Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 189: Sớ - Quyển 2 - Phần 5 - 7. Sớ trùng tu bảo tháp của Vinh Quốc Thiền Tự ở Nam Cao Phong, Hàng Châu (viết thay cho thầy trụ trì Chấn Cơ)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)

QUYỂN THỨ HAI
Phần 5

III. Sớ[1]

7. Sớ trùng tu bảo tháp của Vinh Quốc Thiền Tự ở Nam Cao Phong, Hàng Châu (viết thay cho thầy trụ trì Chấn Cơ)

Đấng Đại Giác Thế Tôn thương các chúng sanh mê mất diệu tâm vốn có, luân hồi sanh tử, nên thị hiện sanh trong thế gian, thành Đẳng Chánh Giác, tùy theo căn tánh của chúng sanh mà nói diệu pháp, khiến cho mọi loài hữu tình đều được lợi lạc. Đến khi xong việc, bèn thị hiện diệt độ. Lại do bi tâm vô tận nên đặc biệt nát toàn thân thành tám hộc bốn đấu xá-lợi, phân bố trong cõi trời, nhân gian, để làm nhân duyên vô thượng chẳng thể nghĩ bàn bậc nhất cho chúng sanh vị lai được diệt tội gieo phước, thoát ly luân hồi, vượt thoát sanh tử cho đến thành Phật. Do vậy, những ai có được xá-lợi Phật không ai chẳng dựng tháp báu cao vút để cất giữ, khiến cho cả mình lẫn người, u lẫn hiển cùng được tiêu túc nghiệp, cùng gieo thiện căn.

Nam Cao Phong là danh sơn thuộc Tỉnh Hội - một thị trấn lớn của tỉnh Chiết Giang. Từ chân núi lên đến đỉnh hơn một ngàn sáu trăm trượng, lên đỉnh nhìn ra xa, Trường Giang như một dải thắt lưng, Tây Hồ như cái chén. Nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của hồ lẫn núi, bậc khoát đạt ưa thích. Đứng sóng đôi cùng ngọn Bắc Cao Phong, cách nhau hơn mười dặm. Thế núi trùng điệp, quanh co uốn lượn. Hình thế núi cao ngất, lại hay có mưa, nên trên đỉnh thường có mây phủ. Núi cao ngất lẫn vào trong mây, có lúc lộ ra hai chóp núi, trông xa như được cắm vào mây. Do đó, được gọi là Song Phong Sáp Vân (hai ngọn núi cắm vào mây), là một trong mười cảnh của Tây Hồ.

Trong niên hiệu Thiên Phước (936-942) của nhà Thạch Tấn[23] thời Ngũ Đại; khi ấy, Chiết Giang thuộc về xứ Ngô Việt, có Phạm tăng từ Tây Trúc đến đây, lên ngọn Nam Cao Phong, trông xa không ngằn mé, bèn vui vẻ nói: “Nơi đây có thể lập làm chỗ biểu hiện hình tướng của đấng Đại Giác Thế Tôn khiến cho những người trong bốn phương dõi nhìn cùng gieo thiện căn”.Do đó, Sư bỏ ra một viên xá-lợi, gởi cho vị tăng có đạo đức trọng vọng là Đạo Viên, bẩm với quốc chúa xứ Ngô Việt là Văn Mục Vương[24] lập bảo tháp, cao bảy tầng, rộng mười trượng, quy mô kiểu cách tinh diệu tuyệt luân. Dưới chân tháp lập một ngôi chùa, đặt tên là Vinh Quốc, coi việc xá-lợi của Như Lai truyền đến là điều vinh dự, vui mừng cho đất nước. Trải các triều Hán, Châu[25], Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến ngày nay, đã tròn một ngàn năm, sửa cũ xây mới không phải chỉ một lần.

Hiện thời bảo tháp hư nát, chỉ còn một tầng, tự viện đổ nát gần hết, mấy gian nhà nát không che được mưa gió. Vị trụ trì trước đây không chịu nổi khổ đã bỏ đi. Gần đây, Chấn Cơ tôi đến làm trụ trì, hầu hạ nhang đèn. Trộm nghĩ tiền nhân dựng tháp vốn là để gieo phước cho quốc dân, nay đã hư nát gần hết, nỡ nào để cổ tích mất đi, làm tổn hại thắng cảnh Tây Hồ, bỏ hoang ruộng phước của chúng sanh ư? Mắt nhìn lòng đau, chẳng thể yên tâm được! Tính khởi công sửa chữa, tận lực trùng tu. Lại do cách kiến tạo của tiền nhân khó thể tồn tại lâu dài, nay không thể không suy nghĩ dự phòng cẩn thận từ trước. Ấy là vì cổ nhân dựng tháp nhằm để chứa xá-lợi của Như Lai, khiến cho kẻ ở xa ngưỡng vọng, người ở gần lễ bái đều trồng thiện căn, cùng được giải thoát, nên bên trong tháp lại tạo đường đi quanh co, uốn vòng từ thấp dần lên cao cho đến tận đỉnh. Bốn mặt đều trổ cửa sổ để nhìn ra bốn phương, không gì chẳng nhằm làm cho chúng sanh hiểu rõ “muốn đạt được Phật Quả, thì phải giẫm trên Thật Địa[26]; đoạn ác tu thiện từ phàm đến thánh tăng tiến theo từng bậc”. Thân đã Đăng Địa (dự vào những địa vị thuộc Thập Địa) thì mới tự có thể vĩnh viễn đoạn phàm tình. Do vậy, thấy thấu suốt chân không, nào khó chứng ngay vào Diệu Giác. Nhưng do chính giữa trống rỗng nên tháp không kiên cố, chẳng tồn tại lâu dài.

Thêm nữa, người vô tri không biết chỗ dụng ý của cổ nhân, thường cứ thích lên cao để nhìn ra xa, thành ra khinh nhờn thật sâu, mắc tội chẳng cạn. Nay dự tính bên trong tháp không lập đường đi, làm toàn bộ tháp kín chắc, chính giữa dựng trụ sắt để làm cái lõi cứng. Một là để khỏi bị gió lốc, động đất xô đổ; hai là khỏi mắc tội lỗi lên cao vui chơi. Như vậy thì chỉ được lợi ích, không bị tổn hại. Ắt sẽ được Phật, trời chấp thuận, được thiện tín tán thành vậy! Nhưng do công trình lớn lao, nếu không có hơn ba vạn đồng sẽ chẳng thể hoàn thành được! Do vậy, cung kính vẽ hình tháp, kính cẩn giãi bày lòng ngu thành, khẩn cầu các đàn-việt mười phương cảm ân đức Phật, phát Bồ Đề tâm, mở rộng kho báu, vun bồi phước điền, khiến cho bảo tháp vòi vọi lại được chọc trời, chúng sanh đông đảo lại được ngắm nhìn pháp tướng, diệt tội nghiệp trong quá khứ, gieo thiện căn cho tương lai. Chỉ thấy Phật, trời như mây che chở, tai chướng băng tiêu, thân tâm yên vui, cửa nhà đón tiếp chuyện lành, tiền trình thuận theo cõi lòng được xa rộng, quyết định đạt được những điềm giàu, thọ, khỏe mạnh, yên ổn, những điều mừng vui đều dồi dào, đức không ngằn mé, vĩnh viễn hưởng phước quyền cao chức cả.
/238
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây