Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"
Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.
Ý kiến bạn đọcThứ ba: PHẦN LỢI ÍCH DO KÍNH TĂNG
Như luận Thật-tính nói: “Tam Bảo có sáu nghĩa cần phải tôn kính:
1. Là hiếm có, như báu vật của thế gian mà kẻ nghèo không thể có. Như thế chúng-sinh bạc phước dù trải qua trăm nghìn vạn kiếp cũng không gặp được.
2. Là lìa xa dơ uế, giống như báu vật không có vết tì, tuyệt đối lìa xa phiền não.
3. Là thế lực, giống như báu vật trừ nghèo giải độc, có uy lực lớn lao, đầy đủ sáu phép thần thông vi diệu không thể nghĩ bàn.
4. Là trang nghiêm, giống như báu vật trang sức trên đầu mình, khiến cho toàn thân đẹp đẻ thanh tịnh.
5. Là tuyệt diệu, giống như báu vật quý giá nhất đời.
6. Là không biến đổi giống như vàng ròng, tôi luyện không hề đổi thay. Như thế, tam bảo không bị tám pháp của thế gian làm biến đổi. Hơn nữa, Tam bảo còn đủ sáu ý phải tôn kính:
a) Là Phật thường giáo hóa, pháp là thuốc hay, Tăng thường truyền thụ. Tam bảo đem lại lợi lạc cho ta. Để báo ơn sâu, ta phải tôn kính.
b) Đời mạt pháp hung ác, sự nghiệp hoằng pháp khó khăn, cần cầu xin Tam bảo gia hộ, nên phải tôn kính.
c) Làm cho chúng-sinh phát tâm tin tưởng, phụng thờ, nên phải tôn kính.
d) Chỉ dạy Tăng ni nghi thức kính cẩn phụng thờ, nên phải tôn kính.
e) Khiến mọi chúng-sinh hoan hỷ cúng dường để pháp được tồn tại lâu dài, nên phải tôn kính.
f) Biểu hiện tướng tốt lành nhất, nên phải tôn kính.
Vì thế, luận Thành-thật nói: “Tam bảo tốt lành nhất, nên kinh điển thường tôn trí lên đầu”.