Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

2500 Năm Phật Giáo

Lời giới thiệu.

Cuốn sách “2500 năm Phật giáo” ra đời từ năm 1956 và đến nay được tái bản sáu lần, lần gần đây nhất vào năm 1997. Tập tư liệu nghiên cứu công phu này, với sự tham gia của gần ba mươi học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, v.v… chắc chắc sẽ giúp cho người đọc có được một cái nhìn toàn diện hơn và chuẩn xác hơn về một tôn giáo lớn đã trải qua một chặng đường dài lịch sử với bao thăng trầm, suy thịnh và cũng đã có một ảnh hưởng sâu đậm về nhiều mặt trên nhiều quốc gia châu Á và cả châu Âu, châu Mỹ…

Cuốn sách này với nhiều tư liệu phong phú, tỉ mỉ nhưng cũng rất độc đáo và đặc sắc, là một tư liệu hữu ích đối với những người muốn tìm hiểu về đạo Phật hoặc muốn có sự hiểu biết sâu hơn về một tôn giáo từ lâu đã quen thuộc với đa số chúng ta. Sách cũng giúp ích không nhỏ cho các công trình biên khảo, nghiên cứu có liên quan. điều đáng nói khác là cuốn sách được viết nên bởi số đông những chuyên gia trí thức không là Phật tử, nhưng tất cả đều bày tỏ sự cảm phục và tôn kính sâu xa đối với Đức Phật cùng tôn giáo của Ngài…
Rất tiếc TVHS không có bản vi tính hay phiên bản PDF. Quý độc giả có thể tìm mua tại các nhà sách.

Chương 3: II

   Có hai khía cạnh trong cuộc đời Đức Phật, cá nhân và xã hội. Hình ảnh quen thuộc về Đức Phật là hình ảnh của một triết nhân đang trầm tư mặc tưởng, một đạo sư du già đăm chiêu và biệt lập, đắm chìm trong cái vui của sự suy tưởng nội tâm. Đây là hình ảnh gắn liền với Phật giáo Nguyên thủy và các đoàn truyền giáo của A-dục vương. Đối với họ, Đức Phật là một con người, không phải là một vị thần, một người thầy chứ không phải là một đấng cứu thế. Nhưng còn có một khía cạnh khác của cuộc đời Đức Phật, ở đấy, Ngài là người quan tâm đến cái khổ của con người, tha thiết muốn đi vào cuộc sống của họ, giải trừ các phiền muộn và truyền đi khắp nơi thông điệp của Ngài để đem lại diều tốt đẹp cho mọn người: bahu-jana-hitaya. Đặt nền tảng trên lòng từ bị đối với nhân loại, một truyền thống thứ hai đã hình thành tại miền Bắc Ấn dưới các triều đại Kusana (70-480 sau Công nguyên) và Gupta (320-650 sau Công nguyên). Truyền thống này chú trọng vào lý tưởng cứu độ cho tất cả mọi người, vào giới luật tu trì và con đường phục vụ trên toàn thế gian. Truyền thống thứ nhất thình hành ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, còn truyền thống thứ hai thì được thấy ở Nepal, Tây Tạng, Triều Tiên, Trung Hoa và Nhật Bản.

   Tuy nhiên, tất cả các dạng thức Phật giáo đều nhất trí rằng Đức Phật là người sáng lập, là người đã gắng công đạt đến tuệ giác siêu đẳng trong khi ngồi dưới gốc cây Bồ đề, người dã vạch ra con đường để từ thế giới khổ đau đến cõi bất tử bên kia và những ai đi theo con đường giải thoát cũng có thể đạt đến tuệ giác cao siêu. Đây là cội rễ của vấn đề, là sự thống nhất quan trọng bên dưới các dị biệt về quan điểm và về cách biểu lộ, vốn là nét đặc trưng của Phật giáo trong khi đạo này lan rộng từ Ấn Độ đến các nơi khác trên thế giới.

   Cốt lõi của mọi tôn giáo là sự thay đổi bản chất con người. Khái niệm tái sanh (dvitiyam janma) là giáo lý trọng tâm của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Con người không phải là chỉ có một mà là số nhiều. Con người mê ngủ, con người giống như cái máy tự động. Con người có sự lủng củng từ bên trong. Con người phải thức dậy, phải trở nên hợp nhất, hài hòa bên trong mình và không còn bị ràng buộc nữa. Những truyện thần bí Hy lạp ám chỉ sự thay đổi này trong bản chất chúng ta. Con người được xem như một hạt giống, hạt này có thể chết đi không còn là hạt nhưng có thể tái sinh thành một cây khác từ hạt giống này. Một thùng hạt giống có thể có hai số phận: bị nghiền ra thành bột để làm bánh hoặc được gieo xuống đất, nẩy mầm và mọc thành cây rồi sinh ra hàng trăm hạt cho người gieo trồng. Thánh Phao lồ đã mượn ý này để mô tả sự Phục sinh khi ông nói: “Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống” (Cr 15, 36). “Gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (Cr 15, 44) Sự thay đổi này chính là sự thay đổi của chính thực thể. Con người không phải là một thực thể cuối cùng hoàn chỉnh. Con người là một thực thể có thể tự biến đổi mình, có thể được sinh ra trở lại. Tạo được sự thay đổi này, được tái sinh, được thức tỉnh, đó là mục tiêu của mọi tôn giáo cũng như của đạo Phật.

    Chúng ta phải chịu sự chi phối của thời gian, của sự luân hồi (samsara) là do vô minh (avidya), dẫn đến mê đắm, suy đồi (asava). Vô minh và tham ái là nền tảng của cuộc sống thường nghiệm. Từ vô minh ta phải vươn đến giác ngộ (bodhi, vidya). Khi đã có được vipassana, hay tri kiến, sự nhận thức sáng suốt, thì ta sẽ có samata hay sự tĩnh tịch không thể lay chuyển. Trong tất cả những điều trên, Đức Phật đã dựa trên tiêu chuẩn Vệ Đà về sự chắc chắn được xây dựng trên sự hiểu biết thực sự, sưu hiểu biết có được nhờ kinh nghiệm trực tiếp, qua sự trực nhận thực tại bằng trí tuệ: yatha-bhuta-nana-dassana (Như thật tri kiến).

/5
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây