Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 135: [THƯ 135]: Thư trả lời cư sĩ Mã Khế Tây (thư thứ ba)

Phó Đại Sĩ Ngữ Lục[14] sai ngoa không biết bao nhiêu mà kể, lại thêm những bài kệ tụng trong ấy đa phần đề xướng Thiền Tông, sợ ông không đủ học thức, nếu không nghi Đại Sĩ nói sai cũng sẽ dựa theo ý kiến của chính mình hiểu lầm ý Ngài thì tội lỗi vô lượng. Hãy nên đưa cho bậc thông gia coi, còn ông ngàn vạn lần chớ nên xem! Nếu muốn coi thì đợi đến năm sau, Hưng Từ pháp sư khắc ván in lần thứ hai xong, mới lại thỉnh về coi. Thoạt đầu, Hưng Từ pháp sư được bản này bèn giám định, khắc bản; năm ngoái gởi cho Quang một bộ. Quang lắng lòng giảo chánh, khuyên thầy ấy khắc bản khác. Thầy ấy định năm sau mới in, bản này đáng nên đọc kỹ nhiều lần.

Sách Hộ Pháp Lục[15] rất hay, nhưng không chuyên chú Tịnh Độ, những chỗ sách ấy bàn về Thiền chớ nên hiểu sai, nhưng đọc đến lời hay hạnh đẹp của bậc cao Tăng sẽ trưởng dưỡng thiện căn. Đối với Vãng Sanh Luận Chú[16] nên chiếu theo những gì Quang đã chỉ bày, có chiếu theo được hay chưa? Cuốn sách này cả văn lẫn lý đều thật tuyệt, hãy nên đọc kỹ.

Cái tâm vọng tưởng của ông ngập trời trùm đất, không biết lắng lòng niệm Phật, có thể nói là “hướng ngoại rong ruổi tìm cầu, chẳng biết phản chiếu hồi quang”. Học Phật như thế rất khó được lợi ích thật sự! Mạnh Tử nói: “Đạo học vấn chẳng có gì khác, cầu sao buông được cái tâm mà thôi!” Ông học Phật mà chẳng biết lắng lòng niệm Phật, đối với Nho Giáo còn chưa thật sự tuân thủ, huống gì đối với Phật giáo là pháp thật sự lắng lòng ư? Quán Thế Âm Bồ Tát xoay trở lại nghe nơi Tự Tánh, Đại Thế Chí Bồ Tát nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, kinh Kim Cang không trụ vào đâu để sanh tâm, chẳng trụ vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để hành bố thí, cho đến vạn hạnh; Tâm Kinh “soi thấy năm Uẩn đều không”đều nhằm dạy cho con người diệu pháp “từ cảnh biết được tâm” vậy. Nếu cứ một mực muốn xem rộng khắp hết thảy thì sẽ không có lợi ích gì. Hễ nghiệp chướng chưa tiêu, sẽ chưa đạt lợi ích ấy, mà trước hết còn bị mắc bệnh!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ HAI- Phần thứ hai

/238
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây