Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “Khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cọi rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
Sách Thọ Khang Bảo Giám có đoạn chép: “Thi Nại Am viết bộ Thủy Hử, trong ấy, miêu tả những chuyện gian dâm, cướp bóc [sống động] như vẽ. Con cháu ba đời bị câm.” Thị Nại Am sống ở triều đại nhà Nguyên, người xứ Lạc Dương tỉnh Hà Nam, tên là Tử An. Ông đã thành tựu được trình độ rất uyên thâm trong sự nghiệp văn học. Ông là một quan chức ở Tiền Đường, nhưng vì quan điểm chính trị của ông không đồng với những người xung quanh, nên ông từ quan và trở về quê, sống ẩn dật và viết cuốn Truyện Thủy Hử và những sách khác. Cuốn tiểu thuyết này kể về câu chuyện của một tướng cướp tên là Tống Giang của triều đại nhà Tống và những người đi theo, tẩt cả một trăm lẻ tám người (108), những người này bị đẩy đến núi Lương Sơn. Mặc dù Thị Nại Am đề cao luận điệu cao thượng đầy lòng yêu nước, nhưng thực tế, nó đã có những tác động tiêu cực làm tổn hại đến thân và tâm của giới trẻ; khiến họ ngộ nhận mà làm những điều tà vạy như tự xưng mình là vua, hoặc ẩn náu trong rừng như những tên cướp. Cuốn sách của ông đã mô tả những hành động đồi bại, gian xảo và cướp bóc với những chi tiết sống động khiến người đọc không thể không có những suy nghĩ xấu xa, mờ ám. Tác hại của cuốn sách này không tầm thường chút nào. Bởi vì điều này mà ba đời con cháu của tác giả Thị Nại Am đều bị câm. Qua đây, chúng ta có thể biết rằng nhân và quả không bao giờ sai chạy. Các Pháp môn của Đạo Phật dạy cho con người ta thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý. Với nghiệp của khẩu, lời nói khiếm nhã – ỷ ngữ – là đường dẫn tới tất cả điều ác. Nói lời khiếm nhã (ỷ ngữ) nghĩa là gì ? Nghĩa là nói về những chuyện tình yêu nam nữ, hoặc viết tiểu thuyết với những lời miêu tả về gió, hoa, tuyết hay trăng (phong hoa tuyết nguyệt) khiến cho thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì như lạc vào mê hồn trận, không thể tự thoát ra được. Đây là một thông điệp cho những người viết văn: Đừng sáng tác những bài thơ văn diễm tình say đắm. Cần biết sách diễm tình (dâm thư) (1) có ba điều tai hại cho con người: Thứ nhất là làm cản trở người đọc làm việc chánh trực. Thứ hai là làm người đọc hao tổn tinh thần, thứ ba là làm người đọc loạn tâm chí. Phải lưu ý ! Phải thận trọng ! Nếu không họa đến khó thoát, hối hận thì đã quá muộn! Một bài thơ phê bình viết rằng: Thủy Hử, Thủy Hử, Nghĩa là: Thủy Hử, Thủy Hử Một bài thơ khác: Đảm đại vọng vi Thị Nại Am, Nghĩa là: Thị Nại Am cả gan làm càn,, Lược Giảng: Là một nhà sáng tác, viết văn, soạn sách, thì cần phải có lý luận đúng đắn, không thể dẫn dắt người đọc đi vào con đường lầm lạc. Như ông Thị Nại Am viết Truyện Thủy Hử chẳng hạn, xem ra thì văn từ, ý tứ kết cấu rất đặc biệt, do đó rất nhiều người muốn đọc, và sau khi đọc rồi thì ai nấy đều say mê, chẳng khác nào người hút thuốc phiện, hễ bỏ hút là bị lên cơn nghiện vậy. Cho nên, tuy xem ra thì văn từ, ý tưởng kết cấu rất đặc biệt, nhưng xét kỹ thì nó có thể khiến cho người ta đi vào con đường sai trái, làm rất nhiều việc sai quấy, có hại cho nhân loại. Thị Nại Am là người đời nhà Nguyên, ở huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, tên là Tử An. “An” tức là “năng nhẫn tự an”, ngụ ý là có nhẫn nại, do đó tự là “Nại Am.” Người xưa có câu: “Tri túc thường lạc, năng nhẫn tự an.” (2). Ông ta vốn tài hoa xuất chúng, học vấn uyên thâm, thông kim bác cổ, Tứ Thư Ngũ Kinh đều thông suốt. Thế nhưng, thông suốt là thông suốt vậy thôi, chứ ông ta luôn luôn có tư tưởng phẫn nộ, bất mãn đối với thời thế, và đố kỵ đối với người đời. Do đâu mà thấy được điều này? Lúc Thị Nại Am ra làm quan huyện ở huyện Tiền Đường, trên quan huyện còn có chức quan cai quản quan huyện nữa, tuy nói rằng ông ta có thể nhẫn nại, nhưng tánh tình ông lại kỳ quái, gàn dở, không hợp với quan trên, bạn đồng liêu lại cũng chẳng hợp được với ai, nên chẳng thể hợp tác được. Vì chẳng thể hợp tác, ông bất đắc dĩ phải từ quan về quê. Ở nhà, ông luôn mang tư tưởng hận đời giận người, cứ trách là người của chánh quyền không đúng, không phải. Nhưng không có người nào để cho ông bày tỏ. Ông ta “đóng cửa” (bế môn) ở nhà nhưng không để “tự xét lỗi” (tư quá), lẽ ra thì phải “đóng cửa để tự xét lỗi” (bế môn tư quá), nhưng ông ta lại không nghĩ gì về sai lầm của mình, chỉ đóng cửa lại rồi ở đó mà viết sách, và càng nghĩ ông lại càng thêm bất mãn, giận đời ghét người. Bởi có một sự phẫn hận, bất bình trong đầu, cho nên những gì ông viết ra đều toàn là những lời lẽ phạm giới, những chuyện về sát đạo dâm vọng tửu. Ông viết bộ Thủy Hử Truyện để phát tiết những lý lẽ xằng bậy, nhảm nhí này. Truyện Thủy Hử khuyến khích người ta làm ăn cướp, lảm thổ phỉ, phá nhà cướp của, hành hiệp trượng nghĩa. Nói là hành hiệp trượng nghĩa, song đó là hành vi sát phú tế bần, giết người giàu để giúp người nghèo… Truyện Thủy Hử miêu tả 108 tên cướp thời nhà Tống, bị ức hiếp đến phải lên núi Lương sơn ẩn náu. Bởi Thị Nại Am đối với chính cuộc đương thời lòng ôm một nỗi bất bình, nên viết ra lời văn, nếu không tả cảnh đấu đá gây gỗ thì cũng là chém chém giết giết. Thứ sách truyện này viết xong thì tai họa liền xảy ra—các thanh niên sau khi xem bộ sách này xong, ai nấy đều muốn lên núi Lưong sơn chiếm núi xưng vương, cướp của làm giặc, muốn tự mình tạo nên sự nghiệp! Bởi vì bộ sách này miêu tả những việc gian ác sinh động như thật, khiến độc giả nảy sanh những ý nghĩ phi pháp, không yên phận. Cho nên thứ tà thuyết này đã đầu độc và làm hại không biết bao nhiêu thanh niên trong xã hội Trung Hoa. Sự tác hại chẳng phải nhỏ! Vì vậy, tác giả đã bị báo ứng, phải nhận lãnh qủa báo – con cháu ba đời sau của ông đều bị câm. Vì sao ư? Vì ông ta nói lời sai trái, viết sách sai lạc, Ông viết sách sai, tuy chính ông ta không trực tiếp bị câm, nhưng lại khiến con cháu đời sau của ông ta đều bị câm. Đây là một chứng cứ cho sự báo ứng hiện đời vậy. Trong các pháp môn của Phật giáo đều giáo hóa con người phải lấy việc thanh tịnh ba nghiệp thân miệng ý làm căn bản làm người, không được tùy tiện tung lời đồn đại, nhảm nhí, không căn cứ, hoặc dùng những ngôn từ ác nghiệt, quá quắt, nhơ nhuốc. Ngôn từ nhơ nhuốc tức là những lời lẽ xấu xa, thô tục. Cũng không nên viết những bài thơ diễm tình, hoặc dùng những từ ngữ dâm đãng bởi những thứ này có thể đầu độc thanh niên trong xã hội, khiến họ đi sai đường, do vì ngộ nhận mà sa vào con đường lầm lạc. Trong ba nghiệp thân, miệng, ý thì thân có ba điều ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm; ý có ba điều ác là tham, sân, si, và miệng có bốn điều ác là ỷ ngữ (nói thêu dệt), vọng ngữ (nói không thật), ác khẩu (nói lời ác), lưỡng thiệt (nói đâm thọc). Trong đó, ỷ ngữ là tội rất quan trọng; vì sao? Bởi vì nó làm ảnh hưởng khiến cho thân tâm của các thanh niên đều khởi tà kiến, hễ khởi tà kiến thì sẽ lạc vào mê hồn trận, khiến cho họ cứ ở trong mê hồn trận, chẳng thể tự thoát ra được, muốn rút ra cũng không ra được. Cho nên các nhà sáng tác thơ văn cần phải lập ngôn, lập công, lập đức (3). Lập ngôn thì cần phải có công, cần phải có đức hạnh. Chớ nên toàn viết những lời cay nghiệt, nhơ nhuốc, phóng túng, hoặc những bài thơ trữ tình uỷ mị. Bằng không, e rằng sẽ gánh chịu quả báo như Thị Nại Am, phải nhận lãnh quả báo chẳng lành, hoặc là bị câm, bị điếc, bị tê liệt, bị sái tay, hoặc vô số quả báo khác. Chúng ta nên bìết rằng dâm thư đem lai ba mối nguy hại cho con người: Cho nên người viết văn soạn sách phải đặc biệt hết sức cẩn thận, dè dặt, đừng viết những sách hại người; nếu không , sẽ không thoát khỏi sự báo ứng. Đến lúc chịu quả báo, quý vị muốn nói: “Tôi sai rồi. Tôi sẽ không làm như thế nữa!” Thế nhưng, đến lúc đó dù có ăn năn thì cũng không còn kịp nữa. Lời bình: Thủy Hử, Thủy Hử, Nghĩa là: Thủy Hử, Thủy Hử Lại có kệ rằng: Đảm đại vọng vi Thị Nại Am, Nghĩa là: Thị Nại Am dám cả gan làm càn, (1) Nguyên văn là dâm thư, bao gồm sách truyện, báo, phim ảnh, websites diễm tình, đồi trụy. (2) Nguyên văn Hoa ngữ: 知足常樂,能忍自安 – Tri túc thường lạc, năng nhẫn tự an. (3) Lập ngôn: nói được những điều quan trọng, có đủ lý lẽ truyền lại đời sau. Lập công:dựng nên công nghiệp, làm nên công trạng. Lập đức: làm việc hiền đức. (Hán Việt Từ Điển-Nguyễn Văn Khôn) Tả truyện 左傳: Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn 太上有立德, 其次有立功, 其次有立言 (Tương Công nhị thập tứ niên 襄公二十四年). Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: lập đức 立德 là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước (Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn). Trích từ Thủy Kính Hồi Thiên Lục Ý kiến bạn đọc
Tương nhân trà độc,
Tác giả thọ báo,
Tam đại á trư,
Nam nữ bất sát,
Phong cuồng truy trục,
Sát, đạo, tà dâm,
Nhất mạng, ô hô!
Thuốc độc hại người
Tác giả chịu quả báo
Ba đời làm heo câm !
Nam nữ không xét rõ
Điên cuồng bắt chước theo!
Giết hại, cướp, tà dâm,
Ôi thôi! Xong một đời !
Bất kế hậu quả tạo tội khiên,
Bút hạ tả thành hoạt địa ngục,
Chỉ thượng thư tựu tử nhân thiên.
Ngộ đạo thanh niên vi tặc khấu,
Chỉ dẫn nhân loại vô pháp thiên.
Thử chủng lý luận mê bản tánh,
Vạn kiếp trầm luân thân nan phiên.
Chẳng xét hậu quả, gây tội lỗi
Dưới ngòi bút, vẽ địa ngục sống
Trên giấy, viết chương sách chết người
Hiểu lầm, thanh niên làm giặc cướp:
Chỉ dẫn nhân loại không luật trời,
Lý luận này làm mê bổn tánh,
Vạn kiếp đắm chìm thân khó chuyển.
Tương nhân trà độc,
Tác giả thọ báo,
Tam đại á trư,
Nam nữ bất sát,
Phong cuồng truy trục,
Sát, đạo, tà dâm,
Nhất mạng, ô hô !
Thuốc độc hại người
Tác giả chịu quả báo
Ba đời làm heo câm !
Nam nữ không xét rõ
Điên cuồng bắt chước theo!
Giết hại, cướp, tà dâm,
Ôi thôi! Xong một đời !Thủy Hử, Thủy Hử, Thuốc độc hại người: Truyện Thủy Hử! Truyện Thủy Hử này đã hại rất nhiều người.
Tác giả chịu quả báo, Ba đời làm heo câm! : Tác giả Truyện Thủy Hử là Thị Nại Am. Cả ba đời –con trai ông, cháu và chắt của ông đều bị câm cả. Quý vị xem có kỳ lạ không chứ–tạo nhân kết quả, vô hình trung lưỡi đều bị cắt bỏ, không nói được.
Nam nữ không xét rõ, Điên cuồng bắt chước theo! : những người đọc Truyện Thuỷ Hử, bất luận là nam hay nữ, cũng đều không suy xét, tìm hiểu nguồn gốc ban đầu của nó, mà chỉ biết hỗ tương tranh giành, phạm các điều sát sanh, trộm cướp, tà dâm như điên như cuồng.
Giết hại, cướp, tà dâm, Ôi thôi! Xong một đời ! : Làm những việc gian ác, phạm pháp, rồi sẽ có lúc phải đền tội. Đợi đến khi tội ác đầy dẫy, thì ôi thôi, thế là xong một đời! Thế nhưng, cho đến lúc chết vẫn không biết vì sao mà chết!
Bất kế hậu quả tạo tội khiên,
Bút hạ tả thành hoạt địa ngục,
Chỉ thượng thư tựu tử nhân thiên.
Ngộ đạo thanh niên vi tặc khấu,
Chỉ dẫn nhân loại vô pháp thiên.
Thử chủng lý luận mê bản tánh,
Vạn kiếp trầm luân thân nan phiên.
Chẳng xét hậu quả, gây tội lỗi
Dưới ngòi bút, vẽ địa ngục sống
Trên giấy, viết chương sách chết người:
Hiểu lầm, thanh niên làm giặc cướp:
Chỉ dẫn nhân loại không luật trời,
Lý luận này làm mê bổn tánh,
Vạn kiếp đắm chìm thân khó chuyển.Thị Nại Am dám cả gan làm càn: Thị Nại Am này quả là một kẻ quá thiếu hiểu biết, liều lĩnh, phóng túng, chẳng kiêng sợ gì cả, to gan dám làm điều xằng bậy.
Chẳng xét hậu quả, gây tội lỗi: Ông ta cũng không nghĩ xem cuốn sách này viết ra rồi sẽ mang lại hậu quả như thế nào, hại bao nhiêu nguời vì nó mà đánh mất phương hướng? Hại biết bao nhiêu người đi sai đường? Ông ta không xét đến hậu quả, nên đã gây ra biêt bao là tội lỗi. Ông ta tạo nghiệp như thế nào?
Dưới ngòi bút, vẽ địa ngục sống: Dưới ngòi bút, ông viết Truyện Thuỷ Hử, tức là khiến người ta tạo tội. Lúc sống, ông ta đã trồng sâu cái nhân đọa địa ngục, tương lai nhât định sẽ bị đọa địa ngục.
Trên giấy, viết chương sách chết người: Những gì ông viết trên giấy khiến người ta xem rồi thì lương tâm đều chết cả; nam nữ sống phóng túng, không tuân theo pháp luật, không còn giữ quy củ, phép tắc, không còn là con người nữa.
Hiểu lầm, thanh niên làm giặc cướp: Ông ta đưa ra một phương hướng sai lầm khiến cho giới trẻ đi sai đường, lầm lẫn đi theo con đường làm ăn cướp, chiếm núi xưng vương, cướp của làm giặc, làm những việc không đúng với Phật Pháp, không hợp với tình người.
Chỉ dẫn nhân loại không luật trời: chỉ cho con người đi theo con đường vô pháp vô thiên, không có luật pháp, đạo lý.
Lý luận này làm mê bổn tánh: Thứ tà thuyết này gây độc hại cho tâm con người, khiến cho tâm người ta không biết thế nào là đúng, thế nào là không đúng; cái gì là thật, cái gì là giả; đâu là chánh, đâu là tà – thảy đều không biết, đều bị mê muội, đánh mất bổn tánh, đều phát điên cuồng.
Vạn kiếp đắm chìm thân khó chuyển: Ông ta tạo tội như thế này, khiến cho người ta bị chìm đắm cả muôn kiếp, chẳng thể trở mình, chẳng thể thoát khỏi địa ngục, còn chính ông ta thì cũng vạn kìếp trầm luân khó thoát khỏi địa ngục vậy. Có thể nói rằng chính ông ta bị đắm chìm trong địa ngục, lại muốn lôi kéo mọi người vào địa ngục theo. Ông ta viết loại sách không đúng đắn này đã lưu truyền sự độc hại đến vô cùng vô tận.
Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT: