tài sắc danh thực thùy, với tiền thì tương lai sẽ đi đến những nơi rất thê thảm, rất đau khổ. Có niềm tin với giáo dục Thánh Hiền, con xem những bạn học này kể, các em ấy vui vẻ hạnh phúc, đời người muốn có cái gì thì có thể có cái đó.

Học sinh: Thưa thầy, con đọc kinh có một cảm nhận, ban ngày đọc kinh tám giờ, sau khi đọc xong tới lúc tan học thường có thể nhớ tới những lời trong kinh điển. Ví dụ như con đang làm việc giáo viên giao cho con mà con kéo dài hoặc không chịu trách nhiệm, con sẽ nhớ tới câu: “Bạn kỳ sở sự” (không trung thành với chức phận).

Thầy Trần: Đây là câu trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Trước đây không nghĩ tới đúng không?

Học sinh: Dạ không nghĩ tới. Trước đây cũng không hiểu ý nghĩa, đột nhiên lại hiểu ra, đột nhiên biết “bạn kỳ sở sự” (đã không trung thành với chức phận).

Thầy Trần: “Bạn kỳ sở sự” nghĩa là gì? Con đi hỏi giáo sư đại học cũng chưa chắc có thể giải thích cho con được. Vậy con nói xem nghĩa là gì?

Học sinh: Chính là không dụng tâm, làm trái với lương tâm của chính mình, không làm cho tốt việc của mình gọi là phản bội nơi mình phục vụ, làm việc”.

Thầy Trần: Con xem bốn chữ “bạn kỳ sở sự”, đây là bổn phận của con, những gì giáo viên kêu con làm hay những gì con nên làm, con không làm cho tốt thì dùng chữ “bạn” này đại biểu phản bội, tức là phản đồ, vậy thì không phải là bộ dạng con người nên có, tức là tâm quá xấu. Con nói xem, tại sao bạn học này là nghĩ tới cái này? Ngày ngày đọc, từng câu từng chữ đi vào tai, đi vào tâm, tự nhiên sẽ biết. Con xem việc ác ở trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” rất nhiều mà em ấy có thể gặp được tình huống này ngay lập tức nghĩ tới “bạn kỳ sở sự”, em ấy liền nhớ ra. Đây không phải là các con dạy chứ?

Giáo viên: Dạ không phải, trước đây em ấy rất nghịch ngợm phá phách.

Thầy Trần: Em học sinh này sao?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Có danh tiếng đó?

Giáo viên: Vâng, em ấy tới đây hai năm rồi. Bởi vì gian dối khôn vặt, làm biếng nên lúc đầu bị phạt quỳ. Nghe em ấy nói khi em ấy làm không tốt, không thể làm hết trách nhiệm của mình thì nhớ tới câu “bạn kỳ sở sự” khiến chúng con rất kinh ngạc. Ý nghĩ này chúng con cũng chưa từng nghĩ qua, em ấy nói chúng con mới biết.

Thầy Trần: Con xem, từ đó mà chúng ta biết được, người tốt là do dạy ra được. Nhưng mà con biết dạy không? Con xem một đứa trẻ làm biếng như vậy nhưng nghĩ tới câu nói đó thì hổ thẹn. Vì sao vậy? “Ai ai cũng có tâm hổ thẹn”. Nhất định phải ghi nhớ năng lực của tự tánh rất nhiều, đặc điểm cũng rất nhiều, trong đó có một cái là tâm hổ thẹn. Khi em ấy nhớ tới bốn chữ này, các con không cần phải ở bên cạnh nhắc nhở em ấy, em ấy tự mình nghĩ tới, tâm hổ thẹn sanh khởi. Em ấy tự biết mình là một người phản bội lại bổn phận, trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói có nhân quả báo ứng, sau khi sinh tâm hổ thẹn  thì không dám làm biếng nữa. Con xem con người làm cách nào để không làm chuyện xấu nữa? Em ấy nói quá trình đó rất rõ ràng. Đầu tiên phải biết có bốn chữ “bạn kỳ sở sự”, đổi một cách nói khác là học thuộc lòng kinh điển, đọc sách ngàn lần. Tại sao phải đọc ngàn lần? Mở miệng là nói ra, không thuộc không được, đặc biệt là người trẻ tuổi phải thuộc làu làu trong tâm. “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” tốt ở chỗ nào? Chuyện ác ở trên đời gần như đều viết ở trong đó, thế nên em ấy nhìn thấy chuyện gì thì chỉ cần mở miệng là có thể nói ra  đây là chuyện xấu, không thể tới gần. Con xem, em ấy có tiêu chuẩn thiện ác, thị phi, xấu đẹp. Hơn nữa, tiêu chuẩn này không phải là giáo viên đặt ra cho em ấy, mà là cổ Thánh tiên Hiền đặt ra, người trong ngàn vạn hộ gia đình đời đời đều tuân theo. Con có thể ngoại lệ sao? Con dám ngoại lệ sao? Thiên hạ này không có ai là ngoại lệ. Không thể nào có việc con không có nhân tánh, không có tự tánh. Con có thể chạy thoát khỏi định luật nhân quả, nhân quả báo ứng sao? Có thể chạy thoát nổi không? Không, cho nên em ấy không dám dùng tánh mạng của chính mình làm việc ác. Hay nói cách khác, nếu em ấy lại làm biếng, thầy nghĩ là không bao lâu nữa em ấy vẫn không dám làm biếng nữa. Vì sao vậy? Em ấy sợ, nếu như ác báo tới thì phiền phức rồi. Ba năm tai họa nhất định tới. Đây không phải là nói đùa mà là chiêu cảm tới.

Giáo viên: Hơn nữa, con sẽ phát hiện ra, các em mỗi ngày đọc kinh tám giờ thì sau ba ngày, bốn ngày, năm ngày, bởi vì mỗi ngày đọc kinh sáu căn thâu nhiếp, chuyên tâm vô cùng, ngoài kinh văn của “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” trong đầu không hề có cái khác, cho nên vừa tan học, gặp chuyện thì trong đầu kinh văn tự nhiên xuất hiện ra.

Thầy Trần: Ngay lập tức đối ứng, bởi vì kinh văn đều giảng những chuyện trong cuộc sống. Con xem: “Củi dơ nấu ăn, đêm tối loã lồ, lòng dạ sâu hiểm nhưng bề ngoài ra vẻ hiền lành, đưa thức ăn dơ cho người ăn”, những cái này chính là cuộc sống. Có khi thầy giảng với mọi người, những gì hỏng không được đưa cho người khác, “đưa thức ăn dơ cho người ăn”. “Củi dơ nấu ăn”, ý nói lúc chẻ củi ra dính phải phân hay nước tiểu thì không thể dùng để đốt, tại sao vậy? Không cung kính với ông Táo. Thế nên người hiện nay nghe xong cảm thấy buồn cười, họ có thật sự tin tưởng không? Nếu không tin thì thôi vậy. Người Nhật Bản thì tin. Trong thế giới tự nhiên, có quá nhiều quỷ thần chung sống với con người. Con xem đĩa ký sự “Lý Sơn” trong đó có nói rằng cứ một thời gian nhất định họ sẽ đi tế bái. Đây không phải là mê tín. Sư phụ thường giảng, tâm con người thanh tịnh đến một mức độ nhất định thì thiên nhãn sẽ khai mở, họ có thể nhìn thấy những quỷ thần đó. Quỷ thần tự nhiên tồn tại. Con người không thể nào nói nhìn không thấy thì không tồn tại, bây giờ tắt đèn đi thì sẽ không nhìn thấy các con nữa, vậy các con không còn nữa sao? Nhìn không thấy là không tồn tại sao? Những chuyện này sẽ cho học sinh giá trị quan gì? Chân tướng vũ trụ nhân sanh. Không tin vào quỷ thần mà làm loạn thì sẽ chết rất thảm, tai họa rất nhiều. Thế nên Khổng Lão phu tử nói: “Tôn kính quỷ thần nhưng lánh xa”, kính trọng quỷ thần. Chúng ta chính mình không biết thì là tạp chất, đọc không hiểu là tạp chất, vậy thì ngày tháng chịu tội sẽ chờ ở phía sau.

Giáo viên: Thưa thầy, chúng con hôm nay có một bạn học, trong khi em ấy đọc sách chung với cả lớp thì em ấy buồn ngủ, em ấy rõ ràng là cảm thấy có người dùng sức vỗ vào phía sau đầu em ấy.

Thầy Trần: Đó là thần hộ pháp.

Giáo viên: Sau đó em ấy quay đầu thì không thấy ai, nhưng mà sau khi em ấy tỉnh táo lại thì phía sau đầu rất đau.

Thầy Trần: Tê dại.

Giáo viên: Vâng, rất đau.

Thầy Trần: Lúc làm ở đài truyền hình thầy có ấn tượng rất sâu sắc, khi đó mới ngoài 20 tuổi, một mình ở trong phòng phát sóng. Vốn là phải đọc sách học tập, nhưng thấy buồn ngủ, ngồi đó ngáp, đột nhiên có một đầu ngón tay đâm vào đầu của thầy làm thầy bừng tỉnh, rất rõ ràng cảm nhận được chứ không phải ảo giác. Sau này cũng không có, trước đây cũng không có, chỉ có một lần đó, cho thấy đó không phải là ảo giác thường xuất hiện, trong phòng không có một ai. Cho nên một người nếu thật tâm học hỏi thì xung quanh sẽ có thần hộ pháp. Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” cũng có nói: “Hễ tâm dấy khởi một điều thiện (thiện niệm) thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi”, cho nên đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” là đọc những cảnh thực thị hiện vụ trũ nhân sanh cho mọi người, là chân tướng. Có ông Táo, có thần giữ cửa, có thần Tam thi.

Thế giới quan, nhân sinh quan này cắm rễ cho chúng, đứa trẻ nào đọc sách trăm lần ngàn lần thì những chân tướng này sẽ khắc sâu vào trong não chúng, vào trong tâm chúng, tương lai chúng thực sự có thể gặp điều may lánh điều xấu, chúng không dám tùy tiện làm loạn. Cái này cũng không tin, cái kia cũng không tin, theo chủ nghĩa duy vật, được, nhưng bạn sai rồi, bạn không có nhìn thấy không gian bốn chiều. Các nhà khoa học nói có mười mấy chiều không gian, quỷ thần chẳng qua là chiều thứ tư, chiều thứ năm. Do đó phải thường xuyên đọc, phải sợ hãi cẩn trọng. Cho nên “quân tử khi ở một mình phải cẩn trọng, không được khinh thường nhà tối”mười mắt trông thấy, mười tay trỏ vào”. Mười mắt từ đâu mà có? Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói với chúng ta, chúng sanh ở các chiều không gian khác rất nhiều, con người phải có tâm cung kính. Tâm cung kính từ đây mà có.

Học sinh bây giờ không nhận được giáo dục này, quỷ thần gì chúng cũng không quan tậm, cho nên chúng mới làm càn, làm loạn thì gặp tai họa thôi. Những tai họa này chúng không biết liên hệ tới, chúng không nghĩ ra được là đã làm chuyện gì mà thành ra như vậy. Đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” rồi thì sẽ giống như em ấy, chuyện gì cũng có thể liên tưởng tới.

Học sinh: Còn có lúc bình thường sẽ hứng thú mà quên mất hình tượng, sau đó sẽ nhớ tới câu nói “hưởng lạc không kiềm chế”. Bình thường có lúc giáo viên phê bình mà con không có tâm cảm ân, thì liền nhớ tới “phê bình rồi mà còn không biết cảm ân”nhận ơn ai chẳng biết cảm động”. Con thường nghĩ tới những câu này.

Thầy Trần: Hay nói cách khác, đó là trong cuộc sống tất cả mọi nơi mọi việc em ấy đều nghĩ tới “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Thứ nhất, cho thấy “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” tốt, gần như đều bao hàm mọi việc trong cuộc sống của con, đều nói ra hết. Thế nên tại sao phải đọc, phải chọn “Cảm Ứng Thiên”? Bởi vì có liên quan đến cuộc sống. Thứ hai, tâm của em ấy thanh tịnh. Bình thường không nghĩ ra, trước đây không nghĩ ra, tại sao? Tâm loạn, những thứ vô dụng quá nhiều. Tự nhiên em ấy có thể giáo dục chính mình. Đây là cái gì? Khí phách của Thánh Hiền quân tử có một chút cảm giác rồi. Giống cảm giác của một quân tử, có thể tự mình nhắc nhở chính  mình, dùng kinh giáo, dùng nghĩa lý sửa đổi chính mình, bên cạnh không có người cũng có thể tự mình sửa. Con xem, quân tử là từ đó mà ra. Nhân dân bá tánh đất nước này đều làm như vậy, đều tự mình nhắc nhở chính mình, không cần pháp luật, vậy mới cao cấp. “Pháp luật càng chi tiết thì đạo tặc càng nhiều”, vậy là cái gì? Giáo dục luân lý đạo đức không còn nữa.

Dùng phương pháp “đọc sách ngàn lần” này của các con, đọc toàn là kinh điển giáo dục Thánh Hiền, căn bản không cần dùng pháp luật. Em ấy như vậy tương lai thực sự có thể cắm rễ học hành tốt, không thể hoang phế. Em ấy có thể làm chuyện xấu không? Tiêu chuẩn đó nằm trong tâm em ấy, đã biến thành thói quen của em ấy. Hổ thẹn khi làm việc ác, cái này còn cao hơn việc không dám làm việc ác. Không dám làm ác mà vẫn còn nghĩ tới, vậy là không dám làm mà thôi. Còn ở đây thì ngay cả nghĩ cũng không nghĩ tới, em ấy có tâm hổ thẹn ràng buộc, không liên quan gì tới pháp luật, con nói xem vậy có tốt không? Học sinh trên cả nước có cần dạy thành như vậy không? Cần chứ. Dạy thành như vậy, những đứa trẻ đó trưởng thành đều biến thành công dân thành phố, biến thành bá tánh của quốc gia, quốc gia này là nước quân tử. Nước quân tử từ đâu mà có? “Đọc sách ngàn lần, tự nhiên lãnh hội hàm nghĩa trong đó”, tự nhiên cái ý đó sẽ xuất hiện.

Học sinh: Cảm nhận thứ hai là sau khi đọc kinh một thời gian, thì phát hiện chính mình có rất nhiều vọng niệm, vọng tưởng không ngừng xuất hiện, còn có lười biếng, có tập khí ham hư vinh, giải đãi, tất cả tập khí thói quen vọng niệm đều xuất hiện, chưa từng phát hiện chính mình lại nóng nảy gấp gáp như vậy, phát hiện chính mình không lão thật, không giữ bổn phận.

Thầy Trần: Lúc trước khi đọc sách chưa từng trải qua sao?

Học sinh: Dạ chưa.

Thầy Trần: Không biết tâm mình gấp gáp nhiều như vậy, không tốt nhiều như vậy, vọng niệm nhiều như vậy cũng không biết. Con đọc khoảng mấy ngày thì con có lãnh hội này?

Học sinh: Dạ, hai tuần.

Thầy Trần: Hai tuần đã cảm nhận được à? Sau hai tuần thì sao?

Học sinh: Cảm thấy tâm của chính mình rất gấp gáp nóng nảy, sau đó thì luôn phản tỉnh, cảm thấy tập khí này vô cùng đáng sợ, tại sao lại nóng nảy như vậy? Kể cả trong lúc yên tĩnh đọc kinh mà xuất hiện nhiều vọng niệm như vậy, đó là nguyên nhân gì. Sau đó thì phản tỉnh được đầu tiên là không có tâm cung kính. Bình thường quá mức tùy tiện, không ràng buộc bản thân, hứng thú mà quên mất [thúc liễm] bản thân. Sau đó đọc kinh cũng vậy, ở chung với bạn học cũng vậy, làm bất kỳ chuyện gì bản thân đều không có tâm cung kính.

Thầy Trần: Đây là em ấy đang phản tỉnh vọng niệm tập khí của em ấy từ đâu mà có. Sau khi đọc kinh, ngoài tám giờ đồng hồ đọc kinh thì bắt đầu phản tỉnh. Sau khi phản tỉnh, cũng là khoảng hai tuần sau thì tình hình thế nào con?

Học sinh: Hai tuần sau phát hiện chính mình an định hơn trước. Dùng tay chỉ theo đọc, mắt nhìn vào chữ, miệng thì đọc, trong tâm nghĩ tới, lúc ép buộc chính mình từng chữ một đem tâm an tịnh lại thì tốc độ tự nhiên sẽ chậm lại, theo nhịp hô hấp mà tốc độ từ từ chậm lại. Đó là bất tri bất giác, không hề cố ý làm như vậy. Sau đó phát hiện rất thoải mái, cảm giác vô cùng an tịnh. Từ trường này vô cùng hiền hòa, trước đây con chưa từng có cảm giác thoải mái như vậy.

Thầy Trần: Sau đó vọng niệm thì sao? Tập khí của con thì sao?

Học sinh: Ít hơn trước đây rất nhiều.

Thầy Trần: Đây là đạo lý gì? Tại sao chúng ta mở ba lớp học, nói những quy tắc này, chỉ theo đọc, sáu căn thâu nhiếp, tư thế đọc, cuối cùng thì vọng niệm của em ấy sau hai tuần đã bị diệt trừ, càng ngày càng ít? Đây là đạo lý gì? Vấn đề đầu tiên, tại sao con thấy em ấy nói vừa đọc kinh, vừa an định lại thì toàn bộ đều xuất hiện, vì sao vậy? Sư phụ giảng kinh thường nói, các em ấy đã có lãnh hội rồi. Sư phụ giảng vừa niệm Phật thì tất cả vọng niệm đều xuất hiện, sao lại nhiều rác như vậy? Thực ra bình thường càng nhiều hơn, chẳng qua không phát hiện, cho thấy tâm của con đang lăn qua lăn lại không yên. Đang ở trong loạn thì làm sao có thể phát hiện ra loạn được chứ? Đợi khi tâm thực sự an định lại thì tất cả những tập khí này đều tới, vọng niệm này vọng niệm kia ở đó lượn qua lượn lại, con có thể nhìn thấy tình trạng bình thường, tình trạng phổ biến của con thường ngày và tâm thái của con như thế nào. Hóa ra mặt vốn dơ như vậy, chẳng qua con không biết mà thôi. Nhanh chóng rửa mặt xong thì liền an định.

Em ấy dùng thời gian hai tuần cho thấy nghiệp chướng của em ấy rất nặng. Nhưng mà tốc độ hai tuần cũng coi là khá nhanh, mới mười lăm ngày đã từ từ an định lại. Dùng phương pháp gì? Chính là lục căn thâu nhiếp, không hề có phương pháp khác. Con không nên nghĩ con dùng suy nghĩ này đè lên trên suy nghĩ khác, như vậy sai rồi, mà là không quan tâm tới nó, sư phụ nói cho chúng ta biết cứ để mặc nó. Sáu căn thâu nhiếp trên cuốn kinh này thì tự nhiên những thứ đó sẽ không xuất hiện, nếu con không thâu nhiếp thì liền xuất hiện. Đạo lý là ở chỗ này. Thế nên năng lực chuyên chú vô cùng lớn, hơn nữa nhất định phải nhớ kỹ từ nhỏ bồi dưỡng năng lực chuyên nhất này cho học sinh.

Vấn đề lớn nhất của con trẻ hiện nay (bao gồm cả sinh viên) chính là ở đây, sự chuyên tâm vô cùng kém, không thể trong thời gian dài tập trung vào một việc. Chúng làm không tốt, cũng không kiên trì. Thứ nhất là do xã hội xung quanh quá loạn, quan trọng nhất là tâm chúng loạn, tâm vô cùng loạn, căn bản không an định lại được. Con làm việc với chúng, con sẽ thấy chúng rất dễ phạm sai lầm. Các con đều biết ở bên ngoài làm những việc sai trái rất nhiều, dù con có dặn dò kỹ càng thế nào chúng cũng làm hỏng việc. Vì sao vậy? Chúng không chuyên tâm được, không thể tập trung làm một việc. Thế nên nói “Đọc sách ngàn lần” huấn luyện những em học sinh này tập trung cao độ vào ý niệm của chính mình, gọi là tập trung tinh thần. Tập trung tinh thần sẽ sinh ra năng lượng rất lớn mạnh, năng lượng không thể nghĩ bàn.

Giáo viên: Thưa thầy, trong quá trình đọc sách tám giờ đồng hồ, đích thực là khảo nghiệm rất tốt cho thói quen và tập khí của chính mình. Lúc đọc sách vọng niệm nhiều nhất chính là thứ mà chúng ta tham nhất trong cuộc sống. Ví dụ trong quá trình đọc sách, con nghĩ đến nhiều nhất là ăn, vậy thì trong cuộc sống nhất định con là đứa tham ăn. Ví như nói cảnh chiếu trong ti vi, hình ảnh trong ti vi, những lời nói vô nghĩa, âm nhạc hay quần áo đẹp, những thứ này đều xuất hiện. Cho nên trong quá trình đọc sách sẽ phát hiện ra thói quen, tập khí, vấn đề nào nghiêm trọng nhất, sẽ rất rõ ràng mà biết được.

Thầy Trần: Con sẽ phát hiện trong lòng con là một bãi rác lớn, bình thường thì không cảm thấy, vẫn cảm thấy chính mình khá tốt, nhưng vừa an định lại, đi theo phương hướng khôi phục tự tánh thì hóa ra tâm của mình là một bãi rác. Con còn muốn nó không? Những thứ đó đều vô dụng, vì sao vậy? “Vốn là thanh tịnh”, đó là diện mạo vốn có của tự tánh. Con không khôi phục diện mục vốn có này, con cứ vứt rác vào chỗ này, tài - sắc - danh - thực - thùy, ăn uống chơi bời, vậy thì tự mình hại chính mình. Cho nên “đại học chi đạo” là khôi phục diện mạo vốn có của con, khôi phục tự tánh vốn là thanh tịnh. Nhất định phải ghi nhớ là khôi phục. Các con trong quá trình đọc sách phát hiện những cái này không nên sợ hãi, cứ để mặc nó, rồi từ từ sẽ không còn. Em học sinh này không phải là một ví dụ sao? Sau hai tuần thì không còn nhiều nữa. Đừng quan tâm tới nó.

Giáo viên: Điều này là mấu chốt, cũng giống như khi nãy thầy giảng, nhất định không được dùng vọng niệm này chèn ép vọng niệm khác, không nên có những cái này. Sáu căn thâu nhiếp vào việc đọc kinh điển, chuyên tâm, tự nhiên nó sẽ không còn nữa.

Thầy Trần: Hơn nữa, thầy nói cho các con biết, thời gian dài rồi từ từ sẽ không còn nghĩ tới những thứ đó nữa.

Giáo viên: Thưa thầy, hơn nữa không những cách nghĩ không còn nữa, ví như nói vọng niệm nhiều nhất của con là ăn, tham ăn, trong quá trình đọc kinh thời gian dài thì không còn vọng niệm nữa. Trong cuộc sống có bạn học nói, dục vọng đối với ăn uống đích thực giảm xuống. Trước đây tham ăn, ngày ngày ăn cơm nhì thấy cái gì ngon thì dù là đã ăn no vẫn muốn ăn tiếp. Nhưng mà đọc kinh tâm thanh tịnh rồi, lúc đi ăn cơm hình như ăn ít đi, sau đó cảm thấy cũng không để ý ăn cái gì nữa.

Thầy Trần: Người xưa có một câu nói: “Dục vọng quá nhiều thì thiên tư cạn cợt”, nghĩa là gì? Con xem, đứa trẻ này có phải là một tài liệu tốt không? Dục vọng của em ấy có nặng không? Tham ăn tham ngủ tham chơi, tâm tham rất nặng, thiên tư cạn cợt, hay nói cách khác, không phải là nhân tài tốt. Làm sao biến em ấy thành nhân tài tốt đây? Con phải giảm dục vọng của em ấy xuống. Phương pháp nào mới tốt? “Đọc sách ngàn lần”, tự nhiên tất cả những tham ái, những dục vọng trước đây đều bị diệt trừ. Nhớ kỹ, “hết thảy mọi đau khổ đều từ tham dục mà ra”, hết thảy căn nguyên của khổ nạn đều là do tham. Con xem, chúng mới mười mấy tuổi đã cắt đứt tham, đã cắt đứt khổ, ly khổ. Cho nên hạnh phúc nhân sinh từ đâu mà có? “Đọc sách ngàn lần”.

Nhất định phải hiểu, những thứ này trong tự tánh không hề có, thông qua quá trình đọc sách mà thanh trừ đi. Con nhìn thấy không, cũng giống như bạn học của con nói, chúng xuất hiện ra, con có thể nhìn thấy rõ ràng, dù sao thì đống rác đó đều ở trước mặt con. Con rất rõ ràng, con rất hiểu. Đồng thời sau khi dọn dẹp chúng, ví như nói hai tuần sau, con sẽ phát hiện những bạn học này thanh tịnh, an định, trang nghiêm, có trí huệ, dễ dạy hơn trước, đây đều là những gì các con tận mắt nhìn thấy đúng không? Từ đâu mà có? Khôi phục tự tánh. Những thứ này trong tự tánh vốn có, chỉ khôi phục thôi. Bây giờ con trẻ tại sao lại khó dạy? Từng trẻ một đều là một bãi rác. Vậy con làm sao mà dạy? Đó là tự tánh bị mê mờ rồi, bị chôn vùi quá sâu, “minh minh đức” minh không nổi nữa. Rác ở bên trên có 180 tầng, con làm sao mà dọn dẹp? Hay nói cách khác, tập khí trên người mỗi một đứa trẻ đều đếm không hết.

Giáo viên: Thưa thầy, sáu căn thâu nhiếp đích thực là vô cùng quan trọng. Con chính mình cũng có một cảm nhận rất sâu sắc. Trước đây tốc độ nói chuyện của con rất nhanh, mỗi ngày giáo viên đều nhắc nhở. Con nói xong một câu, giáo viên hỏi con khi nãy nói gì? Con nói lại một lần nữa, giáo viên bảo hóa ra con nói nhiều chữ như vậy, sao thầy chỉ nghe được một hai chữ.

Thầy Trần: Sau này con gặp phải người nói chuyện nhanh, con nhắc nhở họ là ở trong sách xưa có giảng, người như vậy thọ mạng ngắn, không phải là biểu hiện có phước báo. Thế nên đại tượng là voi thì động tác chậm rãi, rùa sống rất lâu thì động tác chậm rãi. Nhất định phải biết con người phải nhận sự giáo hóa của thiên địa vạn vật. Đại tự nhiên chính là người thầy tốt nhất, bởi vì bạn là một phần của đại tự nhiên. Người hiện nay tâm vội vã, quá nhanh rồi. Thế nên thầy thường có một nghi vấn hỏi sư phụ là chúng ta chậm như vậy, trong “Đệ Tử Quy” đều nói là phải chậm rãi, phải cẩn trọng, vậy thì không theo kịp thời đại. Sư phụ nói không theo kịp thời đại thì sống lâu, theo kịp thời đại thì chết sớm. Đúng vậy, con càng nghĩ sẽ càng thấy đúng, hít thở, tốc độ tim đập phải trầm ổn kéo dài. Lúc nào mà tim đập thình thịch thì cũng sắp xong rồi. Nói chuyện, làm việc đều như vậy. Cho nên bạn học chúng ta trong lúc đọc kinh không nên quá nhanh, phải chậm rãi. Một bộ kinh đọc xong trong 10 phút, rất chậm rãi, đây là hiện tượng tốt. Con làm chủ nhiệm con cũng phải học đúng không?

Giáo viên: Vâng. Trước đây nói chuyện quá nhanh, có lúc thì khắc chế được, nhưng mà hiệu quả cũng không phải rõ ràng lắm. Đọc kinh mặc dù con không đọc nhiều như các em học sinh nhưng con cũng đang đọc. Sáu căn thâu nhiệp, từng chữ một đọc vô cùng nhẹ nhàng. Còn có ngồi đối diện với thầy, thực sự là lúc thầy giảng kinh thì sáu căn đều thâu nhiếp, con ngồi bên cạnh không hề có chút vọng niệm linh tinh nào cả, con phát hiện tốc độ nói chuyện tự nhiên chậm lại. Hơn nữa, con đột nhiên cảm thấy sao con lại nói chuyện chậm như vậy, con cũng không hề cố ý, nhưng mà cứ vậy mà chậm lại.

Thầy Trần: Đây cho thấy điều gì? Sự quan trọng của trường kỳ huân tư, con phải luôn ở bên cạnh thầy mình. Chớ bảo đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” được ba ngày thì cất sang một bên, vậy không được. Con phải sống trong môi trường như vậy thì tự nhiên con sẽ thay đổi, không hề có ai ép buộc, sự thay đổi này diễn ra âm thầm. Nhất định phải ghi nhớ đó là đặc điểm của giáo dục Thánh Hiền. Không phải là thay đổi ngay lập tức. Nhất định phải ghi nhớ “gần người hiền, tốt vô hạn”, cho nên không thể rời xa người thầy chính là không thể rời xa kinh giáo của sư phụ, phải mỗi ngày nghe, thường xuyên nghe, tự nhiên con sẽ thay đổi.

Giáo viên: Thưa thầy, khi nãy có nói tới đọc sách có thể khiến dục vọng của con người nhạt bớt. Bởi vì chúng con cùng đọc sách với các em học sinh, lúc đọc sách con cảm nhận dục vọng làm thế nào mà nhạt bớt? Là do sinh tâm hổ thẹn. Mặc dù có thể trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” không tìm được câu nào tương ứng, nhưng mà tâm hổ thẹn thì có. Ví dụ như mặc quần áo, có khi chúng con mặc một bộ quần áo mới, con sẽ nghĩ không biết con mặc bộ quần áo này có đẹp hay không. Trước đây có thể sẽ không quan sát suy nghĩ này, nhưng mà sau khi đọc xong kinh điển, suy nghĩ này vừa sanh ra là con nghĩ tới liền, con là một người phụ nữ mà lại có tà tư tà kiến như vậy, thật đáng hổ thẹn. Sau đó sự quan tâm đối với quần áo đẹp hay không từ từ cũng nhạt bớt, thậm chí có lúc cũng không nhớ tới nữa.

Thầy Trần: Hiện nay con nói lời này, có rất nhiều bạn nữ nghe không hiểu. Con gái không phải nên như vậy sao? Mặc váy ngắn lộ chân ra, mặc quần áo đẹp. Nhất định phải ghi nhớ tứ đức của phụ nữ, điều đầu tiên là phụ đức, đức hạnh của người nữ; sau đó là phụ ngôn, lời nói; phụ công, năng lực làm những việc mà phụ nữ nên làm; phụ dung, chính là hành vi cử chỉ, đặc biệt quần áo mặc trên người nhất định phải phù hợp với đạo. Cho nên lời con nói chính là ý này. Bạn nữ nào học văn hóa truyền thống thì nghe hiểu, còn không học văn hóa truyền thống thì ngày ngày chạy theo cái đẹp. “Dã dung hối dâm” [trau chuốt dung nhan, nhan sắc là khiến cho bọn tà dâm tới xâm phạm mình], đó chính là nguồn gốc tai họa. Cái gốc tai họa của người phụ nữ chính là đến từ những bộ quần áo đẹp. Tại sao những người không đàng hoàng theo đuổi họ? Những kẻ bàng môn tà đạo, những kẻ gian ác lại vây quanh họ? Những lời họ nói, biểu cảm ngôn ngữ, quần áo đều khiến người khác sanh ra tà tư tà niệm, chính là ý này. Từ đâu mà sanh ra? Chính là khi nãy con nói quần áo đẹp, thích trang điểm, cùng từ suy nghĩ này bắt đầu. Chuyện nhỏ như vậy mà con có thể sanh tâm hổ thẹn thì cho thấy điều gì? Cho thấy mỗi một câu kinh đều nhập vào tâm rồi. Nếu như con ở đó suy nghĩ linh tinh, đọc thì có đọc đấy, nhưng không cảm ứng với tự tánh của con. Hay nói cách khác, cái gì khiến con có tâm hổ thẹn? Là tự tánh. Tà không thể thắng chánh, tà bên ngoài có nhiều hơn đi chăng nữa, tâm của con chánh thì nó rất nhỏ, trong một niệm, hình như chớp một cái là biến mất. Những cái này có thể giúp con hóa giải hết thảy gian tà. Cho nên con không thể xem thường đọc kinh, đọc đều là chánh, cũng không như con đang gắng hết sức lau chùi tấm gương đó, càng lau càng sáng, bởi vì nó vốn sáng bóng, không nên có bụi bẩn.

Học sinh: Thưa thầy, tập khí thói quen của con vô cùng nặng. Ví dụ như lười biếng, còn có gian dối khôn vặt, trước đây sửa thế nào cũng không sửa được. Sau đó trong lúc đọc kinh đột nhiên hiểu ra, liền cảm thấy tập khí thói quen này rất đơn giản, không khó sửa ạ.

Thầy Trần: Có phải là trong một ngày nào đó đọc kinh tự nhiên xoay chuyển lại?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Con thấy đó

Học sinh: Đột nhiên hiểu ra.

Thầy Trần: Con cũng không có nghĩ tới chuyện đó đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Tự nhiên sanh ra ở trong lòng con. Cái ý niệm này khi đó làm sao xoay chuyển được vậy?

Học sinh: Đột nhiên như vậy, lúc đọc kinh cứ đọc rồi đột nhiên hiểu ra. Sau đó trong lòng cảm thấy vô cùng vui vẻ, liền nghĩ sao trước đây vì sao lại không sửa được chứ?

Thầy Trần: Con hiểu được điều gì?

Học sinh: Đem chúng buông xuống là được.

Thầy Trần: Buông cái gì xuống?

Học sinh: Chính là đem tập khí, thói quen gian dối khôn vặt, còn có lười biếng, con đem sửa đổi lại.

Thầy Trần: Trong một niệm như thế nào, là đem chúng buông xuống đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Mọi người nghe xem, tập khí xấu bao nhiêu năm, cũng giống như khi nãy con nói hai năm chỉ vì vấn đề này mà bị phạt quỳ, nhưng chỉ trong một niệm, dùng lời của em ấy là buông xuống. Cảm giác của con khi đó là buông xuống đúng không?

Học sinh: Vâng, cũng giống như buông xuống một cái bao rất nặng, sau đó thì tâm trống rỗng. Cảm giác sửa đổi những thói xấu này rất dễ dàng, cũng rất có tự tin mà sửa. Trước đây thường xuyên bởi vì làm biếng, gian dối khôn vặt mà trong lòng cảm thấy rất buồn. Cả ngày chỉ cần nghĩ tới chính mình có tập khí làm biếng, gian dối khôn vặt thì tâm tình sẽ rất sa sút.

Thầy Trần: Là bởi vì cảm thấy sửa không nổi?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trn: “Đọc sách ngàn lần” đã giúp em ấy sửa đổi. Vậy thầy hỏi con, con thực sự đã sửa rồi?

Học sinh: Vâng. Trước đây khi con gặp việc nhất định sẽ sinh tâm làm biếng, hiện tại không còn tâm như vậy nữa.

Thầy Trần: Em ấy tự mình kiểm tra được, tập khí này, suy nghĩ này không còn xuất hiện.

Giáo viên: Sự thay đổi của em ấy tụi con có thể cảm nhận được, từ biểu hiện của em ấy. Trước đây khi em ấy phạm lỗi, em ấy bị phê bình thì mặt không có biểu cảm gì, em ấy cũng không  nói chuyện.

Thầy Trần: Chai sạn rồi.

Giáo viên: Vâng, đã chai sạn rồi. Cũng không biết là em ấy nghe hiểu hay là không hiểu, em ấy không nói lời nào. Rất nhiều lần hỏi em ấy cũng không nói, cứ đứng ở đó. Nhưng mà hiện tại còn chưa đợi tụi con nói thì có thể nhìn thấy biểu cảm của em ấy rất hổ thẹn.

Thầy Trần: Tâm của em ấy động rồi.

Giáo viên: Vâng, tâm động rồi.

Thầy Trần: Trước đây thì không có chút cảm xúc nào.

Giáo viên: Vâng. Hơn nữa, trước đây em ấy đích thực rất chai sạn, giống như tốt với em ấy thì em ấy cũng không có cảm giác. Nhưng mà hiện tại phát hiện có rất nhiều lúc em ấy ở xung quanh giáo viên rồi hỏi: “Cô ăn cơm chưa? Cô hôm nay nhớ nghỉ ngơi sớm đó”. Em ấy hiểu được quan tâm giáo viên rồi.

Thầy Trần: Không phải là ai dạy, tự nhiên biết đi yêu thương người khác. Nguyên nhân là gì? Tâm cảm ân. Mạnh lão phu tử có nói, tâm kính yêu ai ai cũng có. Em ấy cũng có, hiện tại chỉ là khởi động nó thôi, hay nói cách khác là tự tánh của em ấy bộc phát. Trong tự tánh có nhiều bảo bối như vậy, con cái của chúng ta vốn hiểu được kính yêu, vốn hiểu được hổ thẹn, vốn hiểu rõ thị phi, vốn là giác ngộ, vốn là tướng hảo. Hiện tại cái gì cũng không có, tự tánh đã bị che lấp mất. “Đọc sách ngàn lần” thì tự tánh liền hiện, con thấy có đúng không? Tự nhiên em ấy trở thành như vậy. Làm gì phải mệt phải khổ như vậy. Cho nên giáo dục là một chuyện tốt đẹp nhất, các con làm chủ nhiệm có thể nhìn thấy. Không lẽ trong tâm các con không cảm thấy hạnh phúc vui vẻ sao?

Giáo viên: Dạ vui vẻ. Chúng con nhìn thấy em ấy chính khí đầy đủ. Trước đây em ấy luôn đề phòng chúng con. Bởi vì em ấy rất khôn vặt, luôn tính kế, hơn nữa em ấy đem đồ công cộng giấu vào tủ đồ của mình, có khi tụi con phải định kỳ kiểm tra tủ đồ của em ấy, phải nhân lúc em ấy không ở đó để kiểm tra xem em ấy có giấu đồ trong đó không.

Thầy Trần: Sự thông minh của em ấy dùng cho phương diện này, vì bản thân mà.

Giáo viên: Vâng, bây giờ chính khí đầy đủ, nhìn thấy em ấy rất ung dung tự tại, rất lỗi lạc.

Thầy Trần: Chính là nói không cần dùng ngôn ngữ, con vừa nhìn thì có thể biết sự thay đổi của em ấy, và là sự thay đổi tốt.

Giáo viên: Trước đây rất ít khi nhìn thấy em ấy vui vẻ, sự vui vẻ xuất phát từ nội tâm. Như em ấy nói đọc kinh có thể sanh tâm hoan hỷ, từ trên người em ấy, trên khuôn mặt của em ấy có thể cảm nhận được sự hoan hỷ, cái này trước đây không nhìn thấy

Thầy Trần: Hay nói cách khác là tâm hoan hỷ của em ấy có thể cảm động người khác, người khác nhìn thấy cũng hoan hỷ. Nếu con trẻ nhà người ta càng nhìn càng không muốn nhìn thì tâm có vấn đề rồi.

Học sinh: Trước đây con không hề có tâm cảm ân với hai cô giáo chủ nhiệm, căn bản là không có khái niệm này. Hiện tại có lúc đọc kinh xong, chính mình đột nhiên nhớ tới từ lúc bắt đầu tới trường học này, hai cô giáo chủ nhiệm từng chút một dẫn dắt chúng con tới ngày hôm nay, có rất nhiều chuyện đều có thể nghĩ tới.

Thầy Trần: Mấy năm rồi?

Học sinh: Dạ, bốn năm rồi.

Thầy Trần: Chuyện bốn năm trước cũng nhớ tới à, đều là cô giáo đối tốt với em như thế nào. Các con nghe được có cảm giác gì? Tâm cảm ân vốn là có, vậy con nói xem tại sao em ấy lại không có? Vì em ấy chưa học buổi học này, tự tánh của em ấy bị che lấp, không thể nào hiển hiện ra, tự tánh minh đức không hiển hiện ra được, ánh sáng không có. Con nghe lời này của em ấy, các em học sinh của các con ở đây nói chuyện, không có điều nào là bị ép buộc, đều là tự mình. Hơn nữa, lời nói của mỗi người lại không giống nhau, cảm nhận không như nhau. Con nhớ tới những năm này cô giáo tốt với con như thế nào, đều nhớ hết rồi đúng không?

Học sinh: Đều nhớ ra ạ. Trong lòng con cảm thấy vô cùng buồn, cảm thấy bản thân trước đây thật chai sạn, thật nhạt nhẽo, thật không giống như con người. Đối với giáo viên sao lại không có tâm cảm ân? Cảm thấy vô cùng buồn, cảm thấy không thể có lỗi với các cô.

Thầy Trần: Chúng ta thường nói một câu gọi là lương tâm bất an. Người hiện tại vì sao không có cảm giác này? Tụi con biết không? Lương tâm của họ bị che mờ, bị vùi lấp quá sâu, bị tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn ép chặt. Cho nên con rõ ràng giúp họ, cứu họ, họ không có tâm cảm ân, không nên trách họ. Cũng giống như con trách cái gương, tại sao soi không thấy được con? Rõ ràng con đã đứng trước gương năm năm rồi. Năm năm rồi, bụi bẩn trên đó con không hề lau, vậy thì làm sao trách nó được? Bụi bẩn trên đó vẫn luôn tồn tại. Đứa trẻ này cũng vậy, bạn học của chúng cũng vậy, con chỉ cần dọn dẹp sạch những thứ này. “Đọc sách ngàn lần”, con xem, mỹ đức tự nhiên hiện ra. Cái gì cũng hiện ra, những gì tốt đẹp đều hiện ra. Hơn nữa, hai giáo viên chủ nhiệm các con có một lãnh hội, không có bạn nào nói cái xấu cũng hiện ra, không hề có đúng không?

Giáo viên: Dạ không có.

Thầy Trần: Tuyệt đối không có cái xấu, đều là cái tốt. Đạo lý gì vậy? “Đại học chi đạo, tại minh minh đức”, minh đức là tự tánh. Tự tánh vô cùng tốt đẹp, một chút xấu cũng không có. Tự tánh vốn thiện, “nhân chi sơ tánh bổn thiện” được chứng minh rồi. Cho nên nhất định phải biết, phải muốn cho học sinh, con trẻ của mình giống như người bình thường có tâm cảm ân. Không nên dụng công ở mặt khác, phải dụng công ở tự tánh của chúng. Làm sao dụng công? Giúp chúng loại bỏ tập khí thói quen xấu, cắt đứt duyên xấu của chúng ở bên ngoài. Con cảm thấy cái tâm hổ thẹn, tâm sám hối được sinh ra. Nhớ tới giáo viên đối tốt với con, chuyện này trước đây chưa từng xảy ra phải không?

Học sinh: Chưa từng ạ.

Thầy Trần: Vì sao đối tốt với em ấy, em ấy lại không có cảm giác? Con trẻ hiện tại không phải đều là như vậy sao? Muốn con của mình trở nên tốt thì làm thế nào đây? Hãy “Đọc sách ngàn lần”.

Giáo viên: Hơn bốn năm rồi, ăn mặc ở dùng của em ấy đều là giáo viên cung cấp, thậm chí nói sự quan tâm yêu thương cha mẹ không dành cho em ấy mà cũng là giáo viên dành cho em ấy, nhưng em ấy không có tâm cảm ân, hoặc cũng giống như những gì em ấy nói là chai sạn, không cảm nhận được. Nhưng mà đọc kinh mấy ngày thì em ấy đều cảm nhận được, đều phản tỉnh lại được rồi.

Học sinh: Thưa thầy, con còn có một cảm nhận, đó là khi đọc kinh cái gì con cũng không nghĩ tới nữa, nhưng cứ đọc thì nước mắt lại rơi xuống. Con muốn hỏi vì sao đọc kinh lại rơi nước mắt?

Thầy Trần: Chúng ta hôm nay sống trong thế giới này sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề phức tạp. Hỏi ai bây giờ? Hỏi nhà khoa học, họ còn không biết đi hỏi ai. Sư phụ nói cho chúng ta biết, hỏi cổ Thánh tiên Hiền. Con cái có vấn đề hỏi ai? Hỏi cha mẹ. Chúng ta hỏi tổ tiên, tổ tiên của chúng ta có trí huệ cứu cánh viên mãn. Những vấn đề này đều nằm trong kinh giáo, mọi người có cơ hội có thể đọc “Kinh Vô Lượng Thọ”. Trong kinh văn có viết rất rõ ràng, chúng sanh thế gian đọc kinh điển tại vì sao lại rơi nước mắt.

Thầy cũng từng có trải nghiệm này, lông tóc đều dựng ngược lên. Có đúng không? Thầy nhớ có một vị lãnh đạo, lần đầu tiên đi đến một ngôi chùa trên núi, một vị hòa thượng mở cánh cửa lớn đi ra, ông ấy nhìn thấy hòa thượng thì khóc lớn, nước mắt giàn giụa. Chính ông ấy cũng không biết tại sao, ông ấy không quen mà! Vì sao vậy? Lúc thầy còn làm ở đài truyền hình, tiết mục của thầy có một cô biên tập họ Lưu, khi đó thầy để cô ấy đi công tác tới cung điện Potala. Cô ấy đời này chưa từng đi Tây Tạng. Cô ấy vừa bước vào đại điện một lúc thì khóc, sụt sịt không nên lời, càng khóc càng lớn. Những người xung quanh khuyên cô ấy, các vị Lạt ma khuyên cô ấy ngồi đó nghỉ ngơi, cô ấy chỉ vào pháp khí và hỏi cái này dùng như vậy có đúng không? Mọi người bảo đúng vậy, sao cô lại biết? Cô lại chỉ cái khác và bảo cái đó dùng như vậy đúng không? Mọi người bảo đúng vậy, sao cô lại biết? Cô ấy chưa từng đến đây mà! Con làm sao giải thích đây?

Nhà Nho nói quan hệ giữa người và người, nói một phần của chân tướng vũ trụ nhân sanh, để con có thể sống yên ổn hạnh phúc. là được. Vậy thì có một số người yêu cầu cao hơn, nghi vấn nhiều hơn, vậy thì Đạo gia mở rộng phạm vi hơn cho con, quan hệ giữa con người và tự nhiên, giảng về luân lý. Cao hơn nữa, đó là gì? Đạo Phật, quan hệ giữa con người với tự tánh, với đời trước, đời sau, lục đạo, thập pháp giới, Phật - Bồ Tát, con có quan hệ gì với Phật - Bồ Tát. Nhưng cho dù nói thế nào thì giáo dục Nho - Thích - Đạo đều nói tới quỷ thần, việc này chúng ta đều có thể thấy trong kinh điển, đích thực tồn tại. Tóm lại có thể giúp trả lời những vấn đề đó, tại sao lại rơi nước mắt? Các con thường đọc kinh đều biết chứ?

Giáo viên: Không chỉ em ấy rơi nước mắt, còn có những bạn học khác cũng rơi nước mắt ạ.

Thầy Trần: Trong lớp của con?

Giáo viên: Vâng, trong lớp của con có, bạn nam cũng có.

Thầy Trần: Trên kinh Phật nói rất rõ ràng, đời trước đọc qua “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, hoặc đời trước là người tu thiện, đã từng làm rất nhiều việc thiện trong đó. Phật pháp cũng vậy, đời trước là pháp môn niệm Phật, chuyên niệm A Di Đà Phật, chuyên tu tịnh độ, không rời đi được, lại tới đầu thai, lại được thân người, bao nhiêu kinh điển đọc đời trước vừa cầm tới thì rơi nước mắt, có chủng tử trong A Lại Da Thức. Cho nên chúng ta thường nói, vừa gặp mặt thì thích người này, muốn làm bạn bè. Thấy người kia thì ghét, tại sao vậy? Đời trước kết oán với họ. Người này đời trước kết thiện duyên thì là bạn tốt. Cho nên nói những thứ này đều có trong kinh điển Thánh Hiền. “Đọc sách ngàn lần” sẽ có rất nhiều cảnh giới xuất hiện, đều không nên để ở trong lòng. Có người hỏi tại sao họ không rơi nước mắt? Cách nghĩ này là sai lầm, nghĩ tới để làm gì? Cho nên nói những thứ này chỉ là duyên phận đặc thù của bạn học này với Nho - Thích - Đạo, không nên để ở trong lòng, quan trọng nhất là phải an định tâm của mình. Chúng ta hiểu đạo lý rồi, duyên phận đời trướccũng qua rồi, không cần nghĩ tới nữa. Đó gọi là gì? Tu tâm thanh tịnh. Không nên ở đó đọc rồi nghĩ sao không rơi nước mắt? Như vậy là vọng niệm rồi. Nhất định phải ghi nhớ tâm thanh tịnh là đặc điểm của tự tánh, phải đọc ra được tâm thanh tịnh thì mới đúng.

Giáo viên: Thưa thầy, khi nãy em học sinh này nói khi đọc kinh thì rơi nước mắt, lớp của tụi con cũng có em học sinh khi đọc kinh thì nghiệp chướng hiện tiền, như đau bụng, đau dạ dày, đau đến nỗi rơi nước mắt. Chuyện này là thế nào ạ?

Thầy Trần: Vấn đề này khi sư phụ giảng kinh nói rất nhiều, cho nên mọi người phải nghe nhiều. Con người muốn làm chuyện tốt thì đều là tích lũy công đức cho bản thân. Hay nói cách khác, khi con có được chỗ tốt thì nghiệp chướng luôn xuất hiện. Nếu không học Nho - Thích - Đạo thì con không hiểu vì sao có nghiệp chướng này. Chỗ tốt tới thì sanh bệnh, chỗ tốt tới thì cha mẹ không đồng ý: “Ai cho con học cái này?”. Con không hiểu tại sao lại xuất hiện các loại nghiệp chướng. Vậy đó gọi là gì? Nghiệp chướng hiện tiền, phước báo không đủ, thật sự là như vậy. Cho nên thiên tư, phước báo của mỗi đứa trẻ không như nhau, làm chủ nhiệm phải khảo sát, chứ không thể ép chúng giống nhau được. Đích thực là phước báo cạn cợt thì phải làm sao? Để chúng xuống bếp tu phước báo trước, tạm thời chưa “đọc sách ngàn lần”. “Đọc sách ngàn lần” là đại phước báo. Để chúng đi bồi dưỡng phước, làm nghĩa công phục vụ cho mọi người, cho chúng sanh. Chỗ nào khổ, chỗ nào dơ, chỗ nào mệt, chà rửa nhà vệ sinh, nấu ăn, làm mấy cái này tạo phước. Làm khoảng nửa năm hay một năm thời gian cũng không tính là dài, sau đó mới để chúng “đọc sách ngàn lần”, tự nhiên chúng sẽ có phước báo. Cũng giống như dự trữ lương thực vậy, chúng đi đường không cần phải lo lắng, chúng có lương khô mà. Cho nên nhất định phải nhớ kỹ làm giáo viên văn hóa truyền thống không phải là giáo viên bình thường, có thể nhìn ra được trí huệ hay ngốc nghếch, phước hay họa của đứa trẻ này. Con không nhìn ra thì giống như kê đại toa thuốc cho người vậy, chuyện tốt mà chúng chịu không được, còn ngã xuống, vậy thì không được rồi.

Giáo viên: Thưa thầy, theo đạo lý này thì có phải là lớp của con, ví như con làm theo phương pháp này các em có thể đọc được thời gian dài bao lâu cũng là vấn đề của phước báo ạ?

Thầy Trần: Thầy nói cho các con biết, đọc được thời gian càng dài thì phước báo càng lớn, nhưng mà các con phải có cái phước báo đó. Thầy nghe khi nãy có em học sinh hỏi vấn đề này, cái này quá tốt rồi, cứ đọc mãi như thế có được không? Được, nhưng con có cái phước báo đó không? Đừng nói nhiều, mới ba ngày đã có người tới phá, con đọc không nổi nữa rồi. Thầy nghe nói có em học sinh mới ở đây có mấy ngày, thì cô của em ấy nói với cha mẹ: “Không nên học ở đó nữa, để em chỉ cho anh chị một trường tốt hơn”, thế là cha mẹ lại mang em ấy đi. Em ấy không có cái phước này. Cho nên chỗ tốt thì người học Phật biết được, oan gia trái chủ bao gồm cả nghiệp chướng của chính mình đều tới, vậy phải làm sao đây? Tu phước, phải bồi dưỡng thật nhiều phước báo, làm nghĩa công phục vụ đại chúng, việc khổ nhọc mệt mỏi nào cũng làm, người khác không chịu làm thì mình cũng làm. Phải phát đại nguyện tâm. Phát đại nguyện tâm nhờ Phật lực gia trì, phước báo không đủ thì Phật lực gia trì. Phật - Bồ Tát.

A Di Đà Phật có phước báo, con cầu A Di Đà Phật, hiện tại con muốn làm chuyện này mà phước báo không đủ, cầu xin Phật lực gia trì. Pháp môn Tịnh Độ tốt ở chỗ này, A Di Đà Phật sẽ gia trì cho bạn, sẽ bảo hộ bạn. Còn nữa, nếu thực sự phát đại nguyện tâm, thì nguyện lực này cũng không đơn giản. Nguyện lực này sẽ ép nghiệp lực của bạn xuống, cho nên nghiệp lực địch không lại nguyện lực, nguyện lực của bạn quá mạnh. Cho nên nói tâm phải thuần khiết, phát tâm thuần khiết mới không xuất hiện “quả báo không tròn”, đó là bởi vì “nhân địa bất chánh”. Cho nên đọc kinh tại sao nhất định phải hiểu, đó là vì bản thân thành Thánh thành Hiền. Sau đó thì sao? Không phải quang tông diệu tổ, phú quý hơn người. Nếu vì như vậy thì xong rồi, bạn phát cái tâm này là tà tâm, tâm tự tư tự lợi, tâm danh văn lợi dưỡng. Mà nên như thế nào? Giống như khi nãy chúng ta nói, sư phụ đã nói rồi, đáng thương biết bao, chuyện tốt như vậy không ai làm, tìm không được người. Thầy nghe xong vô cùng xấu hổ, mất mặt, người khác không làm chúng ta làm, chính là không thể để cho sư phụ của chúng ta đau buồn thương tâm như vậy. Đó là cái tâm của thầy lúc đó, thầy phát tâm này. Nếu như nghe nói ở nơi nào nổi tiếng, ở nơi nào đó có được lợi, chúng ta nghe thấy rồi, chúng ta tới đó “đọc sách ngàn lần”, vậy thì chuyện này làm sẽ không thành công. Trong quá trình làm lại khiến những em nhỏ đó lỡ dở, tại sao vậy? Phát tâm của con có vấn đề. Làm thế nào mới có thể khiến cho phước báo được kéo dài? Phát tâm rất quan trọng. Con xem sự thay đổi của bạn học này, tiết mục lần này mọi người rất cảm động. Tâm được thanh tịnh, trang nghiêm, khoan nói đến được trí huệ vội, khôi phục nhân tánh, lương tri cái đã. Cái này con đi đâu mà tìm? Thế nên chúng ta đối với giáo dục Thánh Hiền, đối với sự dạy bảo của sư phụ phải tràn đầy tín tâm.

Tiết mục tiếp theo còn có rất nhiều bạn học lên nói. Chúng ta hôm nay chỉ nói tới đây thôi.

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây