10 nhân vật nổi tiếng thế giới theo đạo Phật

Thứ sáu - 17/04/2015 21:55 - Đã xem: 6000

10 nhân vật nổi tiếng thế giới theo đạo Phật

Những người trong danh sách này là những Phật tử thuần thành, nhưng họ không phải là những nhà lãnh đạo tôn giáo. Nhiều nhân vật danh tiếng tự nhận theo đạo Phật và một tôn giáo khác cùng một lúc; những người này không đủ điều kiện nằm trong danh sách này.
1. Lý Liên Kiệt - diễn viên điện ảnh võ thuật Trung Quốc: Từ một cây sinh ra nhiều nhánh. Những tôn giáo lớn trên thế giới (như Phật giáo và Cơ-đốc giáo) cũng xuất phát từ Cội Nguồn Yêu Thương”
Lý Liên Kiệt.jpg

Lý Liên Kiệt

Là một Phật tử Tây Tạng mộ đạo, Lý Liên Kiệt tu tập khí công và thiền định mỗi ngày. Ông là đại sứ Hội Chữ Thập Đỏ của Trung Quốc, và đã thành lập One Foundation Project, một hội từ thiện khuyến khích những người tình nguyện và làm công tác từ thiện. Trang web cá nhân của ông có nhiều bài viết về Phật giáo (PG) và tôn giáo nói chung, và một loạt những câu hỏi các fan hỏi quan điểm của ông về những vấn đề tôn giáo và tâm linh khác.

2. Ric-hard Gere - diễn viên điện ảnh Mỹ: “Chúng ta đều có một điểm chung là đánh giá cao về lòng tốt và lòng từ bi; mọi tôn giáo đều như vậy. Tất cả chúng ta đều hướng về tình yêu thương”

RichardGere

Ric-hard Gere

Ngôi sao điện ảnh Mỹ Ric-hard Gere là đệ tử thuần thành của Đức Dalai Lama. Hiện nay ông càng nổi tiếng hơn về những nỗ lực thay mặt cho nhân dân Tây Tạng. Trong trang web của ông, The Gere Foundation Website, ông nói rõ về sự cống hiến của mình cho việc bảo tồn truyền thống PG Đại thừa. Ông đã hoàn thành một việc có ý nghĩa lớn là mang một nhận thức chân chính về đạo Phật đến với phương Tây.

3. Alice Walker - nhà thơ, tác giả, nhà hoạt động người Mỹ: “Chúng ta không liên hệ với nhau như những con người hoàn thiện, mà như những con người còn nhiều thiếu sót”

Alice Walker

 Alice Walker

Alice Walker, nổi tiếng trên thế giới là một nhà thơ và tác giả của cuốn The Color Purple (Màu tía), đã bắt đầu tu tập Thiền định Tây Tạng sau khi bà đọc cuốn Awakening Compassion (Lòng từ bi thức tỉnh) của hòa thượng Pema Chodron vài năm trước, tuy rằng bà đã thực hành thiền định từ những năm trước đó.

Bà đi khắp thế giới, thuyết giảng về nhân quyền và nữ quyền ở Trung Đông và châu Phi.

4. Oliver Stone - đạo diễn, biên kịch người Mỹ: “Nếu nghệ thuật tồn tại như một cuộc hồi sinh tâm linh đối với một quốc gia, thì nó luôn cần nhiều tranh luận, bởi vì nghệ thuật thách thức sự suy nghĩ và tập tục của thời đại và xã hội. Nghệ thuật phải lột trần điều gian dối”

Oliver Stone

Oliver Stone

Oliver Stone đến với đạo Phật từ năm 1975, khi đó ông tình nguyện chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đạo Phật mà người Việt Nam tu tập đã làm ông xúc động, và bộ phim Heaven and Earth (Trời và Đất) đã giúp ông tiến một bước quan trọng vào một thế giới rộng lớn hơn. Những bộ phim của ông có khuynh hướng nói về phần xấu ác của con người hoặc một khía cạnh nhân tính cần được giải quyết, chẳng hạn như phim Greed (Tham lam)  Platoon (Trung đội).

5. Phil Jackson – huấn luyện viên bóng rỗ chuyên nghiệp Mỹ: “Tình thương là sức mạnh kích khích tâm linh và kết chặt các đoàn thể lại với nhau”

Phil Jackson

Phil Jackson

Đã từng là huấn luyện viên của đội bóng rỗ chuyên nghiệp của Mỹ Chicago Bulls, và hiện giờ là của đội L.A. Lakers, Jackson đã dùng niềm tin của mình để tạo ra nhiều kỷ lục đáng kinh ngạc trong thể thao. Bằng cách khuyến khích các đội bóng của mình chơi thể thao bằng tình thương và sự chan hòa,Jackson đã hướng dẫn thành công đội bóng của mình phá kỷ lục 70 lần chiến thắng trong một mùa bóng.

Qua đó cho thấy triết lý sống của ông là hoàn toàn đúng: Trước hết phải làm cho tâm được thanh tịnh và không được não loạn, thì mới có thể có quyết định sáng suốt trong khi thi đấu.

6. Châu Nhuận Phát - một trong những ngôi sao lớn nhất của điện ảnh Hong Kong: “Nếu mỗi ngày tôi có thể kết giao với những người hiền hòa, thân thiện, tôi rất vui. Nếu tôi không tôn trọng họ, tôi thấy tâm tôi rất khó chịu”

ChauNPhat

Châu Nhuận Phát

Châu Nhuận Phát giống như một ngôi sao nhạc rock trong nền điện ảnh lãng mạn, kịch truyền hình và phim hành động của Hong Kong. Tên ông đồng nghĩa với sự chính trực  lòng hào hiệp.

Danh tiếng của ông ở phương Tây liên quan đến phim hành động và kịch truyền hình, từ những phim như “Anna and the King”  “Pirates of the Caribbean: At World’s End”. Ông theo đạo Phật từ nhỏ và đạo Phật đã ảnh hưởng đến những vai diễn cũng như trong đời sống gia đình của ông.

7. Herbie Hancock - nhà soạn nhạc, chỉ huy dàn nhạc người Mỹ: “Bởi vì thời gian là liên tục, từng giây phút luôn khác xa nhau, nên âm nhạc luôn khác biệt”

Herbie Hancock

Herbie Hancock

Là nhà soạn nhạc nổi tiếng, Herbie Hancock bắt đầu tu tập theo giáo phái Nichiren từ 1972. Trong một cuộc phỏng vấn về cộng đồng Beliefnet, Hancock đã mô tả Phật giáo đã nâng cao khả năng sáng tạo của ông như thế nào: “ . . . Nhạc Jazz thật sự là một thí dụ tuyệt vời về những đặc tính vĩ đại của PG và của tâm linh con người. Vì trong nhạc jazz, chúng ta chia sẻ, lắng nghe nhau, tôn trọng nhau, chúng ta đang sáng tạo trong từng giây phút.

8. Tina Turner - nữ hoàng nhạc rock, nhạc sĩ, diễn viên người Mỹ: “Đôi khi bạn phải biết xả bỏ mọi thứ - để thanh lọc chính bạn. Nếu bạn không được vui về điều gì . . . bất cứ cái gì đã làm bạn thất vọng, hãy loại bỏ nó đi. Bởi vì bạn sẽ thấy rằng khi bạn không còn gì vướng bận, sức sáng tạo thật sự của bạn, chính con người thật sự của bạn sẽ hiện ra”

TinaTurner

Tina Turner

Tina Turner đã tìm thấy sức mạnh để rời bỏ người chồng cũ đã ngược đãi bà nhờ vào phái Nichiren của PG. Lần phỏng vấn với Larry King đã trở nên nổi tiếng vì Tina đã tụng câu “Nam Myoho Renge Kyo” trước công chúng đã khiến cho giáo phái này của đạo Phật truyền sang phương Tây.

9. Steven Seagal - bậc thầy võ thuật người Mỹ, diễn viên phim tâm linh kết hợp bạo lực: “Hãy cố tìm ra con đường ít đối kháng nhất và sử dụng nó mà không làm hại đến người khác. Hãy sống chính trực và đạo đức, không chỉ với con người mà với tất cả chúng sinh”

Steven Seagal

Steven Seagal

Phim hành động của Steven Seagal được biết đến với những chuỗi hành động liên tục và những pha chiến đấu - nhưng điều này nói lên bản chất nhân từ của diễn viên này. Bậc thầy của võ thuật Aikido này thích những kịch bản trong đó người xấu phải thua cuộc và công bình phải thắng thế.

Ông đã bắt đầu một số tổ chức từ thiện để giúp đỡ phòng chống AIDS, giúp tuổi thơ đói nghèo và các quyền động vật. Công tác từ thiện của ông tập trung ở châu Phi. 

10. Orlando Bloom - diễn viên người Anh: “Tôi tin rằng bạn chỉ có thể thành người nhờ vào tâm linh”

Orlando Bloom

Orlando Bloom 

Orlando Bloom, ngôi sao của bộ phim Lord of the Ring, đã trở thành thành viên của Tổ chức Quốc tế Soka Gakkai, một phái của Phật giáo Nichiren vào năm 2004. Anh cũng là một nhà hoạt động về các vấn đề khí hậu, và đã cải tạo ngôi nhà mình để thích hợp với môi trường.

Tác giả bài viết: Thủy Ngọc lược dịch

Nguồn tin: examiner.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây