Nguyên nhân không ngờ gây ung thư dạ dày

Thứ tư - 06/05/2015 18:07 - Đã xem: 4793

Nguyên nhân không ngờ gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp ở Việt Nam, theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, nó đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư.
    Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày.
 
Mô tả ảnh.
Ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất  xơ, tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

- Hạn chế thực phẩm muối như cá muối, dưa cà muối, bởi chúng có chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.

- Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao hay đồ ăn chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần vì có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene.

- Không ăn những thực phẩm nấm mốc như gạo, ngô, đậu phộng  mốc vì có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.

- Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Không nên ăn quá mặn.

- Ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất  xơ, tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Cần lưu ý cách ăn uống sau mổ vì vài ngày đầu bệnh nhân rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau lành. Sau mổ, bệnh nhân có thể cảm thấy yếu sức một thời gian và có thể bị tiêu chảy hoặc bón hoặc chảy máu, nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể kiểm soát bằng cách thay đổi khẩu phần và dùng thuốc.
 
Biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ung thư dạ dày sau điều trị là chán ăn gây sụt cân nhanh, vì vậy đôi khi phải nuôi ăn cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường ruột.

Một hậu chứng khác là hội chứng dumping xảy ra khi thức ăn hay thức ăn lỏng vào ruột non quá nhanh khiến bệnh nhân thấy đau bụng quặn cơn, buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy và chóng mặt.
 
Phòng ngừa ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào cách ăn uống và khẩu phần, tránh hút thuốc lá, tránh thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc có nhiều chất hóa học như nitrate, nên ăn rau cải tươi, chanh và các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.

 

4 kiểu người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhưng khó phát hiện, quan trọng nhất là mọi người phải luôn lắng nghe những biểu hiện của cơ thể.

Khoảng 65-80% số trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori), vi khuẩn này là thủ phạm hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất:

những người dễ bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt là thủ phạm chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.

Người nghiện thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40% và thậm chí tới 82% ở người nghiện thuốc nặng so với người không hút thuốc lá.

Người nghiện rượu

Một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cao bị ung thư dạ dày xảy ra ở những người nghiện rượu.

Người hay ăn đồ chế biến sẵn

Các chất nitrates, nitrites có trong thịt đã chế biến cũng có thể được một số loài vi khuẩn, trong đó có H.P chuyển đổi thành những phức hợp có thể gây ung thư dạ dày.

Người béo phì

Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản hay xảy ra ở những người quá thừa cân.

Mặc dù vẫn chưa rõ ràng về mặt cơ chế bệnh sinh nhưng một số thống kê đã cho thấy người béo phì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người không bị béo phì.

Một số trường hợp khác

Một số các yếu tố khác cũng có thể liên quan tới ung thư dạ dày như bệnh tiểu đường, thiếu máu ác tính, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày…

Polyp dạ dày cũng có thể tiến triển thành ung thư khi kích thước trên 2cm hoặc khi có nhiều polyp trong dạ dày.

Chế độ ăn cũng được cho là yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến, rau quả ngâm dấm.

 

Nguồn tin: Ban Thông Tin - Truyền Thông:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây