Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.
Ý kiến bạn đọc
Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn chỉ có một môn này là ngày nay có thể làm được. Tổ sư Đạt Ma đó là thiền, vậy phải là người căn tánh thượng thượng, quyết không phải người phổ thông có thể làm được. Tổ sư Đạt Ma có thể làm thị hiện như vậy, sau Đạt Ma không có nghe nói có người thứ hai. Còn mẫu thân của Lão Hòa Thượng Hải Hiền là niệm Phật mà đi.
Cho nên pháp môn niệm Phật:
“ký năng tự giác giác tha, quảng độ chúng sanh ư vị lai, diệc phục tự tha cụ lợi, tạo phước xã hội ư đương thế”[9]
Đây chính là nói cho người tu Tịnh Độ. Bạn xem Lão Hòa Thượng Hải Hiền xuất gia 92 năm, 92 năm hoàn toàn làm nghề nông. Đạo tràng của ngài ở đâu vậy? Đạo tràng ở đồng ruộng, ở vườn rau. Đó là chỗ ngài tu hành, là Niệm Phật Đường của ngài. Ngài là một người cần khổ lao động, năm xưa có một sư đệ là Hòa Thượng Hải Khánh có lúc giúp ngài làm. Sau khi lão Hòa Thượng Hải Khánh đi rồi, ngài một mình làm. Hòa thượng Hải Khánh lưu lại nhục thân, toàn thân xá lợi, hiện tại cúng dường ở trong chùa nhỏ của ngài. Cho nên ngài cả tự, tha đều lợi, tạo phước xã hội, tâm địa từ bi, khắc khổ lao nhọc, trồng những lương thực rau cải, đều phân tặng cho người nhà nghèo khổ, giúp đỡ mọi người, tạo phước một phương.
Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau:
“thị cố kinh vân: đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dỉ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh, chỉ trụ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh, trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ, thành thử giới tha phương, nhất thiết hữu tình, lìa khổ đắc lạc, cứu cánh Bồ Đề chi pháp yếu dã”[10].
“thị cố kinh vân”, là chính ngay bổn kinh này, nói được rất rõ ràng:
“đương lai chi thế” là chỉ khi pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật kết thúc. Pháp vận này của Thích Ca Mâu Ni Phật, hiện tại chúng ta gọi là ảnh hưởng, mặt ảnh hưởng của nó là cả thảy thế giới, thời gian ảnh hưởng là 12 ngàn năm. Trên kinh nói chánh pháp một ngàn năm, tượng pháp một ngàn năm, mạt pháp một vạn năm. Chánh, tượng, mạt chính là một suy tướng. Chánh pháp cùng với thời Phật tại thế vẫn không xa lắm, nên vẫn còn gìn giữ cái hình tượng đó. Tượng pháp thì suy rồi, không thể so với chánh pháp. Mạt pháp thì càng suy, mạt pháp không thể so được với tượng pháp, mạt pháp mười ngàn năm, y theo ghi chép của tổ sư đại đức chúng ta, mười ngàn năm này thì một ngàn năm đầu qua đi rồi, hiện tại là bắt đầu một ngàn năm thứ hai, năm nay là 41 năm. Cũng chính là y theo ghi chép của Đại đức xưa, Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ đến năm nay là 3041, cũng như nói về sau vẫn còn chín ngàn năm, Phật pháp của chín ngàn năm sẽ không diệt mất, nhưng có hưng có suy, hiện tại là suy, chân thật suy đến cùng tột. Chúng ta làm thế nào cứu nó hưng khởi? Phải thật làm, nếu không thật làm thì không thể cứu.
Phật Học Viện tôi dạy qua, dạy qua mấy năm giật mình tôi không dám dạy nữa. Vì sao vậy? Biến chất rồi. Phật Học Viện dạy là Phật Học thường thức, không phải là dạy Giới-Định-Huệ tam học, không phải Tứ Nhiếp, Lục Độ. Cái vấn đề này thì nghiêm trọng rồi vì mục đích giáo học của Phật pháp không phải dạy bạn đọc rất nhiều kinh, ghi nhớ được rất nhiều sự việc, không phải cái ý này, đây là thế pháp, không phải Phật pháp. Phật pháp dạy bạn được định, dạy bạn khai ngộ. Bắt đầu từ chỗ nào? Bắt đầu từ trì giới. Còn không có giới luật thì làm sao được? Làm gì có cái đạo lý này? Nhân “giới” được “định”, nhân “định” khai “huệ”.
Vào thời xưa không luận xuất gia tại gia, học Phật trước tiên là 5 năm học giới, phải chân thật thực tiễn. Xuất gia quyết định phải tuân thủ “Sa Di Luật Nghi”, “Tỳ Kheo Giới”, “Bồ Tát Giới”, “Tam Tụ Tịnh Giới”, đây là gốc. Tại gia học Phật phải tu Tam Quy, Ngũ giới, Thập thiện, Bát Quan Trai giới, tiếp theo chính là Bồ Tát Giới, Bồ Tát Giới tại gia, phải thật làm.
Hiện tại chúng ta xem thấy, chân thật xem thấy ở XiLanca, Xilanca là Tiểu thừa, họ vẫn còn lưu giữ qui củ mà Thế Tôn năm xưa để lại, hiện tại người xuất gia đến dưới gốc cây ngủ một đêm, không nhiều, thế nhưng họ ở chòi tranh, ở hang động, trên núi đào một cái động, họ không nằm giường, buổi tối là ngồi thiền. Việc này thì rất nhiều, đây là người chân thật tu hành, ở hang, ở núi, ở chòi tranh, rất được đại chúng tôn kính, chân thật vạn duyên buông xả, chỉ có ba y một bát. XiLanca là khí hậu nhiệt đới, cho nên ba y thì đủ. Còn cư sĩ tại gia học Phật, họ đều có thể tuân thủ Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, Bát Quan Trai Giới, mỗi một tháng chí ít đại khái có 5 ngày đến 10 ngày tu Bát Quan Trai Giới. Bát Quan Trai Giới phải đến Tự Viện để tu, có nam chúng Tự Viện, có nữ chúng Tự Viện, ở qua một ngày trong Tự Viện, trải qua đời sống của người xuất gia 24 giờ.
Chúng ta xem thấy thật hoan hỉ, không thể tưởng tượng trên thế giới còn có người chân thật tu hành. Chúng ta hy vọng ở nơi đây thành lập một Đại học Phật giáo, vì Phật giáo toàn thế giới bồi dưỡng sư chất, hoằng pháp, hộ pháp. Chúng ta hy vọng có thể hoàn toàn tuân thủ loại truyền thừa cổ xưa của Thế Tôn. Đó chính là dùng Giới-Định-Huệ, chân thật bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp nhà Phật, nghiêm trì giới luật, buông xả vạn duyên, phải có thể chịu khổ. Người xuất gia Xilanca giữ giới không cầm tiền. Họ tay không cầm tiền, không có tiền tài, đích thực ngoài ba y, một bát ra không có bất cứ thứ gì. Vậy khi đi ra ngoài thì làm sao? Xilanca tốt, chỉ cần là người xuất gia thì ngồi xe đều miễn phí, còn hơn thế nữa mấy chỗ ngồi phía trước chuyên môn giữ lại để cho người xuất gia. Không chỉ không thu phí, chỗ ngồi tốt nhất giữ lại cho người xuất gia. Cho nên trên thân người xuất gia không mang theo tiền, đi khắp cả nước, giao thông không chướng ngại, nhân dân tôn trọng người xuất gia, tổng thống đều lễ bái đối với cao tăng đại đức xuất gia, đều quỳ lễ bái.
Cho nên chúng ta hy vọng ở nơi đây xây trường học, duyên chín muồi còn phải xây dựng một cái Đại học Tôn giáo. Chúng ta đề xướng tôn giáo phải đoàn kết, tôn giáo phải học tập lẫn nhau, tôn giáo thế giới là một nhà, hóa giải mâu thuẫn giữa tôn giáo và tôn giáo, không cho phép tôn giáo có xảy ra xung đột. Nếu xẩy ra xung đột thì đây chính là làm cho người thế gian cái ấn tượng rất không tốt, nên tôn giáo phải hòa thuận. Chúng ta mười mấy năm nay làm cái công tác này có hiệu quả, làm thành công, hiện tại phải đem nó thúc đẩy, phải mở rộng.
Năm 2000 tôi di dân đến Úc Đại Lợi. Ở Úc Châu, người lãnh đạo của Úc châu, hy vọng tôi giúp họ đoàn kết tôn giáo, đoàn kết chủng tộc, trong mười mấy năm này có được chút hiệu quả. Trước tiên ta ở trong cái thị trấn nhỏ đoàn kết lại. Cái thị trấn nhỏ này là một đa nguyên văn hoá tiêu chuẩn, nhân khẩu không nhiều, chỉ có 120 ngàn người, có hơn 80 chủng tộc, có hơn 100 loại ngôn ngữ khác nhau, mười mấy tôn giáo, chân thật là thành phố đa nguyên văn hoá. Hiện tại thông qua mười năm, chúng ta làm ra một tấm gương tốt cho mọi người xem, trong cái thành phố nhỏ này đoàn kết tôn giáo lại, do tôn giáo dẫn dắt, dẫn đầu, đem cái thành phố nhỏ này làm thành một thành phố đa nguyên văn hoá, hài hòa đệ nhất trên thế giới. Chân thật làm được thành công, đáng để chúng ta rất an ủi, hy vọng tiếp tục không ngừng mở rộng, mỗi một thành thị đều có thể làm như vậy, thế giới liền hài hòa, thế giới đại đồng, thế giới hòa bình có thể thực hiện được.
Quan trọng chính là phải giáo học. Cõi nước chư Phật Bồ Tát tốt đẹp thanh tịnh trang nghiêm làm sao mà có được? Do giáo học mà được. Tất cả chư Phật Bồ Tát không vị nào không giảng kinh nói pháp. Phật pháp của Xilanca đích thực đắc lực ở những pháp sư, những người xuất gia này. Người xuất gia mỗi mỗi đều sẽ giảng kinh, mỗi mỗi đều gánh vác sứ mạng giáo học. Toàn quốc của họ có hơn mười ngàn Tự Miếu, chủ nhật mỗi tuần Tự Miếu mở rộng quần chúng đến học tập.
Tôi có đi tham quan một Tự Miếu, khi tôi đến không có thông báo, vì muốn xem chân tướng của nó. Sau khi tôi bước vào xem thấy cái Tự Miếu này ngày hôm đó có hơn ba ngàn người, chủ yếu là học trò, phục trang chỉnh tề, từng nhóm từng nhóm quây tròn, một vị pháp sư ở nơi đó giảng, có mấy mươi học trò vây quanh nghe. Tôi xem thấy dường như có hơn 30 pháp sư, trong điện đường, ngoài hành lang, trên đất trống đều ngồi đầy người, trật tự rất tốt, xem thấy thật là cảm động người. Chúng tôi đi tham quan, học trò chuyên tâm nghe giảng không có ngoái đầu ghé tai để ngó nhìn chúng tôi, không có tình hình như vậy, họ cảm thấy như không có việc gì, chuyên tâm đang học tập. Chúng tôi xem thấy rất cảm động, trước giờ chưa từng thấy qua. Đây là một quốc gia Phật giáo.
Hiện tại chúng ta có duyên, đại khái không lâu ở tương lai, ta sẽ xem thấy một quốc gia nữa, đó là Indo, quốc gia Hồi Giáo. Bộ Giáo dục Indo, quan viên chủ quản trung tiểu học, quan viên cao cấp này chủ quản trung tiểu học toàn quốc đến HongKong để thăm tôi (quan hệ của tôi cùng Indo rất tốt) nói với tôi một sự việc, đó là chính phủ Indo từ tháng 7 năm nay, trung tiểu học toàn quốc xúc tiến giáo trình “Đệ Tử Qui” (đây là Nho gia của chúng ta), học sinh trung tiểu học toàn quốc cần phải học tập. Tôi hỏi ông ấy:
- Trung tiểu học toàn quốc tổng cộng có bao nhiêu trường?
Ông ấy nói với tôi:
- Có mười lăm vạn.
Thúc đẩy giáo học của “Đệ Tử Qui”, vậy cần phải có lão sư, một trường học một lão sư, vậy cần phải mười lăm vạn người, nếu một trường 2 thầy thì phải ba mươi vạn người, làm sao bồi dưỡng? Cho nên Bộ Giáo Dục quyết định thành lập một lớp bồi dưỡng sư chất “Đệ Tử Qui”. Lớp bồi dưỡng này chuyên môn bồi huấn giảng “Đệ Tử Qui”, dạy lão sư “Đệ Tử Qui”. Chỉ một môn bài khóa, chúng ta tin tưởng chỉ cần bốn tháng thì đủ rồi. Như vậy một năm có thể làm hai lần, nếu như làm dầy hơn một năm có thể làm ba lần. Họ thành lập cái lớp này, chúng ta toàn lực trợ giúp họ, giúp đỡ họ, quan trọng nhất là thầy giáo.
Ở Malaysia chúng ta có mấy mươi vị thầy giáo đều có thể dạy “Đệ Tử Qui”. Lớp bồi dưỡng sư chất “Đệ Tử Qui” bên đó của họ học xong rồi. Tốp thứ nhất chúng ta có thể giúp cho họ, những thầy giáo Malaysia có thể đến bên đó dạy, dạy một tốp, hai tốp, nhiều nhất là ba tốp. Bồi dưỡng lão sư của chính họ, sau đó chính họ không thể gián đoạn tiếp tục bồi dưỡng. Giáo dục hiện tại phải làm sao? Dùng giáo học từ xa. Cho nên tôi mời họ tổ chức đoàn đến Úc châu để tham quan, để tham khảo. Úc châu diện tích rộng, nhân khẩu ít, trẻ nhỏ đi học rất không thuận thiện, cho nên từ tiểu học liền có thể dùng giáo học từ xa, chúng học ở trong nhà chỉ cần có một vi tính thì có thể học, tiếp nhận thầy giáo trường học lên lớp. Mỗi năm có hai ba lần, thầy giáo trường học đến các nơi để cử hành trắc nghiệm, cho nên học trò một năm chỉ có hai lần tham gia thi cử, cũng không cần đến trường học.
Bạn thấy giáo học từ xa này HongKong đã có, Đại học Úc châu có thể ở trong nhà chính mình học, trường học sẽ phái giáo thọ đến HongKong, tập hợp học sinh lại cử hành thi cử, một năm hai lần, khi tốt nghiệp trường học phát văn bằng. Cái phương pháp này hay bởi vì Indo nhân khẩu nhiều, họ có hai ức ba ngàn vạn người, đó là đảo quốc, có hơn mười ngàn đảo, công cụ giáo thông quan trọng nhất chính là thuyền. Cái quốc gia này là quốc gia XLam giáo lớn nhất toàn thế giới có thể làm sự việc này. Chúng ta không nghĩ đến việc này, nhưng họ đến nói với tôi, tôi thật hoan hỉ. Hiệu trưởng của trường đại học Hồi Giáo đã đến thăm tôi hai lần, nói với tôi trường học muốn xây một Viện Tứ Khố. Tôi mới nghĩ ra, tôi đã tặng cho họ mười bộ “Tứ Khố Toàn Thư”. Hiện tại họ xây một cái thư viện Tứ Khố, muốn thành lập Viện Hán Học, đây là một việc tốt. Viện Hán Học học cái gì? Chính là học “Tứ Khố Toàn Thư”, bồi dưỡng nhân tài sư chất của “Nho-Thích-Đạo”, quá tốt. Hơn nữa họ còn nói với tôi tương lai trong trường học của họ, nghiên cứu Nho-Thích-Đạo, không cần phải nộp học phí, dường như ngay đến ăn ở, trường học đều cung cấp, trường học cung cấp cho họ, khi tốt nghiệp có học vị. Trường học này là quốc gia thành lập, cho nên họ đến tìm tôi hiệp trợ họ. Đây là việc tốt, đây là đại sự. Indo, Malaysia là nước lớn, từ nhân khẩu mà nói nó là nước lớn thứ tư trên toàn thế giới. Nhân khẩu nhiều nhất là chúng ta, thứ hai là Ấn Độ, thứ ba là Hoa Kỳ, thứ tư chính là họ. Ngày trước chúng ta đến quốc gia họ thăm viếng, đại khái có 20 lần, cho nên người lãnh đạo quốc gia đều rất quen thuộc với tôi, đều gặp mặt qua. Hiện tại họ muốn làm một việc tốt như vậy, chúng ta phải toàn tâm toàn lực trợ giúp họ. Viện Hán Học của họ chính là “Tứ Khố Toàn Thư”, dự định vào tháng 5 khởi công, mời tôi đến tham gia. Đây là sự việc vô cùng khó được, không chỉ ảnh hưởng quốc gia của chính họ mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Phật Đà lưu lại bộ kinh này đến sau cùng một trăm năm khi tất cả các kinh giáo đều diệt hết nhưng “Kinh Vô Lượng Thọ” vẫn còn. Sau một trăm năm “Kinh Vô Lượng Thọ” không tồn tại, vẫn còn một câu Nam Mô A Di Đà Phật này vẫn tồn tại, đại khái vẫn còn lưu lại một hai trăm năm, từ bi đến cùng tột. Khi Mạt pháp kết thúc, nếu có người có thể niệm một câu A Di Đà Phật, thì Phật đều đến tiếp dẫn họ.
“kỳ hữu chúng sanh, trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ”[11],
“trị” là gặp được, chỉ cần bạn có thể gặp được bộ kinh này, bạn muốn cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, quyết định được độ. Nếu tôi không cầu vãng sanh, tôi cầu danh vọng lợi dưỡng của thế gian, có được hay không? Được! “Phật Thị môn trung, hữu cầu tắc ứng”[12]. Bạn cầu thăng quan, cầu phát tài, cầu thân tâm khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thuận lợi, bộ kinh này thảy đều có thể giúp đỡ bạn.
“Lương dĩ thử kinh, phù hợp xã hội chi thực huống, chân tục tịnh chiếu, sự lý song dung, phàm thánh tề thâu, tâm Phật bất nhị, cố năng trường tồn, nhi độc lưu ư mạt thế”[13],
Đích thực pháp môn Tịnh Độ hữu cầu tắc ứng. Thế nhưng nền tảng của nền tảng là giáo dục nhân quả. Tại vì sao chúng ta có thể vãng sanh? Nhân là chân tâm chính mình. Vì sao vậy? Vì thế giới Cực Lạc là do chân tâm của chúng ta biến hiện ra, chân tâm chính chúng ta biến hiện ra, làm gì có lý nào không thể quay về? Cái việc này phải hiểu. Đại Thừa giáo thường nói cả thảy vũ trụ đều do tâm hiện thức biến, “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, nói rõ A Di Đà Phật thế giới Cực Lạc có quan hệ thế nào với chúng ta, quan hệ quá mật thiết, cùng một tự tánh, cùng một chân tâm. Cho nên cầu sanh thế giới Cực Lạc, phải dùng chân tâm cầu, không thể dùng vọng tâm. Còn “tín, nguyện, trì danh, một lòng chuyên niệm”, đây là duyên. Nhân là “thị tâm, thị Phật”[14] duyên là “thị tâm, tác Phật”[15]. Hiện tại ta muốn đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, chúng ta là học tập ngài Lục Tổ Huệ Năng, hãy xem ở trong “Đàn Kinh”, Đại Sư Huệ Năng lần đầu gặp mặt Ngũ Tổ, Ngũ Tổ hỏi ngài:
- Con đến chỗ ta đây muốn cầu được cái gì?
Ngài trả lời rằng:
- Con chỉ cầu làm Phật.
Ngài không cầu gì khác, không cầu phú quý, chỉ cầu thành Phật. Ngũ tổ chân thật mãn tâm nguyện của ngài. Ngay thành Phật còn có thể cầu được, huống hồ các thứ khác, có gì mà cầu không được chứ? Cho nên “Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng”[16]. Người thế gian không có một ai không mong cầu tài, cầu thông minh trí tuệ, cầu khỏe mạnh sống lâu, ở trên bộ kinh này thảy đều có thể làm được, có thể thỏa mãn nguyện vọng của bạn, chân thật là không thể nghĩ bàn.
“Lương dỉ thử kinh, bất đản vi Tịnh Độ, quần kinh chi cương yếu, nhất đại tạng giáo chi chỉ quy”[17].
Đây là nói một bộ kinh nào? Trong kinh điển Tịnh Độ, một bộ kinh điển quan trọng nhất, đại biểu bộ kinh đệ nhất của Tịnh Tông, nó là cương lĩnh của Tịnh Tông, nó là tông yếu của Tịnh Tông, không có kinh nào quan trọng hơn, đó là bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, là “chỉ quy” của một Đại tạng giáo. Một đại tạng giáo là tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm, sau cùng đều quy Tịnh Độ. “Kinh Hoa Nghiêm”, sau cùng Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham học, Bồ Tát Phổ Hiền Mười đại nguyện vương sau cùng đều quy về Cực Lạc, “Pháp Hoa”, “Lăng Nghiêm”, Đại kinh, Đại luận, không bộ kinh nào sau cùng không quy về Tịnh Độ. Quy Tịnh Độ chính là đại viên mãn, chân thật thành tựu.
Thật tế ra mà nói:
“diệc vi thử giới tha phương, hiện tại vị lai, nhất thiết hửu tình, ly khổ đắc lạc, cứu cánh Bồ Đề chi pháp yếu”[18]
Vậy thì còn gì bằng không? Thực tế ra mà nói:
“thử giới” là thế giới này chúng ta, bao gồm giáo khu của Thích Ca Mâu Ni Phật chính là cái tam thiên đại thiên thế giới này. Tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu lớn? Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với chúng ta, trên Phật kinh nói đơn vị thế giới chính là như nhà khoa học hiện tại chúng ta gọi là “hệ ngân hà”. Một cái tiểu thiên thế giới là một ngàn đơn vị thế giới, chính là một ngàn cái hệ ngân hà, một ngàn cái tiểu thiên là một cái trung thiên, lại một ngàn cái trung thiên là một cái đại thiên. Cho nên một đại thiên thế giới có mười ức cái hệ ngân hà. Cái phạm vi này mười ức cái hệ ngân hà nay chính là “thử giới”.
“tha phương” là bên ngoài mười ức hệ ngân hà gọi là “tha phương”. Cõi nước chư Phật vô lượng, vô biên, vô tận, vô số.
“Thử giới tha phương” là cả thảy vũ trụ, hiện tại vị lai tất cả hữu tình lìa khổ được vui, pháp yếu cứu cánh Bồ Đề.
Chính là bộ kinh này, chính là câu một Phật hiệu này, bạn có thể tin tưởng không? Nếu bạn có thể tin tưởng thì đó là đại thiện căn đại phước đức, bạn ngay đời này quyết định có thể vãng sanh làm Phật.
Sự, lý pháp môn này đều không thể nghĩ bàn, lý quá sâu rồi, sự quá vi diệu, không cách gì tưởng tượng, cho nên chỉ có người thượng thượng căn họ có thể tin tưởng. Vì sao vậy? Họ “một nghe, ngàn ngộ”, vừa nghe họ hoàn toàn tường tận. Tuy nhiên, còn có một loại người người hạ hạ căn, cho dù là hạ hạ căn, họ tuyệt nhiên không hiểu đối với cái đạo lý này, thế nhưng họ thành thật, họ nghe lời, họ nghe rồi họ không hoài nghi, họ liền tin tưởng, hơn nữa họ thật làm, chân thật tin tưởng có thế giới Cực Lạc, chân thật tin tưởng có A Di Đà Phật, không một chút hoài nghi nào, chân thật phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc, dạy họ niệm Phật, một câu Phật hiệu này một ngày từ sớm đến tối họ đều đang niệm, họ không hề ngơi nghỉ, nắm chắc lấy câu Phật hiệu này, loại người này vãng sanh thế giới Cực Lạc cùng thượng phẩm thượng sanh hoàn toàn tương đồng.
Cho nên hạ hạ căn cùng thượng thượng căn, vãng sanh thế giới Cực Lạc thảy đều là thượng phẩm thượng sanh, chúng ta phải hướng đến họ mà học hỏi. Hòa thượng Hải Khánh, Hải Hiền, hai vị đại đức chính là như vậy, vì chúng ta mà thị hiện, họ đều không biết chữ, không có đi học, cả đời chưa nghe qua người giảng kinh, vì sao họ có thể thành tựu? Đầy đủ sáu chữ “thành thật, nghe lời, thật làm”. Khi Ngài Hải Hiền xuất gia, thầy Thế Phát của ngài chỉ dạy Ngài một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, dạy ngài cứ mãi liên tục niệm. Bạn xem ngài lão thật thành thật niệm 92 năm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra không có bất cứ thứ gì. Ngài có khai ngộ hay không? Khai ngộ rồi! Ta có thể thấy ra được. Tuy là tôi chưa thấy mặt ngài nhưng tôi xem đĩa phim của ngài, vì không phải người khai ngộ thì không làm được. Đích thực ngài tuổi thọ dài đến như vậy, không nhất định là chính ngài mà là A Di Đà Phật gia trì. A Di Đà Phật giao cho ngài nhiệm vụ, vì cái khu vực này, vì cái thời đại này làm biểu pháp, làm tấm gương tốt của người học Phật cho mọi người xem. Học Phật đều phải nên hướng đến Ngài học tập, cả đời không cầu danh không cầu lợi, cái gì cũng không cầu, chính mình mỗi ngày cần khổ lao tác, tự ăn đồ mình làm, chân thật không thể nghĩ bàn. Đây là tấm gương của chúng ta, chúng ta phải nên học tập với Ngài.
“Thị cố, Niệm Tổ, cảm ân đồ báo, phát vô thượng tâm, kính chú thử kinh, tục Phật huệ mạng”[19]
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ làm sao báo ân? Niệm lão “phát tâm vô thượng, kính cẩn chú giải kinh này nhằm duy trì huệ mạng của Phật”. Đây chính là phương pháp ngài báo ân.
Ngày nay chúng ta đọc đến chỗ này, chúng ta cũng phát tâm báo đáp, chúng ta báo bằng cách nào? Cũng là phát tâm vô thượng, y giáo phụng hành, vì người diễn nói. Chú ý cái chữ “diễn” đó, diễn là phải làm ra biểu diễn cho người xem. Lão Hòa Thượng Hải Hiền cả đời là biểu diễn, ngài không có nói, hoàn toàn là làm ra tấm gương để cho người xem. Ngài có thể diễn thì đương nhiên ngài có thể nói, nhưng pháp duyên không như nhau nên Ngài chỉ “diễn”. Vì sao? Vì người ở trong nông thôn, Ngài đã tiếp xúc hoàn toàn là nông thôn, người nông thôn bạn nói cho họ nghe họ không hiểu, nhưng bạn làm ra, họ có thể thấy được, họ bị cảm động. Nếu Ngài ở đô thị thì ngài nhất định phải giảng kinh.
“Kiền kỳ lưỡng độ đạo sư, thập phương Như Lai, thượng sư bổn tôn, Kim Cang Hộ Pháp, từ ân phú hộ, uy đức gia minh”[20]
Đây là cầu gia bị gia trì, chúng ta nguyện là phát rồi, chúng ta trí tuệ không đủ, phước báo chúng ta có hạn, nhất định phải cầu Phật Bồ Tát gia trì, phải kiền thành phải khẩn thiết mong cầu hai cõi đạo sư, ở cõi này chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ở thế giới Tây Phương Cực Lạc là A Di Đà Phật, đây là hai cõi đạo sư. Ngoài thế giới Ta Bà cùng thế giới Cực Lạc còn phải kiền kỳ lưỡng độ đạo sư, còn phải cầu gia trì của “thập phương Như Lai”. Cầu gia trì, không chỉ cầu gia trì, còn cầu hộ pháp, “Kim cang Hộ pháp, thượng sư bổn tôn”.
Kim Cang Hộ Pháp là người nào? Bốn chúng đồng tu, tại gia xuất gia, nam chúng nữ chúng, yêu cầu họ hộ pháp, hộ trì “từ ân phú hộ”. Phật gia trì chúng ta, bốn chúng hiện tiền cũng giúp chúng ta, có hay không? Có! Chỉ cần chúng ta thật làm, cảm động Phật Bồ Tát, cũng có thể cảm động rất nhiều đồng tham đạo hữu, chỉ cần tiếp cận với bạn, xem thấy bạn thật tu hành, không ai không tôn kính, không ai không bội phục, không ai không hộ trì bạn. Cho nên “Uy đức minh gia” là ngấm ngầm gia hộ.
“Ký thử chú thích, thượng khế thánh tâm, quảng khải chúng tín”[21].
Hy vọng cái chú giải này, người sau chúng ta đọc được cái chú giải này của ngài, vì người diễn nói, cùng phân hưởng với mọi người. “thượng khế thánh tâm” là lý, “quảng khải chúng tín” đây là căn cơ, khế cơ khế lý, trên là khế lý, dưới là rộng khải chúng tín là khế cơ.
“phàm hữu kiến văn, đồng nhập Di Đà, nhất thừa nguyện hải”[22]
Chúng ta phát cái nguyện này, hy vọng chúng ta tương lai, đều là đồng tham đạo hữu Hải Hội Liên Trì thế giới Cực Lạc, lấy cái này làm đại viên mãn, đại đoàn viên. Niệm Lão ở lời tựa trước khi giảng kinh, đến chỗ này là viên mãn rồi. Cùng vừa lúc hết thời gian, hôm nay chúng ta học đến chỗ này thôi. A Di Đà Phật.
[1] Lại nữa, khế cơ còn ngụ ý phù hợp thời đại và căn cơ. Đức Như Lai rủ lòng từ, riêng lưu lại kinh này một trăm năm cuối sau khi các kinh đã bị diệt hết. Điều này cho thấy kinh này có thể khế hợp xã hội trong hiện tại và tương lai.
[2] vì thế, ai nấy đều nên học rộng, biết nhiều, một lòng tận tụy, tham gia xây dựng [xã hội] nhằm tạo phước cho nhân dân, thực hiện cõi Tịnh Độ trong nhân gian
[3]gần đây, pháp sư Thái Hư đề xướng nhân gian Tịnh Độ, từng trích dẫn cặn kẽ nhiều câu trong kinh Vô Lượng Thọ, ấy là vì kinh này soi rọi cả thế gian lẫn xuất thế gian, chỉ bày cặn kẽ Chân Đế và Tục Đế
[4]Điều hay tuyệt của Tịnh Tông là chẳng lìa Phật pháp mà hành pháp thế gian, chẳng bỏ pháp thế gian mà chứng Phật pháp
[5] do pháp trì danh thuận tiện nhất, chỗ nào cũng có thể tu được, tu ở bất cứ chỗ nào cũng được, chẳng cần phải trốn vào núi rừng;
[6] niệm bất cứ lúc nào cũng được, chẳng nhọc công bế quan, ngồi yên
[7] chỉ cần phát khởi giác tâm rộng lớn, một mực chuyên niệm danh hiệu, tối thiểu là mười niệm, hay một niệm cũng được vãng sanh
[8] chẳng trở ngại công việc trong thế gian, mà vẫn nhanh chóng thoát khỏi sanh tử y như thế
[9] đã có thể tự giác, giác tha, rộng độ chúng sanh trong thời vị lai, lại còn khiến cho mình lẫn người đều được lợi lạc, tạo phước cho xã hội trong đời hiện tại
[10] Vì thế, kinh dạy:“Trong đời tương lai, khi kinh đạo diệt hết, ta do lòng từ bi, thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại một trăm năm. Có chúng sanh nào gặp được kinh này, tùy theo sở nguyện đều có thể đắc độ, hết thảy hữu tình trong cõi này, phương khác, lìa khổ được vui, đạt đến Bồ Đề rốt ráo”
[11] có chúng sanh nào gặp được kinh này tùy theo sở nguyện, đều có thể đắc độ.
[12] Trong nhà Phật có cầu có ứng
[13] ấy là vì kinh này phù hợp với tình huống thật sự trong xã hội, Chân và Tục cùng chiếu, Lý và Sự đều viên dung, gồm thâu phàm lẫn thánh, tâm và Phật chẳng hai, vì thế, có thể trường tồn, một mình được lưu lại trong đời Mạt.
[14] tâm này là Phật
[15] tâm này làm Phật
[16] trong nhà Phật, có cầu ắt ứng.
[17]Ấy là vì kinh này không chỉ là cương yếu của các kinh Tịnh Độ, là chỗ chỉ quy của toàn bộ giáo pháp trong Đại Tạng Kinh
[18]mà còn là pháp trọng yếu để hết thảy hữu tình trong cõi này, phương khác, hiện tại, tương lai, lìa khổ được vui, đạt đến Bồ Đề rốt ráo
[19] Vì thế, Niệm Tổ cảm ân mong báo đáp, phát tâm vô thượng, kính cẩn chú giải kinh này nhằm duy trì huệ mạng của Phật
[20] khẩn cầu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ở phương này và Bổn Sư A Di Đà Phật trong thế giới Cực Lạc, mười phương chư Phật, thầy, cầu thần hộ pháp từ ân che chở, hộ trì, ngấm ngầm gia hộ
[21] mong sao bản chú thích này, trên khế hợp thánh tâm, khơi gợi rộng rãi lòng tin của mọi người
[22] có ai thấy nghe, đều cùng nhập biển nguyện Nhất Thừa của Phật Di Đà