Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)
Thứ bảy - 14/09/2013 12:09 - Đã xem: 2634
Chư vị nhà giáo ưu tú ngành giáo dục, chư vị trưởng bối, chư vị bằng hữu, chào mọi người. Kinh điển mà lão tổ tông chúng ta để lại, đó không phải lý luận, mà đó là thứ mà mỗi một con người trong cuộc sống đều làm được. Vì vậy, trên thực tế những kinh điển này là một quyển sách, đem đời sống thánh hiền nhân của tổ tông chúng ta ghi chép lại, chúng ta xem “Luận Ngữ” “Mạnh Tử” đều là như thế. Thánh hiền nhân đã làm được thì bản thân chúng ta cũng có thể làm được.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC (Tập 03) Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009 Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ ******************* Chư vị nhà giáo ưu tú ngành giáo dục, chư vị trưởng bối, chư vị bằng hữu, chào mọi người. Kinh điển mà lão tổ tông chúng ta để lại, đó không phải lý luận, mà đó là thứ mà mỗi một con người trong cuộc sống đều làm được. Vì vậy, trên thực tế những kinh điển này là một quyển sách, đem đời sống thánh hiền nhân của tổ tông chúng ta ghi chép lại, chúng ta xem “Luận Ngữ” “Mạnh Tử” đều là như thế. Thánh hiền nhân đã làm được thì bản thân chúng ta cũng có thể làm được. Vừa rồi tôi có nêu ví dụ là vị chủ nhiệm giáo vụ, ông đã làm ra sự ảnh hưởng lớn như vậy, cho nên những giáo huấn này tuyệt đối không phải dành để đặt trên giá sách, mà đó là thứ có thể làm được. Thế nhưng chúng ta muốn làm thì phải nắm được cương lĩnh. Thực ra cương lĩnh chính là đạo đức, là ngũ luân đại đạo, sau đó là bát đức “Hiếu - Để - Trung - Tín - Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ” mà chúng ta đã biết rất rõ, còn có một cách nói khác nữa, đó là “Trung - Hiếu - Nhân - Ái - Tín - Nghĩa - Hòa - Bình”. Khi chúng ta đã nắm được ngũ luân bát đức thì cương lĩnh trí tuệ của cả 5000 năm chúng ta đều đã nắm lấy được mấu chốt. Vậy chúng ta hãy xem lại hết 12 đức mục này, trên thực tế là nó có trình tự thứ lớp. Hiếu là gốc. Chúng ta vừa thấy cái gốc rễ thì rất là nhạy cảm, bởi vì “Quân tử vụ bổn bổn lập nhi đạo sinh”; tìm thấy gốc rễ rồi thì gia đạo mới có thể thành tựu, sự nghiệp mới có thể thành tựu; không tìm được cái gốc rễ, sau này vẫn là rất khó tránh khỏi thất bại. Mọi người hãy suy nghĩ kỹ xem, bây giờ phước không qua được mấy đời? Bây giờ không phải là ba đời, một đời cũng lo không nổi nữa, thậm chí chúng ta còn sơ suất giáo dục đạo đức. Bản thân tôi khi còn ở trường học cũng cảm thấy khóa sau không bằng khóa trước, tố chất con người giảm xuống với tốc độ nhanh chưa từng có, không phải chỉ là đức hạnh, ngay cả trình độ ngữ văn, năng lực học tập đều giảm sút, mà đầu nguồn của dòng nước chảy chính là đạo đức. Vì vậy chúng ta nhìn thấy rất nhiều thanh niên, căn bản đức hạnh của chúng không vững, vừa ra xã hội kiếm được ít tiền thì xa hoa, dâm dật, tập tính liền bị nhiễm ô. Cho nên họa phước là dựa nhau, nếu như không có đức thì phước cũng là họa. Người không có tiền vẫn không đến nỗi làm việc xấu, khi tiền có nhiều rồi thì tập tính liền bị nhiễm xấu hết. Cho nên phải cắm cái rễ của đức trước, chứ không cầu tiền tài trước, nếu không thì tai họa sẽ đến, có thể đều không biết được. Chúng ta xem, cái gốc rễ này là “Hiếu”, “Để - Trung - Tín” là gốc. Hãy xem chúng ta xử lý, “Để” là yêu thương người khác, “Trung” là tận tâm tận lực, “Tín” là thành tín sống chung với người. Đây là cái gốc của việc làm người. Lại nâng lên “Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ”, cái này là cành nhánh. Lão tổ tông chúng ta thường thường ở trong đại tự nhiên, nhận được dẫn dắt cành nhánh này của cuộc đời. Lên cao nữa là “Nhân - Ái - Hòa - Bình”, cái này mới là hoa quả, khai hoa kết quả của đời người. Gốc là bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ gia đình, “Hiếu” là “sự thân”, tức là phụng sự cha mẹ. “Để - Trung - Tín” là kính sư trưởng, là tâm cung kính, “Để” chính là đối với trưởng bối, với người chung quanh. “Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ”, “quốc chi tứ duy, tứ duy ký trương quốc nãi phục hưng, tứ duy bất trương quốc nãi diệt vong”. Cho nên chúng ta ra xã hội, phải có thể làm tốt vai diễn của mình để lợi ích xã hội. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ này, người xưa gọi là sự quân, hiện giờ có thể chính là tại đơn vị bạn làm việc. Bạn đối với cấp trên của mình phải có sự cung kính và sự tận trung; đối với đơn vị, bạn cũng phải tận trung, đây là việc của quân. “Nhân Ái Hòa Bình”, đó chính là ái chúng, yêu thương mọi người, đây là đại ái. Chúng ta dạy học, chúng ta hy vọng bọn trẻ nhân ái hòa bình, nhưng căn cơ của chúng không có, cho nên chúng không nâng cao lên được. Thời đại này lý tưởng rất nhiều, khẩu hiệu rất nhiều, nhưng rất khó thực hiện, vẫn phải là nỗ lực từ cái gốc. Cho nên các vị thấy, tấc cả 12 cái đức này là từ trong hiếu đạo mà dẫn phát ra ngoài. Chúng ta hãy nghĩ, chúng hiếu thảo rồi, “anh thương em, em kính anh”, chúng hiểu được “để”; tận tâm tận lực mà chăm sóc cho cha mẹ, sau khi nội hóa thì đối với người khác chúng cũng tận tâm tận lực. Chúng sẽ không nói dối với cha mẹ, chúng không muốn dùng đức hạnh làm ô nhục cha mẹ, cho nên chúng không thể không giữ chữ tín. “Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ xấu”. Đạo đức mà bị tổn thương, cha mẹ cả đời không thể ngước đầu lên được, điều này chúng tuyệt đối sẽ không làm như thế. Tiếp đến, đối với cha mẹ cung kính là “Lễ”, đối với cha mẹ có tình nghĩa là “Nghĩa”. “Liêm sỉ” là có cái tâm biết nhục, muốn cho gia tộc vì mình mà vinh quang, lập thân hành đạo để cho gia đình được vẻ vang. Tiếp đó tuyệt đối không tham ô, nếu không thì là làm nhục cha mẹ. Kế đến, hiếu để là căn bản của tâm ái. Trong “Luận Ngữ” nói rằng: “Hiếu để dã giả kỳ vi nhân chi bổn dữ”, chúng có hiếu để rồi thì tự nhiên sẽ có thể nhân ái người khác, nhân ái hòa bình, trong gia đình thì sống chung vui vẻ với người khác. Vì thế chúng ta nhìn thấy, kỳ thực 12 cái đức này là một xâu chuỗi tu thân của một đời người. Lại đến tề gia, “hiếu” là tu thân, “hiếu để trung tín” là tu thân tề gia. Lại nâng lên đức hạnh của “lễ nghĩa liêm sỉ”, trị quốc, mỗi một người đều có cái đức như vậy thì đều có thể nhân ái hòa bình với người khác, có thể sinh ra hiệu ứng đạt đến bình thiên hạ. Chúng ta tại Đài Loan đã từng học qua chủ nghĩa Tam Dân, đây là một chủ nghĩa rất tốt, nhưng kỳ thực, tinh thần của nó cũng là ở đạo đức. Chủ nghĩa dân tộc phải có “Hiếu - Để - Trung - Tín”, họ ngay cả cha mẹ và người thân của chính mình mà không yêu thương, thì làm sao họ lại yêu thương được cả dân tộc, họ làm sao mà tận trung với đất nước đây? Vì vậy, “Hiếu - Để - Trung -Tín” là tinh thần sở tại của chủ nghĩa dân tộc. Chúng ta ở thời đại này nhất định phải nắm được căn bản. Xây nhà ở không thể chỉ xây bên ngoài, mà bốn cây cột cái rất quan trọng. Chủ nghĩa dân quyền là chế độ dân chủ, chúng ta quan sát trên chế độ này, thế nhưng vấn đề là nếu như người dân, đặc biệt là người làm quan, khi mà không có “Lễ Nghĩa Liêm Sỉ”, thì những chế độ này biến thành công cụ của họ. Nếu có cái chủ tâm “Nhân - Ái - Hòa - Bình” thì chủ nghĩa dân sinh tự nhiên sẽ phát triển ngày một tốt. Cả quyển “Đệ Tử Quy” chính là dạy 12 đức hạnh này. “Hiếu” - nhập tắc hiếu, “Để” - xuất tắc đệ. “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”, tận lực tận tâm. “Mình có tài, chớ dùng riêng”, ta có năng lực thì sẵn lòng mà phụng hiến. “Tín”, từng có án văn chương chuyên nói về chữ tín. “Lễ”, các vị xem ở phần “Cẩn”: “Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng, người lớn trước, người nhỏ sau”, các vị xem, cái “Lễ” này liền xuất hiện. “Nghĩa”: “Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo”. Không thể nhìn thấy người giàu có thì nịnh bợ, bản thân có tiền rồi thì trở nên xem thường những thân bằng hữu hảo trước kia, đó là không có đạo nghĩa. “Ân phải báo, oán phải quên”, đây là phải cắm rễ từ nhỏ, bằng không hiện giờ bọn trẻ rất khập khiễng, chẳng nói đạo nghĩa. Tôi nghe nói, bây giờ chúng tìm đối tượng, tiêu chuẩn xem xét đầu tiên là cái gì? Chỉ mới vài năm thôi mà nghiêm trọng đến vậy. Nhớ lúc trước chúng ta vẫn còn rất trọng nghĩa. “Liêm”: “Vật tuy nhỏ chớ cất riêng”, “cho hoặc nhận, phân biệt rõ”, cho thì nên cho nhiều, nhưng nhận thì nên nhận ít. “Dùng đồ người, cần mượn rõ, nếu không hỏi, tức là trộm”. “Sỉ”: “Chớ tự chê, đừng tự bỏ”, “đức tổn thương, cha mẹ xấu”. Tâm biết xấu hổ của con người đã khởi. “Nhân”: “Khi đối người, trước hỏi mình”. Điều mình không muốn thì đừng làm với người. Khi nào thì phải dạy vậy? Không phải khi học đại học mới dạy, mà phải dạy từ nhỏ. “Ái”: “Phàm là người, đều yêu thương”, “Việc chú bác như việc cha, việc anh họ như anh ruột”. Đối với cô dì chú bác cùng với cha mẹ trưởng bối của người khác, đều phải là cung kính như nhau. “Hòa”, bạn nói khuyết điểm người, nói chỗ không tốt của người khác thì hòa sẽ không còn nữa. “Khen người tốt, đó là thiện, người khác biết, càng khích lệ”. Người hiện nay đều thích nghe người khác đang đồn chuyện gì, đó chủ yếu nhất là do không học “Đệ Tử Quy”. “Bình”, nhân tâm bình, khí hòa: “Nghe khen sợ, nghe lỗi vui”. Con người thông thường nghe người khác phê bình thì trong tâm sẽ bất bình, như vậy ngược lại không gặp được quý nhân. Nếu nghe người ta khen, người ta tán thán thì lo sợ mà nói “tôi đâu có tốt vậy”. Nghe lỗi, nghe người ta phê bình thì lập tức cảm ơn họ vì đã chỉ khuyết điểm cho mình, như vậy thì “người hiền lương dần gần gũi”, người bạn, người tốt một cách chân chánh sẽ không ngừng ở bên cạnh giúp đỡ cho bạn. Tôi nghe nói bọn trẻ bây giờ, gần như mới 7 - 8 tuổi thì đã không thể tiếp nhận sự phê bình, vậy thì nguy rồi, mới 7 - 8 tuổi thì chúng hiểu gì? Cái danh “Trinh Quán Chi Trị” của Đường Thái Tông là làm sao mà có? Là do lòng độ lượng, tiếp nhận khuyên can của người khác. Có một lần, quan đại thần của ông phê bình ông. Lời phê bình cũng không đúng cho lắm, ông cũng không cãi lại vị quan ấy, đợi vị đại thần này đi khỏi rồi thì vị đại thần bên cạnh mới nói: “Bẩm hoàng thượng! Ông ấy thật quá đáng, ông ấy phê bình đều không đúng mà sao hoàng thượng không ngăn lại?”. Đường Thái Tông nói: “Nếu như trẫm ngăn cản ông ấy, sau khi truyền ra ngoài, còn ai dám nói lời thật với trẫm nữa?”. Vì vậy Đường Thái Tông thành tựu bắt nguồn từ sự độ lượng của ông, tiếp nhận rộng rãi sự phê bình. Các vị trưởng bối, chư vị bằng hữu! Đây không phải là nghe kể chuyện, các vị có hy vọng con cái của mình giống như Đường Thái Tông không? Chí hướng của các vị nên xa rộng một chút. Dân tộc chúng ta rất cần có một thế hệ tương lai đầy chí hướng xa rộng để mà tiếp nối, cái gọi là “đời đời đều có hiền nhân xuất thế”, mới có thể đem chính khí của Đài Loan mà vực trở dậy. Thời gian hôm nay của chúng ta không nhiều lắm, nhưng tôi cũng muốn giao lưu với mọi người một lần về “Đệ Tử Quy”. Chúng ta mở tài liệu đến trang 60. Chúng ta tham gia công tác giáo dục, phải thúc đẩy giáo dục như thế nào? Trong quyển sách này đều có đề cập đến, toàn bộ phương pháp cũng có viết, mong chư vị nhà giáo ưu tú hãy lấy đó làm tham khảo. Trong diễn giải này, quả thực dân tộc của chúng ta có thể kéo dài 5000 năm, một trong những tinh thần quan trọng nhất, trước đại chiến lần thứ hai rất nhiều người phương Tây đã nghiên cứu, nói rằng có thể là dân tộc này coi trọng việc giáo dục gia đình, bởi vì thái độ xử người đối vật của họ, đều là hình thành từ trong gia đình cả, có câu nói “trung thần là từ hiếu tử mà ra”. Ở chỗ này bản thân tôi cũng vừa có dịp tại Malaysia, gặp được một vị hậu duệ của Khổng Lão Phu Tử, là một phụ nữ. Trong lúc tôi giao lưu với bà ấy, bà nói rằng bà đọc “Đệ Tử Quy”, cảm thấy rất hoan hỷ. Bà mới tiếp xúc “Đệ Tử Quy”, nhưng mỗi lần bà đọc một câu thì đều nhớ lại lúc còn nhỏ, cha mẹ và người lớn ở trong nhà đều làm như vậy cả, vì vậy mặc dù bà không đọc qua “Đệ Tử Quy”, nhưng trên thực tế thì bà đã học qua “Đệ Tử Quy”. Cho nên, “Đệ Tử Quy” không phải dành cho trẻ con học, mà là cha mẹ làm ra để ảnh hưởng thay đổi ngấm ngầm cho trẻ. Giáo dục thì có thân giáo, có cảnh giáo, có ngôn giáo. Ngoài việc lấy thân làm gương ra, việc mà khiến mỗi một câu “Đệ Tử Quy” đều trở thành hoàn cảnh sống trong gia đình của các vị, thì đây chính là cảnh giáo. Lại thêm nữa, khi mà bọn trẻ phạm sai lầm, lập tức thành cái ký ức sâu sắc nhất của chúng, khéo dạy bảo dần dần thì là ngôn giáo, chứ không phải là cứ càm ràm suốt 24 giờ một ngày, đó không phải là ngôn giáo, mà khi thời cơ thích hợp đến thì nhắc nhở chúng, chúng lập tức ghi nhớ lại. Chúng ta hãy xem, mỗi một câu đều có thể là cảnh giáo, vậy “hiếu để” có thể là cảnh giáo hay không? Chúng ta tự mình hiếu thuận cha mẹ thì cảnh giáo liền xuất hiện. Ví dụ như “nón quần áo để cố định”, trong nhà có rất nhiều sách vở vật dụng đều được để ở nơi cố định, trong nhà sẽ không trở nên bị lộn xộn. “Chớ để bừa, tránh dơ bẩn”, nhà lộn xộn thì tâm cũng lộn xộn; nhân tâm mà xốc nổi thì không có việc gì có thể thành tựu. Cho nên tu dưỡng đều là ở trong cuộc sống, bồi dưỡng định lực cho trẻ thì trẻ mới có được trí huệ. Thế mà bây giờ có phụ huynh bình thường không dọn dẹp, khi nhà có khách thì mới chạy đi dọn dẹp, vậy bọn trẻ sẽ học được gì? Chúng học được khi nào thì mới dọn dẹp nhà cửa! Vậy đây là giáo dục hay là phản giáo dục? Con cái chúng ta chỉ học được cái bề ngoài, vậy thì đã lầm lẫn rồi. Chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ, chúng ta phải cho bọn trẻ một tấm gương tốt, bởi vì văn hóa của dân tộc được thừa truyền chính là nhờ gia đình, mà sự góp lại của gia giáo chính là quyển “Đệ Tử Quy” này, đó đích thực là căn cứ từ trong quyển “Luận Ngữ” của Khổng Tử, đưa ra 7 nhân tố quan trọng nhất của sự tu dưỡng, đem biên ra thành một quyển sách này. Quyển sách “Đệ Tử Quy” này đã đem cương lĩnh đức hạnh, xử sự đối người quan trọng nhất trong 5000 năm đều đã nắm bắt được hết. Chúng ta thấy, vừa bắt đầu “Đệ Tử Quy”, chữ “Đệ Tử” này nghĩa là, lúc ở nhà là học trò của cha mẹ, ở trường thì là học trò của thầy cô. “Quy” là quy củ, có câu: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Từ nhỏ mà không học quy củ, đi đến nơi đâu cũng thêm phiền phức cho người khác, vì vậy cần học càng sớm, để hiểu được theo khuôn phép cũ. Câu “Thánh nhân dạy” này là giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử, nhưng cũng không phải là chỉ có Khổng Lão Phu Tử, bởi vì văn hóa 5000 năm, thánh hiền nhân là đời đời tương truyền, tấm gương của họ đều có thể làm đối tượng để cho ta học tập. Khổng Lão Phu Tử cũng không hề nói những đạo lý này là do ông nói, mà Khổng Lão Phu Tử nói là noi gương Nghiêu Thuấn, Hiến Chương Văn Võ, những đạo lý này đều là từ thời Nghiêu Thuấn Vũ mà truyền lại, không phải do ta phát minh, cho nên Khổng Lão Phu Tử gọi là “thuật nhi bất tác”. Mọi người đừng có nghĩ rằng, chúng ta tại sao đối với Khổng Lão Phu Tử lại để ông dắt mũi mình đi, không phải vậy, những đạo lý này đều là vốn có ở trong nhân bổn thiện, không phải là họ dắt mũi chúng ta đi, để đức hạnh chúng ta có thể hiển lộ ra bên ngoài. “Hiếu để trước”. Cái trước này chính là thứ tự trước sau rất quan trọng, “hiếu là gốc của đức, cho nên phải từ hiếu đạo mà bắt đầu. “Kế cẩn tín”, tiếp đến nói và làm thận trọng, hiểu được tự trọng, hiểu được nguyện vọng của mình, con người phẩm đức chánh rồi, mới có thể làm lợi người. Bản thân không biết tự ái, cuộc sống chính mình còn không làm được tốt thì lấy cái gì để mà ái nhân? Cho nên trước phải tự ái. Tiếp đến là “Phiếm ái chúng” mà ái nhân. “Nhi thân nhân”, chữ “nhân” này là chỉ người có trí huệ, người có đức hạnh và còn bao gồm cả cổ nhân. Các vị mở sách cổ nhân ra, chỉ cần các vị có tâm chân thành thì sẽ vượt qua không gian và thời gian. Mọi người từng trải nghiệm việc vượt không gian thời gian chưa? Các vị đều chưa có thử qua phải không? Các vị đọc “Luận Ngữ”, không có đọc một câu nào, mà sau đó lại rơi nước mắt có phải không? Không có! Vậy thì Khổng Lão Phu Tử phải rơi nước mắt rồi. Thật đấy! Các vị hãy xem Văn Thiên Tường nói, “thánh hiền khuất đã lâu, khuôn phép vẫn không mất, hiên gió mở sách xem, gương xưa soi trước mặt”. Đọc những loại sách “Hiếu Để Trung Tín” của cổ nhân, bỗng nhiên thấy cái tinh thần đó chảy luồng vào tâm khảm của chúng ta, và rơi nước mắt cảm động bội phục, đó là vượt thời gian, không gian. Vì thế Mạnh Tử đã học tập Khổng Tử, lúc đó thì Khổng Tử đã không còn, nhưng mà ông học rất giỏi, đã trở thành “Á Thánh”. Mạnh Tử đã làm được, chúng ta có làm được hay không? Sao các vị giống như người chẳng có liên quan vậy? Mạnh Tử cũng đang rơi nước mắt! Mạnh Tử nói với chúng ta: “Vua Thuấn là ai, còn ta là ai? Nếu ta cố gắng thì cũng như Ngài”. Lòng tin rất quan trọng, nếu như mọi người không có lòng tin thì truyền cái lòng tin cho bọn trẻ có thể lại giảm xuống nữa. Vả lại, chúng ta phải khách quan mà hiểu một việc, cái “thân nhân” này lúc nào thì thân cận? Mỗi ngày đều phải thân cận, tùy thời mà nhắc đến những giáo huấn này, nếu không thì rất dễ bị thoái chuyển. Ông Hoàng Đình Kiên thời nhà Tống có nói: “Ba ngày không đọc sách thì mặt mũi khó coi”. Ta thấy, học vấn của ông rất tốt, ông đã thử ba ngày không đọc sách thì khí chất đã có chút lui sụt xuống. Vậy thì chúng ta nghĩ xem, bao lâu rồi mình không đọc sách, mặt mũi đã khó coi rồi. Cho nên “thân nhân” không thể gián đoạn. “Có dư sức thì học văn”, cái “học văn” này là đem dạy thái độ học tập, vả lại phải thật hệ thống, chúng ta dạy cho trẻ qua một lần. Cả một thái độ học tập của chúng, chỉ cần chịu tuân thủ thì sẽ có sự tiến bộ rất lớn. Ví dụ: “Tâm có nghi thì chép lại”, con trẻ hiểu được, chủ động đi hỏi. “Cách đọc sách có ba điểm, tâm mắt miệng đều tín trọng”, các vị xem, khi con trẻ học thì tâm mắt miệng đều chuyên chú thì chúng mới học được tốt. Chúng ta xem “Nhập tắc hiếu”. “Cha mẹ gọi, trả lời ngay”, bây giờ cha mẹ gọi con cái, con cái phản ứng ra sao? “Đợi một chút”, rất là đúng, “Gì vậy?” là thường thấy, hoặc chẳng màng đến cũng có. Vì vậy, từ nhỏ dạy chúng cái tâm cung kính. Nếu như đối với cha mẹ mà lờ đi, không thèm nhìn thì sau này chúng làm sao mà tôn trọng thầy cô, sau này làm sao mà chúng có thể tôn trọng cấp trên của mình? Cho nên “không yêu cha mẹ mà yêu người khác, đó là trái đức”, người này không được bình thường. “Không yêu cha mẹ mà đi yêu người khác là trái ngược với đức”, đi ngược lại với đạo đức bình thường. Cho nên từ nhỏ, sự ái kính trong tâm chúng ta phải hình thành. Phụ huynh cũng phải nhắc nhở cho chúng, nếu không thì bây giờ không phải “cha mẹ gọi, trả lời ngay”, mà thành “con cái gọi, trả lời ngay”, nghiêm trọng hơn biến thành “cháu chắt gọi, trả lời ngay”. Đứa cháu nói: “Cháu khát nước”. Ông nội bà nội liền lập tức đem trà đến: “Cháu à, từ từ uống, không là sặc đó”. Những điều như vậy của cuộc sống đều có cái hiếu đạo ở trong, không thể để cho đảo lộn. “Cha mẹ bảo, chớ lười biếng”, cha mẹ giao cho chúng việc gì thì cũng tận tâm tận lực mà làm, cái tâm tình này chính là tâm “Trung”. Chúng có thể tận tâm tận lực với cha mẹ, về sau chúng có thể tận tâm tận lực với công việc, với xã hội. Nếu như chúng ngay cả đối với công việc cha mẹ giao, cũng không tận tâm tận lực, sự trung thành của chúng từ đâu mà ra? Vì vậy mà “Nhập tắc hiếu” ở trước. Mỗi một câu nói đều là mấu chốt để kiện toàn nhân cách của một con người, cho nên những câu kinh điển này từ tâm địa mà nhìn thì không thể xem thường. “Cha mẹ gọi, kính lắng nghe”, phải có thái độ tiếp nhận, bằng không ngay cả cha mẹ dạy cũng không nghe, cuộc đời này của chúng, chúng có thể cũng sẽ không nghe lời ai. Chúng ta nhất định phải cần đến những người có trí huệ, để họ cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu, nếu không quả thật là có khả năng cả cuộc đời này lún trong sự hồ đồ. “Cha mẹ trách phải thừa nhận”, tất nhiên việc này có thể kết hợp câu chuyện để nói. Kỳ thực rất nhiều câu chuyện nói về hiếu thảo, tại sao khi bị quở trách mà lại thật cung kính cha mẹ, bởi vì chúng làm sai nên cha mẹ nổi giận, đứa con hiếu này rất hổ thẹn, cung cung kính kính mà sợ cha mẹ không kiềm được cơn giận nên liền nhận lỗi, “cha mẹ trách phải thừa nhận”. “Đông phải ấm, hạ phải mát, sáng phải thăm, tối phải viếng”. Quả thực một con người làm việc phục vụ, hoặc là ở một cương vị nào đó mà có thể phục vụ người được tốt hay không? Chúng có nhạy bén đối với nhu cầu của người khác không? Chúng học từ ở chỗ nào? Từ nhỏ, chúng đã tỉ mỉ quan sát nhu cầu của cha mẹ, chúng liền cắm cái rễ tâm lý quan trọng nhất, để sau này phục vụ người khác. Mọi người không nên chỉ nhìn thấy cái động tác đó, đó không phải là mùa đông thì đắp mền cho ấm, mùa hạ thì quạt chiếu cho mát, mà sự chăm sóc chu đáo đó của chúng đã được nội hóa, chúng sẽ từ trong hai hành động này mở rộng ra đến mỗi hành động trong cuộc sống. Cho nên, lão tổ tông của chúng ta thường nói “suy ra mà biết”. Tâm cảnh của chúng mà tới, chúng sẽ thay đổi toàn diện. Cho nên có một đứa trẻ, sau khi nó nghỉ qua hai tháng hè, mẹ của nó liền gọi điện cho thầy giáo: “Thầy à, qua hai tháng con gái tôi đã tiến bộ rất nhiều”. Thưa chư vị nhà giáo ưu tú ngành giáo dục! Đứa trẻ thông thường được nghỉ hè thì tiến bộ hay là thụt lùi? Tôi nghe nói bây giờ có một công thức toán học là 5 + 2 = 0, đi trường học 5 ngày, nghỉ ở nhà 2 ngày, xin nói mọi người 5 + 2 = 0 là chẳng sai, không thụt lùi. Bọn trẻ bây giờ là tuổi tác càng lớn thì đức hạnh càng kém, đều lui sụt cả, cho nên 5 + 2 là nhỏ hơn 0. Nhưng mà tại vì sao vị phụ huynh này nói, sau khi nghỉ hè rồi thì tiến bộ rất nhiều? Bởi vì tâm hiếu của đứa trẻ này đã khởi dậy. Chị nói, có một lần tôi mệt quá nên ngủ quên luôn, sau khi tỉnh dậy thì trên người đã được đắp lên một cái mền, thì ra là đứa con gái nhìn thấy, đã nhanh chóng đắp mền lên cho mẹ, chị thấy rất là vui, sau đó khi tỉnh dậy thì ngửi thấy mùi thơm của mì, trong lòng cứ nghĩ chắc là chồng của chị ấy đã mua bữa trưa đem về, cũng rất tự nhiên, chị hỏi: “Con gái à, ba con đã về rồi à?”. -“Dạ chưa về”. -“Vậy sao mẹ lại nghe mùi mì?” -“Mẹ! Con nấu đó”. -“Mẹ đâu có dạy con, sao con biết nấu vậy?”. -“Mẹ à, bởi vì thầy con dạy phải biết làm việc nhà nhiều một chút, cho nên lúc mẹ đang nấu nướng, con đã quan sát một hồi, hôm nay con làm thử xem sao”. Cô con gái liền bưng đến cho mẹ ăn thử xem ngon hay không. Nấu kiểu gì thì cũng thấy ngon, mì đó có nhãn hiệu là lòng hiếu thảo, có đảm bảo chất lượng mà. Các vị xem, chúng chu đáo như vậy. Vả lại, chỉ cần cha mẹ có nhu cầu, chúng đều sẵn lòng làm thử, sẵn lòng học hỏi, sẵn lòng tự nâng cao. Đứa trẻ này có cái tâm thái như vậy, cái năng lực làm người, làm việc của nó sẽ được nâng cao toàn diện. Cho nên, người xưa dạy dỗ con cái khá nhẹ nhàng, bởi vì họ là từ gốc mà dạy. “Hiếu kia là gốc của đức”, đây là Khổng Tử nói. “Giáo chi sở do sinh dã”, giáo dục là phải từ chỗ này mà bắt đầu. “Đi phải thưa, về phải trình, ở ổn định, nghề không đổi”. Chúng thấy được, khi cần đi ra ngoài, sợ cha mẹ lo lắng nên phải chào tạm biệt cha mẹ. Sau khi tập thành thói quen này, đến cơ quan làm việc sẽ khiến người yên tâm, phải nên đi chào cấp trên một tiếng, chào các đồng nghiệp một cái, nếu không, đến khi có người đến tìm, ta không có ở đó sẽ phiền lắm. Kiểu nội hóa này, công việc sau này của chúng đều sẽ được nâng lên, nếu không bây giờ rất nhiều người vừa xin nghỉ phép, công việc không có ai làm, lúc đó liền hư bột hư đường hết cả. “Ở ổn định, nghề không đổi”, đời sống của chúng sẽ bình thường, thân thể cũng khỏe mạnh, việc học cũng sẽ tương đối ổn định. “Việc tuy nhỏ, chớ tự làm, nếu đã làm, thiếu đạo con”. Đứa trẻ mà có thái độ cẩn thận, rất nhiều sự việc có liên quan đến vấn đề an toàn thì chúng sẽ không làm liều, chúng sợ cha mẹ sẽ đau lòng. “Vật tuy nhỏ chớ cất riêng, nếu cất riêng cha mẹ buồn”, đây cũng là đối trị tâm tham của trẻ, đồ vật gì cũng không nên chiếm làm của riêng. Tôi còn nhớ, có một đứa trẻ mới hai ba tuổi, có vị thầy giáo đến nhà, là thầy giáo của anh trai của bé, nhà cậu bé dạy rất tốt, đúng lúc nhà đem nho ra ăn, bé liền đem nho đến mời vị thầy giáo ăn trước, tiếp đến là mời ba mời mẹ, “người lớn trước, người nhỏ sau”, bé mới hai ba tuổi mà cũng biết quy củ, tiếp đến là bé mời anh trai, khi bé đem đến mời anh trai thì nước miếng của bé đã nhiễu xuống tay của bé, nhưng bé vẫn cứ đem mời anh trai. Các vị xem, ham muốn của bé đi xuống, cái nghĩa cái lễ của bé thì đi lên, đứa trẻ như vậy thì sau này nhất định sẽ gặp được quý nhân. “Cha mẹ thích, dốc lòng làm; cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ; thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ xấu”. Chúng ta nhìn thấy sự tận tâm tận lực này, thành toàn cái tâm cha mẹ và còn yêu thương thân thể chính mình, không để cha mẹ có tâm lo lắng, còn có tâm biết nhục, lại còn có sự nhẫn nại bao dung. “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Có những lúc cha mẹ cũng có những chỗ không thỏa đáng, nhưng tuyệt đối không được giận dỗi cha mẹ, có thể bao dung, sau đó luôn vì tốt cho cha mẹ. “Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên, mặt ta vui, lời ta dịu, khuyên không được, vui khuyên giải, dùng khóc khuyên, đánh không giận”. Chư vị! Chúng ta khuyên người khác tỉ lệ thành công có cao hay không? Giống như “lòng tốt bị sét đánh”. Thế nhưng cái điểm này phải nhớ kỹ, thánh hiền nhân nói: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, khuyên mà không đổi thì nên tự kiểm thảo. Chúng ta thấy, đoạn này mỗi chữ đều như châu như ngọc. “Vui khuyên giải”, chúng ta khuyên cha mẹ, khuyên người khác, mục đích là muốn họ thay đổi sửa chữa lỗi lầm, không phải muốn họ nghe lời mình. Khuyên một lần mà họ không nghe mình, thì mình đã nổi giận, mình mặc kệ họ, vậy thì không đúng với động cơ ban đầu của chúng ta rồi. Đã muốn cho họ thay đổi tốt lại, vậy ta phải xem thái độ và phương pháp thế nào thì họ có thể tiếp nhận, cho nên phải “mặt ta vui, lời ta dịu”. Đặc biệt là người lớn, thái độ mình không tốt họ không thể tiếp nhận. Khuyên mà không tiến bộ thì không nên cưỡng cầu, nên thuận theo tự nhiên. “Vui khuyên giải”, chữ “vui” này là đợi khi tâm tình họ tốt lại thì khuyên tiếp, dù cho họ không thể tiếp nhận mà còn mắng bạn, bạn cũng không oán không giận. Người có sự tu dưỡng này, một lòng chí thành đến đá cũng vỡ. “Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước, ngày đêm hầu, không rời giường”. Đây là với những điều cần thiết của cha mẹ trong cuộc sống, thậm chí là khi họ bị bệnh cũng có thể tận tâm mà chăm sóc. Sau khi cha mẹ qua đời, vẫn có thể thường thường tưởng nhớ ân đức dưỡng dục của cha mẹ. Vả lại còn “việc người mất như người sống”, chúng ta không nên lơ là cái lễ nghĩa của việc tế tự, kính nhớ tổ tiên, lòng người đôn hậu. Trong một gia đình, nếu như thường thường nhắc đến ông nội bà nội, nhắc đến những trưởng bối đã qua đời thì đứa trẻ này từ nhỏ đã có cái tâm cảm ân đó, tâm kính nhớ tổ tiên, tâm phúc hậu. Không thể nói người thân đã mất rồi thì toàn bộ cũng quên hết. “Xuất tắc đệ”: “Anh thương em, em kính anh, anh em thuận, chính là hiếu”. Sau khi trẻ đã học được rồi, chúng sẽ học một biết mười. Cho nên có hai đứa trẻ chơi bóng rổ bị va vào nhau, có vẻ như một chút nữa là đánh nhau, các bạn học liền nhanh chóng kéo chúng nó ra xa, sau đó thầy giáo biết được sự việc này, lúc lên lớp học liền nhân sự việc này để dạy bảo, nhưng không phải xử phạt, mà cho các bạn học thảo luận vấn đề này, rằng hai người bạn học này giá như có thể đề khởi lên thái độ gì, thì hôm nay họ sẽ không có đánh nhau. Bọn trẻ liền nói rằng: “Lời nhường nhịn, oán nào sanh”, có thể điều chế được tính khí thì không việc gì. Lại có một bạn học khác nói: “Anh thương em, em kính anh”, nói ra câu này, thầy giáo có vui mừng hay không? Bạn học trở thành anh em rồi, thầy cô trở thành cha mẹ rồi. Tâm cảnh này có thể chuyển đến được trường của họ để áp dụng. “Tiền xem nhẹ, oán nào sanh. Lời nhường nhịn, tức giận mất”. Vậy lời nhường nhịn này rất quan trọng, bởi vì sự xung đột giữa người với người đa số là từ lời nói. Cho nên sự tu dưỡng trong lời nói nhất định phải dạy từ nhỏ, nếu không tính khí đã hình thành thì rất khó sửa. Có hai vợ chồng nọ kết hôn được hơn 60 năm rồi nhưng chưa hề cãi nhau, chưa từng nổi giận qua, chưa từng xung đột qua, những người trẻ rất bội phục hỏi vị trưởng bối này: “Bí quyết nào mà ông bà có thể giữ được đạo vợ chồng?”. Ông lão này liền nói: “Khi chúng tôi kết hôn nhau thì có giao ước, chỉ cần có một người trở nên buồn bực nổi nóng thì người kia liền đi tản bộ ngay, vì thế một cái vỗ bàn cũng sẽ không có. Đây là lời nhường nhịn”. Đến đoạn này ông cụ ấy cười rất vui vẻ và nói tiếp: “Hơn sáu mươi mấy năm nay, tôi luôn là người đi ra trước”. Các vị giảng chuyện này cho bọn trẻ nghe, từ nhỏ chúng sẽ biết được nam nữ nên sống với nhau như thế nào, thậm chí chúng trở về nhà còn đem câu chuyện này kể cho mẹ chúng nghe, mẹ của chúng sẽ thấy xấu hổ. Rất nhiều những đứa trẻ sau khi học xong về nhà thì kể cho mẹ chúng nghe, ngược lại đã làm cảm động cả cha mẹ. Cho nên, đây là toàn dân giáo dục, mọi người cùng nhau học. Mọi người nghĩ xem, hơn 60 năm qua, mỗi lần người vợ nổi lên tâm sân giận, ông liền cúi đầu đi ra ngoài tản bộ. Vậy xin hỏi, khi ông đi ra ngoài thì tâm tình của người vợ sẽ như thế nào? Sẽ thấy xấu hổ, lại là mình thua nữa, sau đó càng bội phục sự tu dưỡng của người chồng. Vợ chồng nên cảm kích, bội phục lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau là nhờ đức. Được rồi, ra ngoài đi dạo, đừng đi quá lâu, nếu không thì vợ ở nhà lại không yên lòng. Nên đặt mình vào người khác, khoảng chừng 15 phút, không hơn thì trở về; vừa trở về người vợ cảm thấy xấu hổ, sẽ mau chóng rót ly trà, bưng để trước mặt bạn, cũng không dám nhìn bạn, vì ngượng ngùng. Lúc thế này bạn sẽ làm gì? “Em xem lại xem, em lại nỗi giận nữa rồi, em thua nữa rồi”, có thể nói như vậy được không? Vậy là không cho người khác lối xuống, bạn mà nói như vậy thì ly trà này không có để uống, ly trà ấy không phải là uống bằng miệng mà là uống bằng mắt, vừa nghe thì có gì hay đâu chứ, cho nên phải uống bằng mắt. Lúc như vậy người phúc hậu là phúc hậu ở chỗ này, biết được đối phương đang cảm thấy xấu hổ, hãy cho người ta lối thoát, “đã lâu rồi anh không có gặp nhạc phụ đại nhân, hay là buổi chiều hôm nay, mình về thăm đi”. Các vị xem, người vợ lập tức sẽ càng bội phục hơn, vợ chồng càng yêu thương hơn, “vợ chồng mà đồng lòng, đất đá cũng thành vàng”. Mọi người nói: “Này, anh giảng “Đệ Tử Quy” mà sao lại giảng đến chuyện vợ chồng với nhau?”. Người trong ngành giáo dục thì vợ chồng với nhau phải hòa hợp, tâm mới có thể vui vẻ ôn hòa. Ở nhà thường thường cãi vả nhau thì đến trường có ôn hòa được không? Cũng rất khó. Cho nên nói tu thân tề gia mới có thể lợi ích xã hội. Chúng ta làm công tác giáo dục, trong nhà cũng phải làm cho được gia hòa vạn sự hưng, lại đem những kinh nghiệm trí tuệ về gia hòa đó mà truyền đến cho học trò. “Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng, người lớn trước, người nhỏ sau”. Từ nhỏ phải cắm cái rễ của tâm cung kính xuống, vào đời bằng những việc nhỏ nhặt này. “Người lớn gọi, liền gọi thay, người không có, mình làm thay”. Đây chính là tiếp đãi đối với khách, người chú người dì nào đến, xin chú hoặc dì đợi một chút, con đi gọi ba mẹ. Đây chính là huấn luyện làm việc, huấn luyện để làm người, đến cả việc huấn luyện để chịu trách nhiệm. Nếu không tìm được ba mẹ thì trở lại nói “xin lỗi, ba mẹ con vừa mới đi đâu rồi, hay ba mẹ đang bận làm việc gì đó, con sẽ nói ba mẹ liên lạc lại, số điện thoại của người là bao nhiêu?”. Sự việc có thể được xử lý viên mãn hay không, chính là ngay trong cuộc sống mà rèn luyện. Đây đều là giáo dục đời sống. Những điều này học hết thì bọn trẻ sẽ rất hiểu chuyện, vả lại chúng còn rất thích việc học, chỉ cần chúng ta kết hợp giữa việc dạy dỗ với đời sống, chúng sẽ học hành rất vui thích. Chúng tôi có một lần dạy học xong, đúng lúc có một phu huynh đến tìm, nhấn cái chuông, tất cả bọn trẻ đều nói để con ra tiếp đón, chúng học tập rất vui vẻ. Cho nên “Đệ Tử Quy” quả thực đều có thể thành sự biểu diễn trong đời sống, con trẻ xem xong ấn tượng rất sâu sắc. Các vị học làm đúng điều gì liền ghi nhớ lại, làm sai điều gì thì cũng đều thấy biết. “Gọi người lớn, chớ gọi tên; với người lớn, chớ khoe tài”, điều này chính là không nên ngạo mạn. Thật vậy, gọi tôn trưởng, các vị thấy chỉ là xưng hô thôi, nhưng mà rất nhiều gia đình đều nói, lỡ dạy cho bọn trẻ gọi trực tiếp tên của họ, gọi mãi sau cùng thì không tôn trọng họ nữa. Vì vậy bản thân tôi từ nhỏ quen gọi chị của tôi là chị hai, chị ba, thế là có người hỏi “chị của cậu tên là gì?”. Tôi nói tên của chị ra, nhưng lại thấy không được dễ chịu cho lắm, cảm thấy không có tôn trọng chị. Các vị thấy, việc xưng hô sau khi nội hóa ảnh hưởng rất sâu, vì vậy mà lão tổ tông của chúng ta đều từ những chỗ rất vi tế này, để nâng cao tâm tính con người, đây là trí tuệ rất cao độ. “Người không nói, kính lui bước”, tiến lui đều rất cung kính, khéo léo. “Phải xuống ngựa, phải xuống xe, đợi người đi hơn trăm bước”, “người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi”. Đây đều là việc trong cuộc sống phải biết tôn trọng người lớn. Vả lại, các vị xem, thái độ nói năng, “trước người lớn, phải nhỏ nhẹ”. Nhiều người nói chuyện đều là chỉ nghĩ đến bản thân, nói năng cho lớn tiếng. Chúng tôi thường ở bên trong những khách sạn, nhìn thấy rất nhiều đoàn du lịch nói chuyện rất lớn tiếng, thế là người ta liền nói, đó là người ở nơi nào đó đến, đó không phải là người biết xấu hổ, không phải là người nơi này, không phải người trong nước. Đương nhiên tiếng nhỏ quá cũng không được, “nhỏ không nghe, không đúng phép”, lúc nói chuyện thì biết phải làm sao cho chừng mực. “Lúc hỏi đáp, mắt nhìn thẳng”, lúc nghe nói chuyện phải chân thành mà nhìn người đối diện, ánh mắt không thể lấm lét, đó là bồi dưỡng thái độ cung kính của chúng. Kỳ thực, thành bại một sự việc chính là ở sự cung kính. “Cẩn”: “Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ”, việc này có quan trọng đến vậy không? Trẻ con nếu như không dậy sớm, cả ngày hôm đó sẽ lộn xộn hết, cứ luôn phải tranh thủ thời gian, bồng bột xốc nổi. Dậy sớm rồi cuộc sống rất có quy luật, nó có định tính. “Sáng rửa mặt, phải đánh răng”, có thói quen vệ sinh này, thân thể mới giữ gìn được tốt, kỳ thực cũng là tôn trọng đối với người khác. “Mũ phải ngay, nút phải gài, vớ và giày mang chỉnh tề”. Từ những chỗ huấn luyện cẩn thận nhỏ nhặt này, chúng sẽ được nội hóa. Hôm nay bạn ăn mặc mà có phần lôi thôi, bạn lên bục giảng mà nút cũng không gài, mọi người nhìn thấy thì rất khó sanh tâm cung kính đối với chúng ta. “Nón quần áo để cố định, chớ để bừa, tránh dơ bẩn”. Cung kính đối với đồ vật, cuộc sống về sau sẽ gọn gàng ngăn nắp, dù bận rộn đồ vật có chỗ, đồ vật lấy ra phải đem nó để trở lại ở vị trí cũ. “Áo quý sạch, không quý đắt, hợp thân phận, hợp gia đình”, chúng sẽ không tập thành cái tâm hư vinh “Việc ăn uống chớ kén chọn, ăn vừa đủ, chớ quá no”. Đây là thói quen ăn uống tốt. “Tuổi còn nhỏ chớ uống rượu, uống say rồi, rất là xấu”. Những thứ không tốt này phải nhắc nhở với chúng ngay từ lúc nhỏ. “Đi thong thả, đứng ngay thẳng, chào cúi sâu, lạy cung kính, chớ đạp thềm, không đứng nghiêng, chớ ngồi dang, không rung đùi”. Cử chỉ của trẻ sẽ không tán loạn, sẽ không tùy tiện nói năng đúng mực. Từ trong ngôn hành mà bồi dưỡng cái chí khí trung chính của chúng, đều rất có định lực. “Vén rèm cửa, chớ ra tiếng, rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc”. Đây chính là phương pháp làm việc, không bị luống cuống. “Cầm vật rỗng như vật đầy”. Rất nhiều việc đều cần phải xử lý thật thận trọng, không thể khinh suất. “Vào phòng trống như có người”, làm việc phải cẩn trọng chứ không phải làm cho người khác xem, dù cho không có người, nhưng cũng phải hành động y như cũ. “Chớ làm vội, vội sai nhiều”, tiếp đến bồi dưỡng dũng khí của chúng, “không sợ khó, chớ qua loa”. Làm bất cứ việc gì cũng không thể xem nhẹ. “Nơi ồn náo, chớ đến gần”. Việc này thì rất là quan trọng, chúng có được sự phán đoán, những nơi không tốt, những nơi ô uế thì không nên đi đến. “ “Việc thị phi quyết chớ hỏi”, “sắp vào cửa, hỏi có ai; sắp vào nhà, cất tiếng lớn”. Đây là lịch sự đối với người khác khi vào nhà. “Người hỏi ai, phải xưng tên, nói ta tôi, không rõ ràng. Dùng đồ người, cần mượn rõ, nếu không hỏi, tức là trộm. Mượn đồ người, trả đúng hẹn, sau có cần, mượn không khó” Từ những điều nhỏ nhặt như vậy mà bồi dưỡng thành một người có thái độ cẩn thận. “Tín”, ngôn ngữ phải tín. “Phàm nói ra, tín trước tiên”, ngôn ngữ là sự tu dưỡng rất quan trọng, chúng ta nhìn thấy điều ở trong đây viết, cũng là đối trị với vấn đề bọn trẻ hiện giờ của chúng ta. “Lời dối trá, sao nói được. Nói nhiều lời, không bằng ít. Phải nói thật, chớ xảo nịnh”. Phải thật thà trả lời người khác. “Lời gian xảo, từ bẩn thỉu”, lời lẽ bẩn thỉu không nên nói. Hơn nữa, “thấy chưa thật, chớ nói bừa”, việc chưa được khẳng định thì không thể nói lung tung, rất nhiều hiểu lầm giữa người với nhau đều từ đây mà ra. “Việc không tốt, chớ dễ nhận, nếu dễ nhận, tiến lui sai”. Nhận lời người khác đều phải suy nghĩ kỹ càng. “Kia nói phải, đây nói quấy”, nói này nói nọ, tăng thêm thị phi, vậy không nên. Ở trong một đoàn thể, phiền phức nhất chính là việc đúng sai phải quấy giữa người người với nhau mà tạo nên va chạm. Cho nên đứa trẻ có sự tu dưỡng của “Đệ Tử Quy”, đi đến đâu đều giúp đỡ đoàn thể xây dựng chính khí. Phía sau có nói, “thấy người tốt, nên sửa mình”, trong ba người tất có thầy ta. “Chỉ đức học, chỉ tài nghệ”, chúng theo đuổi tinh thần, theo đuổi đức hạnh, không theo đuổi vật chất. “Nghe khen sợ, nghe lỗi vui”, phải có thái độ chấp nhận khiển trách. Kỳ thực, mỗi một điểm này đều là mấu chốt thành bại sự nghiệp một đời của chúng, chúng có cái tâm nhận khiển trách, hay là có cái tâm hư vinh, sự thay đổi này có khác biệt rất nhiều. “Lỗi vô ý gọi là sai, lỗi cố ý gọi là tội, lỗi biết sửa không còn lỗi, nếu che giấu lỗi chồng thêm”. Phía sau này là yêu thương người khác như thế nào, chung sống hài hòa với người, đây là “phiếm ái chúng”. Ngoài ra còn có “thân nhân”, sau cùng “dư lực học văn”, đây là những phương pháp dạy học, những phương pháp đọc sách. Hôm nay tôi dùng ba tiếng đồng hồ để giao lưu với chư vị ưu tú làm việc trong ngành giáo dục. Nếu tôi nói có chỗ nào không đúng, không thỏa đáng, xin các vị tiền bối, các vị nhà giáo ưu tú hãy phê bình chỉ giáo cho tôi. Chúng ta hy vọng trân quý cái trí tuệ 5000 năm này của dân tộc chúng ta, bởi vì hiện giờ cả thế giới chỉ có mỗi nền văn hóa dân tộc chúng ta là còn được truyền thừa. Vì vậy, kế thừa sự nghiệp là một phần trách nhiệm đối với gia đình chúng ta, đối với xã hội quốc gia, cũng là trách nhiệm thiêng liêng đối với dân tộc, để chúng ta cùng nhau tiếp nối tuyệt học của thánh nhân, vì vạn đời khai thái bình. Tốt rồi, xin cảm ơn mọi người. (HẾT)