100 Câu hỏi trắc nghiệm thi giáo lý "Đường về xứ Phật"

Thứ năm - 19/06/2014 14:24 - Đã xem: 32921

100 Câu hỏi trắc nghiệm thi giáo lý "Đường về xứ Phật"

100 Câu hỏi trắc nghiệm thi giáo lý "Đường về xứ Phật" 100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Trả lời câu hỏi đúng)
100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Trả lời câu hỏi đúng)
 
1.   Ba ngôi báu là gì?
a-   Giới, định, tuệ.
b-  Vô thường, vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh.
c-   Phật, Pháp, Tăng.
2.   Tam giới gồm có?
a.    Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
b.   Trời, người, A Tu La.
c.    Cõi dục, cõi sắc, cõi Vô sắc.
3.   Sám hối là gì?
a.    là lạy một trăm lạy mỗi nửa tháng
b.   là quỳ xin Đức Phật tha thứ.
c.    Là ăn năn hối lỗi trước và chừa bỏ lỗi lầm sau.
4.   Thế nào gọi là kinh?
a.    Là do Ngài A Nan nói ra.
b.   Là do Ngài Ca Diếp kết tập.
c.    Là những lời dạy của Đức Phật ( do các vị Thánh đệ tử kết tập lại).
5.   Thế nào là Niệm Phật?
a.    Là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật, tưởng nhớ Đức hạnh của Ngài và luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.
b.   Là niệm lớn danh hiệu của Phật.
c.    a, b đều đúng.
6.   Ngũ giới gồm những gì?
a.   Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
b.   Không ăn phi thời, không trộm cướp, không nói dối, không vọng ngữ, không uống rượu.
c.    Không trộm cắp, không giết người, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
 
 
 
7.   Tam nghiệp là gì?
a.   Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.
b.   Mắt, tai, mũi.
c.    Thân, đầu, mắt.
8.   Tu thập nghiệp được sinh về cõi nào?
a.   Cõi Trời.
b.   Cõi Người.
c.    Cõi A Tu La.
9.   Đức Phật giáng sinh ở đâu?
a.    Thành Ca Tỳ La Vệ.
b.   Nước Ma Kiệt Đà.
c.    Rừng Ta La Song Thọ.
10.  Đức Phật thành đạo ở đâu?
a.    Vườn Lâm Tỳ Ni.
b.   Rừng Ta La Song Thọ.
c.    Dưới gốc cây Bồ Đề.
11.  Từ Bi là gì?
a.    Là thể hiện tình thương với con người.
b.   Là bi luỵ. Mềm yếu.
c.    Là ban vui, cứu khổ cho người và cho tất cả mọi loài.
12.  Tam độc là gì?
a.    Thuỳ miên, trạo cử, đa nghi.
b.   Tham, sân, si.
c.    Tàm, quý, hôn trầm.
13.  Thập thiện là gì?
a.    Là những việc lành có lợi cho mình.
b.   Là 10 điều lành có lợi cho mình và người trong hiện tại.
c.    Là 10 điều lành có lợi cho mình trong hiện tại và tương lai.
 
14.  Phật thuyết kinh Thập Thiện cho ai, ở đâu?
a.     Cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở Tịnh Xá Trúc Lâm.
b.   Cho Long Vương tại cung rồng Ta Kiệt La.
c.    Cho A Nan tại Tịnh Xá Kỳ Viên,
 
15.  Tam Bảo được hình thành từ lúc nào?
a.    Sau khi Đức Phật thành đạo ở gốc cây Bồ Đề,
b.   Sau khi đức Phật thành đạo Ngài đến vườn Lộc Uyển thành lập.
c.    Sau khi Đức Phật thành Đạo Ngài đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như.
16.  Tứ chúng là gì?
a.   Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
b.   Tỳ kheo, Thức Xoa Ma Na, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
c.    Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni.
17.  Khi một người phàm ra đời người ta gọi là Sinh, nhưng để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật, người ta gọi là gì?
a.    Đản sanh,
b.   Thị hiện.
c.    a và b
18.  Quy Y Tam Bảo là gì?
a.    Là trở về lương tựa trong chùa.
b.   Là trở về lương tựa với ba ngôi quý báu là Phật, Pháp, Tăng.
c.    Là trở về lương tựa với người Thầy mà mình Quy Y.
19.  Thế nào gọi là tự Quy Y Phật?
a.     Là tự mình đến trước hình tượng Phật Quy Y.
b.   Là tự mình đến xin thầy cho quy y, mà không nhờ vả ai.
c.    Là tự mình trở về với Phật tính sáng suốt của mình.
20.  Thế nào gọi là thờ Phật đúng nghĩa?
a.    Là để hình tượng Phật trang nghiêm trên bàn cao, mỗi ngày thắp hương lễ lạy.
b.   Là để tri ân Phật và luôn noi theo gương hạnh Ngài.
c.    a, b đều đúng.
21.  Tam vô lậu học là gì?
a.    Giới, định, tuệ.
b.   Giới học, định học, tuệ học.
c.    a, b đều đúng.
 
 
22.  Ngũ phần hương là gì?
a.   Giới hương, Định hương,  Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát tri kiến hương.
b.   Hương hoa Hồng, Hương hoa Huệ, Hương Hoa Cúc, Hương hoa Lài và Hương hoa Sen.
c.    Hương của trầm, Hương của hoa, Hương của nhang, Hương đèn và hương trái cây.
 
23.  Bổn phận của người Phật tử tại gia là:
a.    Bổn phận đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc.
b.   Bổn phận đối với gia đình, Phật pháp.
c.    Bổn phận đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc, người ngoài gia đình, xã hội, Phật pháp.
24.  Vô thường biểu hiện qua phương diện nào?
a.   Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường.
b.   Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường.
c.    A, b đều sai.
25.  Tứ nhiếp pháp là bốn pháp:
a.    Bố thí, trì giới, ái ngữ, đồng sự.
b.   Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, lợi hành.
c.    Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
26.  Bố thí có ba cách là:
a.    Tài thí, thân thí, pháp thí.
b.   Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
c.    Pháp thí, thân thí, vô uý thí.
27.  Lục hoà là những gì?
a.   Thân hoà, lời nói hoà, ý nghĩ hoà, giới luật hoà, hiểu biết hoà và tài vật hoà.
b.   Thân hoà, pháp hoà, ý hoà, giới hoà, kiến hoà, lợi hoà.
c.    a, b đều đúng.
28.  A Di Đà có nghĩa là gì?
a.    Vô lượng thọ, vô lượng quang.
b.   Vô lượng thọ, vô lượng công đức.
c.    a, b đều đúng.
 
 
 
29.  Tứ diêu đế còn gọi là gì?
a.    Tứ thánh trí.
b.   Tứ thánh đế.
c.    a, b đều đúng.
30.  Tứ Diệu Đế gồm:
a.    Khổ đế, Tập đế, diệt đế. Đạo đế.
b.   Khổ, tập, diệt, đạo.
c.    a, b đều đúng.
31.  Chữ “Đế” trong Tứ Diệu Đế là gì?
a.    Nghĩa là hay, đẹp, quý báu.
b.   Nghĩa là sự thật chắc chắn, rõ ràng, đúng đắn nhất.
c.    a, b đều sai.
32.  Tam khổ là gì?
a.    Khố sinh, khổ lão, khổ bệnh.
b.   Khổ sinh, khổ lão, khổ tử.
c.    Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
33.  Bát khổ là gì?
a.   Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội và ngũ ấm xí thạnh khổ.
b.   Sinh, lão, bệnh, tử khổ, khổ khổ, hành khổ, hoại khổ và ái biệt ly khổ.
c.    a, b đều sai.
34.  Tứ đại là những gì?
a.    Đất kim loại, đồng, sắt.
b.   Đất, nước, cát, lửa.
c.    Đất, nước, gió, lửa.
35.  Tam đồ là.
a.   Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
b.   Đào đồ, hoả đồ, huyết đồ.
c.    a, b đều đúng.
36.  Lục đạo là:
a.   Thiên, Nhân, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sanh.
b.   Bồ tát, Thanh văn, Thiên, Nhân, A Tu La, Địa ngục.
c.    a, b đều sai.
 
 
37.  Nói vọng ngữ có bốn cách.
a.    Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác.
b.   Nói dối, nói lời giận dữ, nói lời chua cay, nói lời đay nghiến.
c.    a, b đều sai.
38.  Đức Phật xuất gia ngày:
a.   8/2
b.   15/2
c.    a, b đều đúng.
39.  Đức Phật thành đạo ngày nào?
a.   8/12
b.   8/2
c.    a, b đều sai.
40.  Đức Phật thành đạo ngày:
a.    8/12.
b.   15/2
c.    8/2
41.  Tam Bảo có 3 bậc:
a.   Đồng thể Tam Bảo, Xuất thế gian Tam Bảo, Thế gian trụ trì Tam Bảo.
b.   Đồng thể Tam Bảo, thế gian Tam Bảo, Trụ Trì Tam Bảo.
c.    a, b đều đúng.
42.  Bát quan trai giới là gì?
a.   Là pháp tu hành của người tại gia.
b.   Áp dụng trong một ngài, một đêm.
c.    a, b đều đúng.
43.  Tam đề là gì?
a.   Nguyện đoạn nhất thiết ác, nguyện tu nhất thiết thiện, nguyện độ nhất thiết chúng sinh.
b.   Địa ngục, ngạ quỷ, súc san.
c.    a và b đều đúng.
 
 
 
 
44.  Tứ niệm xứ là :
a.    Quán thân bất tịnh, quán pháp vô thường, quán tâm vô ngã, quán thọ thị khổ.
b.   Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ thị khổ.
c.    a, b đều sai.
45.  Thế nào gọi là Tứ chính cần?
a-  Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh, dứt trừ những điều ác đã phát sinh, phát triển những điều lành chưa phát sinh, tăng trưởng những điều lành đã phát sinh.
b-  Là siêng năng tu thiện.
c-   a, b đều đúng.
 46. Tứ như ý túc gồm những pháp nào?
a – Dục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
b – Dục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ.
c – Dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc, quán như ý túc.
47. Ngũ căn gồm những phần nào?
a – Tín căn, tấn căn, quán căn, niệm căn, huệ căn.
b – Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
c – a, b đều đúng.
48. Ngũ lực gồm những pháp nào?
a – Tín lực, tấn lực, niệm lực, huệ lực, quán lực.
b – Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực.
c – a, b đều đúng.
49. Thất Bồ đề phần còn gọi là:
a – Thất giác chi.
b – Thất thánh tài.
c – a, b đều đúng.
50. Bát chánh đạo gồm những pháp:
a – Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
b – Chánh niệm, chánh định, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh đạo, chánh tuệ.
c – a, b đều đúng.
51. Chánh kiến trong Bát chánh đạo có nghĩa là:
a – Thấy sự vật, hiện tượng đúng với bản thân mình.
b - Thấy sự vật, hiện tượng đúng với tha nhân.
c - Thấy sự vật, hiện tượng đúng như chính pháp.
52. Chánh nghiệp trong Bát chánh đạo có nghĩa là:
a – Hành động, việc làm lợi ích cho mình và người thân.
b – Hành động, việc làm đúng với chánh pháp, lợi ích cho người và vật.
c – a, b đều đúng.
53. Chánh mạng trong Bát chánh đạo có nghĩa là:
a – Nghề nghiệp đúng pháp luật.
b – Nghề nghiệp không mê tín dị đoan.
c – Nghề nghiệp đúng như chánh pháp, lợi mình, lợi người.
54. Những điều thiện mà Thân phải thực hành theo pháp Thập Thiện là:
a – Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
b – Không làm ác, không thô tục, không trộm cắp.
c – a, b đều đúng.
55. Giới không ăn phi thời là giới thứ mấy trong Bát Quan Trai giới?
a – Giới thứ sáu.
b – Giới thứ bảy.
c – Giới thứ tám.
56. 37 phẩm trợ đạo là thuộc Đế nào trong Tứ Đế?
a – Diệt đế.
b – Tập đế.
c – Đạo đế.
57. Lục độ gồm những phần nào?
a – Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, trì giới, trí tuệ.
b – Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thiền định, trí tuệ.
c – Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
58. Phật chia giới luật làm 3 phần, đó là phần nào?
a – Giới tại gia, giới xuất gia, giới Bồ tát.
b – Giới tại gia, giới xuất gia, giới đạo tục thông hành.
c – a, b đều đúng.
59. Câu “ Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” ( Một niệm lòng sân khởi lên, thì trăm nghìn muôn ức cửa nghiệp chướng đều mở ra), được nói trong kinh nào?
a – Kinh Niết Bàn.
b – Kinh Hoa Nghiêm.
c – a, b đều đúng.
60. Chữ “Bát nhã” là nói theo chữ Phạn, Hán dịch là:
a – Định.
b – Trí tuệ.
c – a, b đều đúng.
61. Đạo Phật chia trí tuệ làm 2 loại:
a – Căn bản trí, hậu đắc trí.
b – Trí thế gian, trí xuất thế gian.
c – a, b đều đúng.
62. Căn bản trí là:
a – Giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn sẵn có.
b – Do chúng sinh bị phiền não che lấp mà chưa phát chiếu ra được.
c – a, b đều đúng.
63. Hậu đắc trí là:
a – Trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định.
b – Trí huệ nhờ làm việc thiện.
c – a, b đều đúng.
64. Tứ vô lượng tâm là:
a – Từ, Bi, Trí, Huệ.
b – Từ, Bi, Hỷ, Trí.
c – Từ, Bi, Hỷ, Xả.
65. Công năng của pháp quán sổ tức là:
        a – Đối trị với hơi thở.
        b – Đối trị với lời nói.
        c – Đối trị bệnh tán loạn của tâm trí.
66. Công năng của pháp quán từ bi là:
a – Đối trị với tình thương.
b – Đối trị với lòng sân hận.
c -   a, b đều đúng.
67. Sáu trần bao gồm:
        a – Sắc, thanh, hương, vị ngọt, vị đắng, pháp.
        b – Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
        c – a, b đều sai.
68. Sáu thức gồm:
         a – Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
        b – Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
        c – a,b đều đúng.
69. Mười tám giới là:
        a – 18 tầng địa ngục.
        b – 18 tầng trời.
        c – 6 căn tiếp xúc với 6 trần sinh ra 6 thức.
70. Ba đời bao gồm:
        a – Đời ông, đời cha, đời con.
        b – Quá khứ, hiện tại, vị lai.
        c – a, b đều đúng.
71. Lý do Phật dạy ăn chay:
        a – Vì lòng từ bi và bình đẳng.
        b – Vì muốn tránh quả báo luân hồi.
        c – a, b đều đúng.
72. Nhị trai ăn chay:
        a – Hai lần trong 1 ngày.
        b – Hai ngày trong một tháng là ngày rằm và mồng một.
        c – a, b đều sai.
73. Trường hợp nào nói dối không phạm?
        a – Để cứu mạng người và vật.
        b – Để tránh sự buồn khổ vô ích cho kẻ khác.
        c – a, b đều đúng.
74. Muốn chấm dứt hận thù, người Phật tử phải như thế nào?
        a – Lấy tình thương để chấm dứt hận thù.
        b – Đến gặp kẻ thù trả thù dứt khoát một lần cho xong.
        c – a, b đều đúng.
75. “Kinh Phật” có ba nghĩa:
        a – Thường, lạc ,tịnh.
        b – Thường, khế, lạc.
        c – Thường, tuyến, khế.
76. Tam thân Phật là:
        a – Báo thân, ứng thân, pháp thân.
        b – Báo thân, ứng hóa thân, pháp thân.
        c – a, b đều đúng.
77. Pháp môn niệm Phật lấy yếu tố nào làm căn bản cho sự tu tập giải thoát?
        a – Tín, tinh tấn, niệm.
        b – Tín, niệm, huệ.
        c – Tín, hạnh, nguyện.
78. Nguyên nhân chính dẫn con người luân hồi trong 3 cõi 6 đường là do:
        a – Vô minh.
        b – Tham ái, chấp thủ.
        c – a, b đều đúng.
79. Người sinh lên cõi trời vẫn còn bị luân hồi sinh tử vì:
        a – Chưa hoàn toàn giác ngộ.
        b – Vẫn còn ngã chấp.
        c – a, b đều đúng.
80. Những yếu tố để hình thành thân người là:
        a – Tinh cha huyết mẹ.
        b – Tứ đại và nghiệp thức phối hợp lại.
        c – a, b đều đúng.
81. Tinh tấn có nghĩa là:
        a – Dũng mãnh, chuyên nhất vào thiện pháp mình đang làm, đang tu.
        b – Nghị lực tu tập mạnh mẽ, thường hằng, không bao giờ gián đoạn.
        c – a, b đều đúng.
82. Ngũ uẩn chính là:
         a – Sắc, thanh, hương, thọ, tưởng.
        b – Sắc, thanh, thọ, tưởng, hành.
        c – Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
 
 
 
 
83. “Ái ngữ nhiếp” trong Tứ Nhiếp Pháp có liên quan đến giới thứ mấy trong ngũ giới:
        a – Giới thứ 2.
        b – Giới thứ 3.
        c – Giới thứ 4.
84. “Thọ” trong ngũ uẩn có mấy nghĩa?
        a – Lạc thọ, khổ thọ.
        b – Lạc thọ, vô ký thọ.
        c – Lạc thọ, khổ thọ, vô ký thọ.
85. Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là:
        a – Cởi trói cho người bị treo ngược.
        b – Cứu sự đau khổ nặng nề đang bị treo ngược.
        c – a, b đều đúng.
86. Chữ “Đạo” trong Đạo Phật có mấy nghĩa?
        a – Hai nghĩa.
        b – Ba nghĩa (đọa là con đường, là bổn phận, là lý tính tuyệt đối)
        c – Bốn nghĩa.
87. Đức Phật thành Đạo là do Ngài:
        a – Tạo lập ra được chân lý.
        b – Thấy được chân lý.
        c – Khổ hạnh, ép xác.
88. “Phật” còn gọi là:
        a – Vô Thượng Sĩ.
        b – Như Lai.
        c – a, b đều đúng.
89. Lợi ích của Quy y Tam Bảo:
        a – Khỏi đọa 3 đường ác.
        b – Khỏi đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
        c – a, b đều đúng.
90. Lợi ích của việc không nói dối:
        a – Có uy tín.
        b – Không bị kẻ khác lừa gạt.
        c – a, b đều đúng.
91. Lợi ích của việc không trộm cắp:
        a – Không bị người khác trộm cắp tài sản của mình.
        b – Được hưởng phúc báo giàu sang sung sướng.
        c – a, b đều đúng.
92. Lợi ích của việc không sát sinh:
        a – Không bị người giết hại, tránh được tai hại chiến tranh đau khổ.
        b – Sống thọ mạng không bị chết yểu.
        c – a, b đều đúng.
93. Đức Phật Di Lặc hiệu là:
         a – Tế Điên.
        b – Từ Thị.
        c – a, b đều đúng.
94.    Nội dung kinh A Di Đà  Đức Phật Thích Ca giới thiệu:
a.    Cảnh giới Cực Lạc.
b.   Cảnh giới Sa Bà.
c.    A, b đều sai.
95.    Lợi ích của việc giữ giới không uống rượu
a.    Trí tuệ phát triển.
b.   Tuổi thọ thêm nhiều.
c.     a, b đều đúng.
96.    Vị bồ tát nào phát nguyện ở mãi trong địa ngục để cứu độ chúng sinh. Khi nào chúng sinh thành Phật hết, Ngài mới an trụ vào Niết Bàn?
a.    Bồ tát Quán Âm
b.   Bồ tát Địa Tạng
c.    Bồ tát Phổ Hiền.
97.    Chữ Hiếu trong Đạo Phật có 4 chữ.
a.   Hiếu tâm, hiếu thảo, hiếu hạnh, hiếu đạo.
b.   Hiếu tâm, hiếu kính, hiếu đạo, hiếu hạnh.
c.    Hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu đạo, hiếu hạnh.
98.    Hiếu tâm có nghĩa là:
a.    Sự thương yêu, tôn kính cha mẹ xuất phát từ tấm lòng chân thật của mình.
b.   Nghĩ đến sự vất vả sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà luôn đem lòng mong muốn làm cha mẹ vui vẻ, sung sướng.
c.    a, b đều đúng
99.    Hiếu hạnh có nghĩa là gì?
a.   Làm cho cha mẹ vui, hạnh diễn vì đức hạnh tốt của mình.
b.   Làm cho cha mẹ vui, hãnh diễn vì sự ăn mặc sang trọng, sạch sẽ, tươm tất của mình.
c.    a, b đều đúng.
100.               Hiếu đạo có nghĩa là:
a.    Khuyên cha mẹ Quy y Tam Bảo, Niệm Phật, Bố thí, Tụng kinh.
b.   Khuyên cha mẹ tin luật nhân quả,
c.    a, b đều đúng.
 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây