Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 4)

Thứ hai - 31/03/2014 04:12 - Đã xem: 7254

Tiểu sử Hoà Thượng Thiền Tâm (Phần 4)

Những ngày cuối cùng Thời gian cuối, Hòa thượng lâm bệnh, các đệ tử trình thưa qua ý muốn đưa Ngài về Sài Gòn để điều trị Nhưng Hòa Thượng nói :

Thân tứ đại hôi dơ, rốt lại rồi cũng về nơi quy tận.Chí của Thầy không phải ở việc ham kéo dài mạng sống nơi chốn trần lụy nầy đâu, các con phải nên hiểu như vậy. Ngài khắc phục thân bệnh ráng nổ lực dụng công cho đến phút cuối .

Đến 9 giờ sáng ngày 21 tháng 11 năm nhâm thân ( tức ngày 14 tháng 12 năm 1992 ) Ngài an nhiên thoát hóa ( theo lời vị thị giả ), hưởng thọ 68 tuổi, hạ lạp 42.Nhập tháp lúc 8 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm nhâm thân. (18-12 -1992 ) Cảm đức độ của bậc danh Tăng lúc sinh thời , các vị Tôn túc trong Giáo hội Tỉnh đã cung thỉnh Hòa thượng vào Hội Đồng Chứng Minh Ban Trị Sự Giáo Hội Tỉnh Lâm Đồng.

 

Pháp tu căn bản Hòa thượng ân cần chỉ dạy cho hàng đệ tử là lấy sự chuyên nhất niệm Phật làm chánh, và trì chú làm trợ, để thoát sanh tử.Và qua thi ý thanh cao thoát tục của các bài thơ trên, ta nhận thấy quả thật Thân Tâm của Ngài sau những năm tháng dài Ẩn tu nơi miền Lan nhã nầy đã được thanh tịnh.Từ nội tâm Ngài đã được bộc lộ ra một cách rõ ràng ở nơi thi tứ, những áng thi văn tuyệt vời,là rất ư là A Lan Nhã.

Trong một bài thơ ngài gởi cho Hòa thượng Thanh Từ, chúng ta thấy được tư tưởng viên dung, tinh thần hòa hợp Thiền- Tịnh phảng phất chủ trương của Đại sư Vĩnh Minh thuở nào :

                                   

Chốn cũ chơn như lắm nẻo về

Đường tuy khác lối vẫn đồng quê

Trong Thiền có Tịnh trời Lư Lãnh

Nơi Tịnh gồm Thiền nước Động Khê

Tiến bước nguồn ân ngời nguyệt sáng

Quay về bể tục ngát hương thề

Bao giờ học kẻ cười hoa được

Đem ý sen lành rải bến mê .

                            

Phải chăng đây là những lời tâm huyết của Hòa thượng,vừa nói một cách chân thành hoài bão tha thiết của Ngài “ Ngộ Thiền Tâm hoằng dương Tịnh độ” lại vừa là lời giao kết đạo tình với người bạn chí thân .

Ngày nay, nguồn Thiền được khơi dậy !

Tuôn mạnh phát huy ở miền Đông,

Và đóa sen Tịnh độ cũng tỏa ngát hương lành khắp mọi nơi trên cao nguyên .

Hàng Tăng Ni Phật tử chưa kịp vui mừng trước một viễn tượng tươi sáng thì … bao người lại phải ngậm ngùi đau xót khi hình bóng vị Thầy quí kính đã vĩnh viễn ra đi .

Nhưng sen dẫu tàn ,

Hương mãi vẫn còn thơm.

 Trên khắp mọi miền đất nước, Từ Chư vị Tôn Túc đến thiện nam tín nữ Phật tử, đều bùi ngùi ngưỡng vọng về vị Danh Tăng suốt một đời phụng sự cho lý tưởng giải thoát .

Lúc đương nhiệm chức vụ đối với Giáo Hội , và đến cả khi trong giai đoạn ẩn tu, Ngài đều diễn- dịch kinh sách , khuyến nhắc tu hành,và thuyết pháp độ sanh, dắt dìu hàng hậu học với chí nguyện giải thoát chân thật tu hành .

Ngài thường nhắc nhỡ các đệ tử : Các con nên gắng theo đường đạo, giấc mộng trần gian chớ đắp xây.

Gần trọn một đời của Ngài, từ khi mới đi tu cho đến ngày viên tịch.với bi nguyện độ sanh Hòa thượng chuyên niệm Phật và trì chú.Đặc-biệt là chú Đại bi và chú Chuẩn-đề.

 Ngài có soạn ra một pháp thức tu tên là :

Chuẩn-Đề, Đại Bi

pháp nghi hợp thức, cho các đệ tử chuyên tu Mật-Tông hành trì , và hoằng dương Tịnh-độ pháp yếu tu hành .

Về dịch- thuật có những Bộ Kinh như sau :

1 ) Ấn-Quang Văn Sao, của Ấn- Quang đại- sư ,vị Tổ thứ 13, của Tịnh Độ Tông, dưới tựa đề là :

 LÁ THƠ TỊNH ĐỘ.( 1956 ) dài khoảng 200 trang , bằng những lời văn cực kỳ nhẹ nhàng, trong sáng, bình dị mà dễ hiểu Qua quyển :

 Lá Thơ Tịnh Độ nầy,Ngài đã khai thị về pháp môn Tịnh Độ, trong thời kỳ mạc pháp, để niệm Phật , tu trong mọi hoàn cảnh, đều được kết quả lợi lạc, khi nhắm mắt theo Phật đới nghiệp về Tây Phương, biệt đường sanh tử .

CỰC LẠC DU LÃM KÝ là một tác phẩm được Hoà Thượng biên dịch.

2 ) Kế tiếp năm 1957-1959 Ngài soạn thuật bộ :

 TỊNH HỌC TÂN LƯƠNG

Gồm có 2 quyển dài gần 800 trang giấy .

Sao gọi là Tịnh học tân lương ?

Y theo đề tựa của bộ sách mà thích nghĩa :

Tịnh học là môn dạy về Tịnh độ Tân lương, là món lương thực mới của mình.

Trong bộ sách Hòa thượng đã chỉ dẫn cặn kẽ, và hiển bài ra cho tất cả các hàng tứ chúng thấy rõ sự lợi ích thiết thực của pháp môn Tịnh độ cùng với sự việc hiện đời đới nghiệp vãng sanh bằng cách:

 trì niệm hồng danh của đức Phật A DI ĐÀ .

nơi cõi Tây phương Cực Lạc thế giới .xứng hợp với 48 lời Đại Nguyện của Phật Đà .

Thời gian kế tiếp, Hòa thượng đã hoàn tất việc phiên dịch các bộ sách có tánh cách hiển dương Tịnh Độ như :

HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC .

Đây là một quyển sách nhỏ dài khoảng 100 trang , nội dung trích lục lại các lời dạy của chư Phật , chư Bồ Tát và chư vị Tổ sư về pháp môn Tịnh Độ ( toát yếu ) xứng với tên của quyển sách , (Hương quê Cực lạc là món ăn thanh lương của miền Cực lạc ) Làm kim chỉ nam cho người tu Tịnh Độ . Trong đây có phần tựa , đề vịnh về pháp môn Tịnh Độ chí thiết như sau :       

Trôi nổi lìa cha mấy hạ đông ,

Trời TÂY gia nghiệp nguyện làm xong .

Tay vàng mong tưởng ơn dìu dắt ,

Dám để TỪ TÔN mỏi mắt trông .

 

Khổ nhiều vui ít cõi Ta Bà ,

Muốn thoát trầm luân dễ được mà .

Lãng tử về quê lòng rộn rã ,

Cha lành xem lại thật Di Đà .

 

           

Bảy hàng cây báu ánh lòa lòa ,

Chín phẩm sen vàng bốn sắc hoa .

Nhiếp cả sáu căn thành tịnh niệm ,

Mới hay AN DƯỠNG thật quê nhà                     

                                                Liên Du

                        Thích Thiền Tâm (Dịch)

Tiếp theo là :

TỊNH ĐỘ THẬP NGHỊ LUẬN :

Đây là một quyển sách giải đáp hầu hết các mối thắc mắc và hoài nghi về tông Tịnh Độ .của những người học Phật đương thời .Nhờ vậy mà pháp môn niệm Phật càng ngày càng được quảng bá rộng rải hơn và số người tu theo Tịnh Độ mỗi lúc mỗi một thêm nhiều .     

Hòa thượng soạn ra một phương pháp tu Tịnh độ cho các Phật tử tu tập tên là :

 TỊNH ĐỘ PHÁP NGHI :

Và Ngài đã phiên dịch xong bộ kinh:

 QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ.( Thập lục quán kinh ) một trong ba quyển kinh chánh yếu của pháp môn Tịnh độ. giải bày và hiển rõ về ,

Thế giới Cực lạc của đức : A DI ĐÀ PHẬT . tại  phương Tây

 qua quyển kinh nầy, Ngài đã khiến cho vô số người thời bấy giờ, và cả đến hiện nay, phát tâm bất thối chuyển tu theo pháp môn Tịnh độ .

Kế tiếp là Ngài phiên dịch và hoàn tất quyển :

PHẬT THUYẾT THIỆN ÁC NHƠN QUẢ .

 báo ứng kinh ( theo thể điệu văn vần ) dạy cho chư Phật tử nói riêng và chung cho mọi người thấy rõ lẽ nhân quả báo ứng của các hành động Thiện ác …Và soạn thuật những bộ sách như :

PHẬT HỌC TINH YẾU .

MẤY ĐIỆU SEN THANH .

TAM BẢO CẢM ỨNG YẾU LƯỢC LỤC .

NHƠN QUẢ LUÂN HỒI TẠP LỤC KÝ .

TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA.

NIỆM PHẬT THẬP YẾU

Những quyển sách nầy,Ngài đã giải thích, hướng dẫn và giãng dạy cặn kẽ  về pháp môn Tịnh độ một cách quy mô và rõ ràng như vậy .Cho đến ngày hôm nay, và có thể là mãi mãi về sau quyển :

            NIỆM PHẬT THẬP YẾU . của Hòa thượng luôn là quyển sách nổi tiếng hoằng dương Tịnh độ Tông,( giá trị vô cùng ).

DUY THỨC HỌC CƯƠNG YẾU . ( biên soạn )

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI KINH .

ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUÃNG , SÁM HỐI DIỆT TỘI , TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT  

ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI KINH .

Còn gọi là, Thiên thủ, Thiên nhãn Vô ngại Đại Bi Tâm Đà ra ni kinh. dài trên 150 trang. Đây là một quyển kinh Mật tông. giãng dạy và hiễn dương về oai lực của chú Đại bi, một thần chú rất phổ thông đang được dùng trong hầu hết các khóa lễ hiện nay nơi Phật tự. Và ngoài ra, Ngài còn biên soạn những bài vở giáo khoa để dạy trong 3 trình độ :

Sơ đẳng, trung đẳng, và cao đẳng. ngoài những kinh nầy và còn những quyển kinh mà Ngài luôn quan hoài đến. bằng một tấm lòng trân trọng , và thương xót chí tình, chí đạo .chỉ mong sao truyền tải đến những kiến thức pháp tu căn bản về Phật pháp cho  người tu hiểu đạo, và đạt đạo.đó là hoài bảo tha thiết nhất, mà Hòa thượng đã đem ý sen lành để rải khắp bến mê .

            Ngài là một đóa sen Tịnh Độ .

            Sen dẫu tàn Hương mãi vẫn còn Thơm .

Nam Mô Hoằng Dương  Mật Tịnh , Đại Ninh  Phú an, Liên Tông Khai Sơn Tổ Sư . Hương Nghiêm Tu Viện, Mật Tịnh Đạo Tràng .

 VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM HÒA THƯỢNG .

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây